Việt Hoàng
Thứ bảy, 31 Tháng 12 2011 15:18
Bất cứ một cuộc cách mạng nào xảy ra trên thế giới cũng chỉ có hai phương cách:
1)Từ trên xuống, tức là thay đổi từ thượng tầng xã hội. Cuộc cách mạng này do lực lượng có quyền thế trong xã hội lãnh đạo như các nhân vật bất đồng chính kiến trong giới cầm quyền hoặc do giới tư sản, trung lưu liên kết với nhau.
2) Từ dưới lên, tức là các cuộc cách mạng đường phố, do giai cấp cùng khổ vì quá sức chịu đựng đứng dậy làm cách mạng.
1)Từ trên xuống, tức là thay đổi từ thượng tầng xã hội. Cuộc cách mạng này do lực lượng có quyền thế trong xã hội lãnh đạo như các nhân vật bất đồng chính kiến trong giới cầm quyền hoặc do giới tư sản, trung lưu liên kết với nhau.
2) Từ dưới lên, tức là các cuộc cách mạng đường phố, do giai cấp cùng khổ vì quá sức chịu đựng đứng dậy làm cách mạng.
Diễn biến và hậu quả của hai cuộc cách mạng này như thế nào thì có lẽ mọi người đều đã thấy rõ. Các cuộc cách mạng “từ trên xuống” ít gây đổ vỡ và xáo trộn cho xã hội đồng thời đảm bảo sự chuyển giao quyền lực diễn ra trong êm thắm. Trong khi đó các cuộc cách mạng “từ dưới lên” bắt buộc phải tiến hành bằng bạo lực, không những “máu chảy đầu rơi” trong lúc hỗn loạn của giai đoạn giao thời mà hậu quả và những vết thương tinh thần để lại trong mọi tầng lớp nhân dân sẽ kéo dài trong nhiều thập niên sau đó. Cuộc cách mạng “từ dưới lên” do đảng cộng sản lãnh đạo đã để lại một đất nước nghèo khó và hận thù như Việt Nam là một bài học đắt giá cho tất cả chúng ta.
Tuy nhiên không phải ai cũng đồng tình với phương pháp làm cách mạng từ trên xuống vì quả thật là nó rất khó khăn. Dùng bạo lực để làm cách mạng tuy mất mát và hy sinh rất lớn nhưng lại dễ hiểu, dễ động viên và không cần lý luận dài dòng. Hơn nữa phương pháp này lại phù hợp với văn hóa và lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta. Trong khi đó làm cách mạng dân chủ bất bạo động lại chủ yếu là bằng lời nói, sự trung thực, sự hiểu biết…để thuyết phục mọi người. Thay vì cầm súng thì những người làm cách mạng phải cầm bút và phải trau dồi khả năng tư duy, lý luận, sự hùng biện để chinh phục đối phương. Để có được một khả năng tư duy và hùng biện thì rất cần tôn trọng sự thật và phải cần đến khối kiến thức lớn về mọi mặt của cuộc sống và đây là điều khó khăn với những người thiếu kiên nhẫn. Xui một người ném gạch đá vào đâu đó dễ hơn là thuyết phục người đó cầm khẩu hiệu đi biểu tình đòi quyền lợi.
Chính vì khó và liên quan đến vấn đề trí tuệ của con người nên cuộc đấu tranh cho dân chủ bằng phương pháp bất bạo động phải đặt lên vai giới trí thức Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với xu thế văn minh của thế giới. Vì vậy, thay vì “vận động quần chúng” nhân dân nghèo khó để làm một cuộc cách mạng từ dưới lên như đảng cộng sản đã từng làm thì chúng ta nên chọn phương pháp “vận động trí thức” để làm một cuộc cách mạng ôn hòa từ trên xuống. Vận động được trí thức đương nhiên sẽ động viên được nhân dân. Phương pháp này sẽ là sự kết hợp giữa những đảng viên cộng sản cao cấp của chế độ, những người yêu nước và mong muốn cho Việt Nam có dân chủ thật sự với các tổ chức chính trị đối lập đứng đắn và có tiềm năng. (Xin xem phần phụ lục bài viết: Phong trào dân chủ hải ngoại và việc dân chủ hóa Việt Nam của tác giả Người Sài Gòn)
Một câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Có thể nào vận động được tầng lớp trí thức Việt Nam tham gia vào cuộc cách mạng dân chủ bất bạo động để đem lại dân chủ thật sự cho Việt Nam hay không? Hay đơn giản cho dễ hiểu: Vận động trí thức khó hay dễ? Câu trả lời là khó, rất khó. Nhưng đó là sự lựa chọn đúng đắn nhất để Việt Nam có một tương lai tươi sáng, hạnh phúc và thịnh vượng.
Di sản của lịch sử với văn hóa Khổng Giáo là vật cản rất lớn cho việc dấn thân của trí thức Việt Nam. Vẫn còn những trí thức xem các hoạt động chính trị là để làm quan chứ không phải để thay đổi xã hội và phụng sự nhân dân. Trí thức Việt Nam là “trí thức phục vụ” cho kẻ cầm quyền chứ không phải là trí thức tranh đấu, dẫn dắt và lãnh đạo quần chúng. Xuất phát từ tâm lý và di sản văn hóa đó khiến trí thức Việt Nam không dám nghĩ đến những giấc mơ lớn như làm cách mạng để đổi đời cho cả dân tộc và vì vậy họ tự mâu thuẫn với chính sự hiểu biết và ước mơ của họ. Cũng chính do nhân sinh quan trí thức chỉ là kẻ phục vụ cho giới cầm quyền nên tâm lý không muốn thấy ai hơn mình và không ai phục ai vẫn chi phối mạnh đến tầng lớp trí thức ‘xã hội chủ nghĩa’ ở Việt Nam và kể cả khối trí thức đông đảo ở hải ngoại. Một lý do quan trọng không kém khiến trí thức Việt Nam chưa mạnh mẽ dấn thân cho dân chủ là vì họ còn có những thứ để mất. Ngay cả dưới các chế độ độc tài thì tầng lớp trí thức vẫn được trọng dụng, đúng ra là được sử dụng. Bổng lộc dù không nhiều và thỏa đáng nhưng vẫn khá hơn so với những thành phần khác trong xã hội. Đổi lại họ phải trung thành, ít ra là không được phản kháng và phải chấp nhận hy sinh “một phần đáng kể tâm hồn” của họ, như quyền được nói, quyền được chia sẻ suy nghĩ chẳng hạn.
Vì trí thức Việt Nam bị tước đoạt vai trò dẫn đường và lãnh đạo nên họ trở nên kém cỏi về ý chí đấu tranh, kém về kiến thức chính trị và kém về kỹ thuật đấu tranh chính trị. Việt Nam vẫn còn thiếu một tầng lớp trí thức chính trị tinh hoa. Trí thức Việt Nam không biết và cũng không muốn học hỏi.
Làn sóng dân chủ thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là tại các nước Ả Rập cộng với sự hỗ trợ đắc lực của mạng internet sẽ làm thức tỉnh tầng lớp trí thức Việt Nam. Để thay đổi cả một di sản văn hóa ăn sâu vào tư tưởng hàng ngàn năm cần có thời gian và thời gian đang làm công việc của nó. Dù lâu dài và khó khăn nhưng trí thức Việt Nam nhất định sẽ trưởng thành để nhận lãnh vai trò đầu tàu, dẫn dắt và lãnh đạo quần chúng. Làn sóng dân chủ mới sẽ hoàn thành sứ mệnh của nó tại Syria và Iran sau đó sẽ tràn đến phần còn lại của thế giới, trong đó có Việt Nam.
Khủng hoảng kinh tế tại Châu Âu và Mỹ sẽ khiến các nước này xét lại nghiêm túc các giá trị của dân chủ mà họ đã bỏ bê suốt thời gian qua. Chủ nghĩa thực tiễn đã phá sản hoàn toàn. Trung Quốc, chổ dựa cho chính quyền Việt Nam sẽ gặp khốn đốn trong thời gian tới do tình hình kinh tế chính trị trong nước gặp nhiều bất ổn. Sức ép của thế giới văn minh lên các chế độ độc tài sẽ mạnh mẽ hơn. Trí thức Việt Nam cần nhanh chóng rũ bỏ những di sản nặng nề của quá khứ để dấn thân cho đất nước. Để làm được điều đó thì trí thức Việt Nam cần đầu tư thời gian để học hỏi về kiến thức chính trị, kỹ thuật đấu tranh chính trị, văn hóa của tổ chức… Họ phải hiểu rằng đấu tranh cho dân chủ là cuộc là cuộc đấu tranh nơi chốn nghị trường, giữa các tổ chức chính trị với nhau chứ không phải giữa các cá nhân, vì thế phải có tổ chức. Một người dù có giỏi đến đâu mà không có tổ chức thì cũng không làm được gì, cũng sẽ không có ai làm hộ việc đó cho trí thức mà bản thân mỗi trí thức Việt Nam phải có trách nhiệm chung tay xây dựng một tổ chức chính trị, trước là cho mình và sau đó là cho đất nước.
Để trí thức Việt Nam xứng đáng là người dẫn đường và lãnh đạo quần chúng thì họ cần có một lộ trình đấu tranh cho hiện tại và cả mô hình quản lý đất nước trong tương lai. Ngay bản thân chúng ta cũng cần đồng thuận với nhau về các giá trị nền tảng và một số định hướng lớn cho Việt Nam. Để rồi từ đó trí thức Việt Nam phải làm cho nhân dân hiểu được là cần làm gì trong hiện tại và tương lai sẽ đi về đâu. Người dân càng hiểu biết và nắm rõ về lộ trình đi đến tương lai thì cuộc cách mạng dân chủ càng thuận lợi và sớm thành công. Cũng vì lý do đó mà chúng tôi không ngần ngại nhắc lại một lần nữa về những đồng thuận nền tảng và những định hướng cho một nước Việt Nam mới, với niềm hy vọng và tin tưởng tuyệt đối vào tầng lớp trí thức Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, trong đảng cũng như ngoài đảng, trẻ cũng như già…
Những Đồng thuận nền tảng cho một Việt Nam mới:
1. Quốc gia Việt Nam phải được quan niệm như là một không gian liên đới và một dự án tương lai chung. Nhà nước chỉ là công cụ để thực hiện một đồng thuận dân tộc. Nhà nước ấy phải ở trong và ở dưới quốc gia, và phải xuất phát từ chọn lựa tự do của dân chúng.
2. Thể chế của Việt Nam phải là thể chế dân chủ đa nguyên, tôn trọng mọi khác biệt và dành chỗ đứng ngang nhau cho mọi người và cho mỗi người. Nhà nước phải thực sự tản quyền, cho phép các địa phương tự tổ chức sinh hoạt của mình theo những điều kiện đặc biệt. Nhà nước đặt nền tảng trên thỏa hiệp thay vì xung khắc. Nhà nước coi công bằng xã hội là một ưu tư thường trực. Nhà nước dân chủ đa nguyên phải là một nhà nước nhẹ, tuyệt đối tôn trọng và thực thi luật pháp, tập trung vào sứ mệnh hòa giải những tranh chấp, trọng tài các quan hệ trong xã hội dân sự và chế tài những vi phạm.
3. Hòa giải và hòa hợp dân tộc là một bắt buộc. Hòa giải để xóa bỏ những hận thù và hiềm khích do lịch sử để lại giữa các sắc tộc, giữa các địa phương, giữa các tôn giáo, giữa người dân và chính quyền. Quan trọng nhất là hòa giải những hận thù do cuộc chiến và các chính sách phân biệt đối xử mà chế độ cộng sản để lại. Hòa giải để tiến tới hòa hợp trong cố gắng xây dựng một tương lai Việt Nam chung. Một tương lai mà mọi người đều có thể chấp nhận và chung sống hòa bình với nhau.
4. Phát triển đất nước đặt nền tảng trên kinh tế thị trường, lấy ý kiến và sáng kiến cá nhân làm động cơ và lấy lợi nhuận làm chất kích thích. Ổn định chính trị là có một hiến pháp dân chủ và ổn vững, luật pháp không thay đổi đột ngột và tùy tiện. Sinh hoạt kinh tế thị trường phải đặt nền tảng trên các xí nghiệp tư nhân, nhà nước không có chức năng kinh doanh.
Những Định hướng lớn cho một nước Việt Nam mới:
1. Xây dựng đất nước trên những giá trị tiến bộ thay vì trên một chủ nghĩa. Những giá trị tiến bộ đó là hòa bình, tự do, dân chủ, bình đẳng, nhân quyền, nhà nước pháp trị, đối thoại, hợp tác, lợi nhuận, liên đới và môi trường.
2. Lấy tự do làm động lực để phát huy óc sáng tạo và tinh thần cầu tiến. Trên đất nước Việt Nam sẽ không thể có ý kiến nào cấm nêu ra và cũng không thể có đề tài nào cấm bàn đến.
3. Phát huy lòng yêu nước tự nguyện. Lòng yêu nước là sức mạnh để chinh phục tương lai của dân tộc với điều kiện là phải tự nhiên và tự nguyện. Trách nhiệm chính của nhà nước là làm cho đất nước ngày càng cần thiết, đáng yêu và đáng tự hào.
4. Tôn trọng và phát huy xã hội dân sự. Xã hội dân sự là toàn bộ những kết hợp của người dân và được coi là nền tảng của đất nước. Nhà nước tự coi là có vai trò tạo điều kiện để xã hội dân sự tạo phúc lợi cho đất nước chứ không định đoạt và làm thay cho xã hội dân sự.
5. Xác định Việt Nam là đất nước của các cộng đồng. Đất nước Việt Nam không phải là của riêng sắc tộc Kinh. Cộng đồng người Việt hải ngoại phải được coi là thành phần khăng khít của đất nước. Mọi người Việt Nam sinh sống tại hải ngoại phải được coi là những công dân với đầy đủ quyền lợi và nhiệm vụ.
6. Chọn lựa dứt khoát kinh tế thị trường. Những gì tư nhân có thể làm nhà nước sẽ không làm.
7. Không ngừng cảnh giác bảo vệ công bằng xã hội. Bảo vệ những người yếu kém, bảo đảm cơ may thăng tiến đồng đều cho mọi người, trước hết là qua giáo dục đào tạo và chăm sóc y tế.
8. Tiến tới một nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Một quan tâm đặc biệt sẽ được dành cho ba ngành : tin học, du lịch và hàng hải. Sẽ không còn việc thiết lập những khu kinh tế đặc biệt mà chủ trương dành tất cả mọi dễ dãi cho kinh doanh trên toàn lãnh thổ.
9. Theo đuổi một chủ nghĩa nước nhỏ. Khiêm tốn và hòa hoãn với mọi quốc gia, nhẫn nhục hôm nay để giàu mạnh ngày mai
.
10. Thực hiện một chính sách đối ngoại hòa bình và một chính sách láng giềng tốt. Tìm mọi cơ hội để thắt chặt quan hệ hợp tác với các nước đã phát triển mạnh, đặc biệt là Hoa Kỳ. Phát huy mọi sáng kiến để hóa giải những vấn đề còn tồn đọng với Lào, Campuchia và Trung Quốc, đi đến quan hệ láng giềng tốt.
11. Ngăn chặn đà gia tăng dân số, chủ yếu qua cố gắng thăng tiến phụ nữ và bảo trợ người già…
Thời cơ đang đến gần, thời gian chuẩn bị không còn nhiều, năm 2012 là một năm đầy thách thức và hy vọng, chúng ta đừng bỏ lỡ cơ hội một lần nữa.
1. Xây dựng đất nước trên những giá trị tiến bộ thay vì trên một chủ nghĩa. Những giá trị tiến bộ đó là hòa bình, tự do, dân chủ, bình đẳng, nhân quyền, nhà nước pháp trị, đối thoại, hợp tác, lợi nhuận, liên đới và môi trường.
2. Lấy tự do làm động lực để phát huy óc sáng tạo và tinh thần cầu tiến. Trên đất nước Việt Nam sẽ không thể có ý kiến nào cấm nêu ra và cũng không thể có đề tài nào cấm bàn đến.
3. Phát huy lòng yêu nước tự nguyện. Lòng yêu nước là sức mạnh để chinh phục tương lai của dân tộc với điều kiện là phải tự nhiên và tự nguyện. Trách nhiệm chính của nhà nước là làm cho đất nước ngày càng cần thiết, đáng yêu và đáng tự hào.
4. Tôn trọng và phát huy xã hội dân sự. Xã hội dân sự là toàn bộ những kết hợp của người dân và được coi là nền tảng của đất nước. Nhà nước tự coi là có vai trò tạo điều kiện để xã hội dân sự tạo phúc lợi cho đất nước chứ không định đoạt và làm thay cho xã hội dân sự.
5. Xác định Việt Nam là đất nước của các cộng đồng. Đất nước Việt Nam không phải là của riêng sắc tộc Kinh. Cộng đồng người Việt hải ngoại phải được coi là thành phần khăng khít của đất nước. Mọi người Việt Nam sinh sống tại hải ngoại phải được coi là những công dân với đầy đủ quyền lợi và nhiệm vụ.
6. Chọn lựa dứt khoát kinh tế thị trường. Những gì tư nhân có thể làm nhà nước sẽ không làm.
7. Không ngừng cảnh giác bảo vệ công bằng xã hội. Bảo vệ những người yếu kém, bảo đảm cơ may thăng tiến đồng đều cho mọi người, trước hết là qua giáo dục đào tạo và chăm sóc y tế.
8. Tiến tới một nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Một quan tâm đặc biệt sẽ được dành cho ba ngành : tin học, du lịch và hàng hải. Sẽ không còn việc thiết lập những khu kinh tế đặc biệt mà chủ trương dành tất cả mọi dễ dãi cho kinh doanh trên toàn lãnh thổ.
9. Theo đuổi một chủ nghĩa nước nhỏ. Khiêm tốn và hòa hoãn với mọi quốc gia, nhẫn nhục hôm nay để giàu mạnh ngày mai
.
10. Thực hiện một chính sách đối ngoại hòa bình và một chính sách láng giềng tốt. Tìm mọi cơ hội để thắt chặt quan hệ hợp tác với các nước đã phát triển mạnh, đặc biệt là Hoa Kỳ. Phát huy mọi sáng kiến để hóa giải những vấn đề còn tồn đọng với Lào, Campuchia và Trung Quốc, đi đến quan hệ láng giềng tốt.
11. Ngăn chặn đà gia tăng dân số, chủ yếu qua cố gắng thăng tiến phụ nữ và bảo trợ người già…
Thời cơ đang đến gần, thời gian chuẩn bị không còn nhiều, năm 2012 là một năm đầy thách thức và hy vọng, chúng ta đừng bỏ lỡ cơ hội một lần nữa.
Việt Hoàng
------------------------
Phụ lục:
Phong trào dân chủ hải ngoại và việc dân chủ hoá Việt Nam
Người Sài Gòn
Người Sài Gòn
Đã có một số bài viết bàn về Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại. Lạc quan cũng có nhưng đa số có vẻ bi quan về Phong Trào này. Những lí do để bi quan như: văn hoá gia tộc chỉ biết lo cho gia đình mình, ai chết mặc ai; văn hoá tìm minh chúa để phục vụ của các trí thức, không cần biết minh chúa ấy là loại người nào miễn là minh chúa ấy mạnh và có được sự ổn vững để có thể đem đến lợi lộc cho riêng mình và gia đình mình; văn hoá hành xử theo cảm tính thích trình diễn “sô” để được nổi tiếng, chỉ thấy cái lợi trước mắt, không cần để ý tới cái hại về sau hoặc cao hơn là không có văn hoá tổ chức.
Tất cả những lí do ấy đều đúng. Những người tranh đấu cho dân chủ ở hải ngoại đều nhìn thấy những điều này nhưng tại sao Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại vẫn không phát triển lớn mạnh mặc dầu đã có biết bao nhiêu cố gắng của nhiều người? Đó là câu hỏi cần có câu trả lời mà những người tranh đấu cho dân chủ ở hải ngoại phải cố tìm ra để có thể có được một Phong Trảo Dân Chủ Hải Ngoại đúng hướng và hữu ích cho việc dân chủ hoá Việt nam.
Tôi, một người hưu trí, đứng ngoài Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại, đã có nhiều năm kinh nghiệm với công việc tổ chức của Đảng Cộng Sản Việt Nam, thỉnh thoảng lại có dịp được sống ở hải ngoại một thời gian và có để ý tới cơ chế tổ chức của người Việt hải ngoại cũng như của các tổ chức ở xã hội phương Tây, mong muốn góp vài ý về tình hình của Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại với hi vọng giúp soi sáng vấn đề bế tắc này cho những người Việt hải ngoại yêu nước. Những nhận xét và góp ý của tôi - một người bên ngoài Phong Trào nên dễ nhìn thấy cái khó khăn hơn - có thể sẽ rất phũ phàng và gây bực dọc cho quý vị.
Trước hết tôi sẽ bàn về hai điểm: một là Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại đang đứng ở đâu và hai là những khả thể đem đến dân chủ cho Việt Nam. Sau đó trong mục 3, tôi sẽ nêu lên một số nhận xét và đề nghị giúp quý vị có thêm dữ kiện để tìm được hướng đi khả thi và hữu ích cho việc dân chủ hoá Việt Nam.
1. Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại đang đứng ở đâu?
Để trả lời câu hỏi này chúng ta phải tìm hiểu những mong ước và dự tính trong tương lai của các thành viên Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại khi Việt Nam đã được dân chủ hoá. Nếu mỗi thành viên của Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại tự hỏi hoặc chúng ta thử hỏi các thành viên này câu hỏi: Bạn sẽ ở đâu và làm gì khi đất nước Việt Nam có được dân chủ? Chúng ta sẽ có câu trả lời của đa số là: Tôi sẽ sinh sống tiếp tục ở tại quốc gia mà tôi đang sống; tôi không về Việt Nam để có chức này chức nọ. Những lí do để khẳng định cho câu trả lời này là con cái, công ăn việc làm, quen với nếp sống ở đây, vân vân và vân vân. Nếu hỏi tiếp: Vậy tại sao bạn lại tham gia Phong Trào Dân Chủ? Chúng ta sẽ được nghe những câu trả lời như: Vì lí tưởng dân chủ; vì dân chủ đem đến lợi ích bảo đảm hoà bình cho mọi người trên toàn thế giới trong đó có tôi; vì sự liên đới với các người cùng tổ tiên; vì tính thích sinh hoạt cộng đồng, vân vân và vân vân. Và nếu hỏi thêm: Như vậy bạn sẽ được lợi gì khi tham gia Phong Trào Dân Chủ? Câu trả lời sẽ là: Chẳng có lợi gì về mặt vật chất mà còn mất thời giờ và tiền bạc; tuy nhiên được cái lợi về tinh thần là đã sống đúng với lí tưởng của mình, vân vân và vân vân.
Tất cả những lí do ấy đều đúng. Những người tranh đấu cho dân chủ ở hải ngoại đều nhìn thấy những điều này nhưng tại sao Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại vẫn không phát triển lớn mạnh mặc dầu đã có biết bao nhiêu cố gắng của nhiều người? Đó là câu hỏi cần có câu trả lời mà những người tranh đấu cho dân chủ ở hải ngoại phải cố tìm ra để có thể có được một Phong Trảo Dân Chủ Hải Ngoại đúng hướng và hữu ích cho việc dân chủ hoá Việt nam.
Tôi, một người hưu trí, đứng ngoài Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại, đã có nhiều năm kinh nghiệm với công việc tổ chức của Đảng Cộng Sản Việt Nam, thỉnh thoảng lại có dịp được sống ở hải ngoại một thời gian và có để ý tới cơ chế tổ chức của người Việt hải ngoại cũng như của các tổ chức ở xã hội phương Tây, mong muốn góp vài ý về tình hình của Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại với hi vọng giúp soi sáng vấn đề bế tắc này cho những người Việt hải ngoại yêu nước. Những nhận xét và góp ý của tôi - một người bên ngoài Phong Trào nên dễ nhìn thấy cái khó khăn hơn - có thể sẽ rất phũ phàng và gây bực dọc cho quý vị.
Trước hết tôi sẽ bàn về hai điểm: một là Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại đang đứng ở đâu và hai là những khả thể đem đến dân chủ cho Việt Nam. Sau đó trong mục 3, tôi sẽ nêu lên một số nhận xét và đề nghị giúp quý vị có thêm dữ kiện để tìm được hướng đi khả thi và hữu ích cho việc dân chủ hoá Việt Nam.
1. Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại đang đứng ở đâu?
Để trả lời câu hỏi này chúng ta phải tìm hiểu những mong ước và dự tính trong tương lai của các thành viên Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại khi Việt Nam đã được dân chủ hoá. Nếu mỗi thành viên của Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại tự hỏi hoặc chúng ta thử hỏi các thành viên này câu hỏi: Bạn sẽ ở đâu và làm gì khi đất nước Việt Nam có được dân chủ? Chúng ta sẽ có câu trả lời của đa số là: Tôi sẽ sinh sống tiếp tục ở tại quốc gia mà tôi đang sống; tôi không về Việt Nam để có chức này chức nọ. Những lí do để khẳng định cho câu trả lời này là con cái, công ăn việc làm, quen với nếp sống ở đây, vân vân và vân vân. Nếu hỏi tiếp: Vậy tại sao bạn lại tham gia Phong Trào Dân Chủ? Chúng ta sẽ được nghe những câu trả lời như: Vì lí tưởng dân chủ; vì dân chủ đem đến lợi ích bảo đảm hoà bình cho mọi người trên toàn thế giới trong đó có tôi; vì sự liên đới với các người cùng tổ tiên; vì tính thích sinh hoạt cộng đồng, vân vân và vân vân. Và nếu hỏi thêm: Như vậy bạn sẽ được lợi gì khi tham gia Phong Trào Dân Chủ? Câu trả lời sẽ là: Chẳng có lợi gì về mặt vật chất mà còn mất thời giờ và tiền bạc; tuy nhiên được cái lợi về tinh thần là đã sống đúng với lí tưởng của mình, vân vân và vân vân.
Những câu trả lời trên đây của các thành viên Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại cho thấy là – phải tàn nhẫn mà nói – Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại chỉ có thể đứng ở vị thế mở đường, thúc đẩy và yểm trợ cho việc dân chủ hoá Việt Nam. Với tâm trạng của các thành viên như vậy, Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại không thể trở thành tổ chức đối trọng với Đảng Cộng Sản Việt Nam và nắm quyền lực chính trị ở trong nước khi đất nước được dân chủ hoá. Trừ khi Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại có sự liên kết với các thành viên của Phong Trào Dân Chủ trong nước. Nhưng dù vậy thì các thành viên trong nước vẫn là chủ đạo nắm quyền lực chính trị khi bắt đầu dân chủ hoá Việt Nam.
Tại sao tôi dám nói, với tình hình hiện nay, Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại lại chỉ có thể ở vị thế mở đường, thúc đẩy và yểm trợ việc dân chủ hoá Việt Nam? Bởi vì một tổ chức mạnh - đúng nghĩa như truyền thống tổ chức của các tổ chức chính trị - có thể đủ sức đương dầu với Đảng Cộng Sản Việt Nam phải hội đủ hai điều kiện:
- Một là phải có các thành viên thật gắn bó với tổ chức, chỉ có một chọn lựa để sống và không có đường rút lui, dành toàn sức lực và thời giờ cho tổ chức chứ không phải như tình trạng của các thành viên Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại hiện nay chỉ làm khi có giờ rảnh, hứng thì làm như kiểu một thứ thú vui giải trí (hobby), nếu không làm hoặc rút lui khỏi Phong Trào cũng không sao, không ai dám chế tài ai vì sợ bị mất người và bị chống đối khi họ rời Phong Trào, một hình thức làm việc kiểu van xin năn nỉ hoặc khá hơn là kiểu tự giác. Như vậy làm sao Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại có thể là một tổ chức đúng nghĩa như mọi người mong muốn? Có người sẽ phản bác cho rằng nhận định này không hoàn toàn chính xác vì ngay cả các hãng xưởng có lương mà khi không thích người ta cũng bỏ để đi.
Tôi đồng ý vì trong Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại có những người thật thiện chí bỏ hết sức lực thời giờ và tiền bạc cho Phong Trào nhưng thử hỏi được bao nhiêu người như vậy? Với số người có thiện chí và ít như vậy thì làm sao Phong trào Dân Chủ Hải Ngoại có thể được coi là tổ chức mạnh đúng nghĩa? Những người có thể bỏ toàn thời cho Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại chỉ có thể là những người thực sự đủ sống, không phải lo miếng ăn hoặc đã về hưu. Những người thực sự đủ sống để hoạt động cho Phong Trào Dân Chủ Hải ngoại có được bao nhiêu? Còn những người về hưu thì có bao nhiêu vị còn hứng thú tham gia Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại? Nếu chỉ có những người ở tuổi hưu hoặc gần về hưu trong Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại thì Phong Trào làm sao trẻ trung hoá và đáp ứng được nguyện vọng của tuổi trẻ?
- Hai là muốn Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại lớn mạnh phải có một cơ chế tổ chức và một hệ thống chế tài nói nôm na là hệ thống trấn áp như kiểu Đảng Cộng Sản Việt Nam đang làm mà người viết này có nhiều kinh nghiệm, hoặc như Hồi Giáo. Khi đã vào Đảng hay nhập Đạo thì không thể tháo lui vì nếu từ bỏ Đảng hoặc Đạo sẽ bị mọi áp lực từ nhiều phía chèn ép khiến khó sống kể cả bị thanh toán, hù doạ và làm hại gia đình. Vào Đảng hay nhập Đạo với cơ chế tổ chức và trấn áp như vậy sẽ bị điều kiện hoá dần dần và trở thành quán tính nên sau đó không thể bỏ đảng hoặc đạo được. Thí dụ như các trí thức kinh tế của Đảng, biết sai, dám phản biện mà vẫn không thể bỏ Đảng. Vì vậy thử hỏi Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại mệnh danh là Dân Chủ có thể và có dám làm như thế không? Xin thưa là không. Như vậy phải tổ chức Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại như thế nào để phù hợp với dân chủ và với tình hình thực tiễn hiện nay ở hải ngoại? Tôi sẽ trở lại câu hỏi này trong mục 3 khi bàn về “Hướng đi nào của Phong Trào là khả thi và hữu ích cho việc dân chủ hoá Việt Nam?”.
2. Những khả thể đem đến dân chủ cho Việt Nam
Có hai kịch bản có thể đem đến dân chủ cho Việt Nam: một là lật đổ Đảng Cộng Sản Việt Nam và hai là Diễn Biến Hoà Bình.
2.1. Kịch bản lật đổ Đảng Cộng Sản Việt Nam
Kịch bản này lại có hai biến thể: một là Phong Trào Đối Lập Dân Chủ đủ mạnh để lật đổ Đảng Cộng Sản Việt Nam và hai là có một số bộ phận từ trong nội bộ Đảng Cộng Sản làm đảo chính lật đổ Đảng Cộng Sản Việt Nam. Biến thể thứ nhất rất khó xảy ra với tình hình của Phong Trào Dân Chủ hiện nay. Có thể nói là không tưởng. Biến thể thứ hai có thể xảy ra nhưng với việc cơ chế hoá hiện nay của tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam thì cũng khó có thể thực hiện được.
Nhưng dù có thể thực hiện được, kịch bản này cũng không nên làm vì có nhiều khả năng lại có một thể chế độc tài kiểu mới nhiều khi còn tàn bạo hơn.
2.2. Kịch bản Diễn Biến Hoà Bình
Kịch bản này cũng có hai biến thể: một là Đảng Cộng Sản tự diễn biến thành dân chủ và hai là một nhóm các Đảng Viên yêu nước muốn dân chủ kết hợp với Phong Trào Dân Chủ để làm cuộc cách mạng nhung hoặc màu.
Biến thể thứ nhất lại có hai khả thể: một là Đảng Cộng Sản chuyển hoá thành dân chủ như kiểu Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Đài Loan và hai là Đảng Cộng Sản chuyển hoá thành dân chủ giả hiệu trong đó có mọi màu sắc dân chủ nhưng vẫn ngấm ngầm thực thi độc tài như kiểu nước Nga hiện nay của Putin.
Khả thể thứ nhất theo tôi thì sẽ rất khó xảy ra. Bởi vì những người lãnh đạo Đảng Cộng Sản hiện nay không thể bỏ những chiếc ghế đã đem đến quyền hành và lợi lộc để thực thi dân chủ vì nếu có dân chủ thực sự chắc chắn họ sẽ bị mất ghế và quyền lợi. Quyền lực và lợi lộc đang làm họ mù mắt và u mê hết sáng suốt.
Nhưng trước áp lực đòi hỏi dân chủ hiện nay từ trong và ngoài Đảng bắt buộc Đảng Cộng Sản Việt Nam - dù không muốn - cũng phải thay đổi nếu không thay đổi sẽ chết. Vì vậy hiện nay có rất nhiều xác suất là khả thể thứ hai đang có mầm mống thành hình để giúp các người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam có thể tồn tại và giữ được ghế. Nếu khả thể thứ hai này xảy ra thì vẫn là một đại hoạ cho Việt Nam.
Biến thể thứ hai là lí tưởng và cũng là tối ưu nhất cho đất nước. Với tình hình hiện nay của nội bộ Đảng Cộng Sản, biến thể này rất có thể xảy ra và có nhiều cơ hội thành công nếu Phong Trào Dân Chủ biết hành động với tinh thần hoà giải và thoả hiệp. Hiện tại chúng ta thấy là nhiều đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thấy rõ Đảng này chỉ là một đảng dối trá và lừa bịp. Sự dối trá và lừa bịp của Đảng càng ngày càng không còn hiệu quả nữa. Nhiều đảng viên như người viết bài này đã chán ghét những trò lừa bịp và dối trá của Đảng và chỉ chờ cơ hội có những đảng viên đang nắm một số quyền lực trong tay đứng lên kêu gọi khai tử Đảng là ủng hộ. Chúng ta thấy xuất hiện càng ngày càng nhiều trên các trang mạng và blog’s những tiếng nói của nhiều đảng viên có chức vị và trí thức phản biện lại những điều Đảng nói và làm đồng thời yêu cầu Đảng thay đổi cơ chế tổ chức Đảng và nhà nước cho phù hợp với dân chủ.
3. Hướng đi nào của Phong Trào là khả thi và hữu ích cho việc dân chủ hoá Việt Nam?
Với tâm trạng của các thành viên Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại như đã nói trên và với việc không thể có cơ chế tổ chức với bộ máy trấn áp như Đảng Cộng Sản hoặc Hồi Giáo thì Phong Trào có thể trở thành một tổ chức mạnh - đủ người, đủ phương tiện - để có thể đối đầu với Đảng Cộng Sản Việt Nam không? Với cách tổ chức theo truyền thống tổ chức của các tổ chức chính trị từ trước đến nay thì chắc chắn là không. Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại không thể là một tổ chức mạnh đúng nghĩa như quan niệm truyền thống về tổ chức. Vậy Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại phải tổ chức như thế nào để có đủ sức mạnh làm áp lực với Đảng Cộng Sản Việt Nam? Hướng đi nào của Phong Trào là khả thi và hữu ích cho việc dân chủ hoá Việt Nam?
Người của Phong Trào hạn chế và khả năng đóng góp giới hạn. Vì vậy phải biết tận dụng khả năng này cho thật tối ưu để đừng lãng phí sức lực vào những hành động vô ích. Muốn vậy phải biết chọn mục tiêu đúng và phù hợp với khả năng để làm. Do đó, trước hết Phong Trào phải biết nhìn thẳng vào thực tiễn để chọn lựa kịch bản khả thi cho việc tranh đấu dân chủ hoá đất nước. Và trong kịch bản ấy phải chọn biến thể nào và khả thể nào. Theo tôi thì kịch bản “Diễn Biến Hoà Bình” với biến thể “một nhóm các Đảng Viên yêu nước muốn dân chủ kết hợp với Phong Trào Dân Chủ để làm cuộc cách mạng nhung hoặc màu” là lí tưởng, tối ưu cho đất nước và có nhiều cơ hội thành công. Sau đó Phong Trào phải biết chấp nhận khả năng hạn hẹp của mình và chọn ra những mục tiêu thật khiêm tốn phải đạt được để tranh đấu cho kịch bản Diễn Biến Hoà Bình tôi vừa gợi ý.
Từ những chọn lựa này Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại có thể tổ chức Phong Trào theo hai cơ chế. Một là cơ chế hoá theo kiểu các tổ chức thân hữu. Hai là cơ chế hoá theo kiểu các tổ chức đội bóng đá chuyên nghiệp ở Âu Châu.
Cơ chế hoá theo kiểu các tổ chức thân hữu dễ thực hiện nhưng không thể là tổ chức mạnh để có thể tham gia vào sinh hoạt chính trị dân chủ hoá Việt Nam khi Việt Nam bắt đầu dân chủ hoá. Các tổ chức kiểu thân hữu này chỉ có tính yểm trợ, thôi thúc và phổ biến việc dân chủ hoá. Kiểu tổ chức này chỉ cần đề ra mục tiêu, phương pháp và quy tắc sinh hoạt. Còn các người hoạt động cho tổ chức là những người tình nguyện có định kì. Các hội viên không có tính bắt buộc và chỉ cần là những người đồng ý với mục tiêu, phương pháp và quy tắc sinh hoạt của tổ chức.
Cơ chế hoá theo kiểu các đội bóng đá chuyên nghiệp Âu Châu vừa có tính dân chủ và vừa có thể có sức mạnh để có thể tham gia vào việc dân chủ hoá Việt Nam khi Việt Nam bắt đầu chuyển sang dân chủ. Cơ chế tổ chức này có hai loại thành viên: thành viên hoạt động và hâm mộ viên (fan) tự phát. Kiểu tổ chức này cần một dự án và một quy ước sinh hoạt rõ ràng. Việc tổ chức thì cần một ban điều hành, ban quản trị tài chánh, ban nghiên cứu chiến thuật và kĩ thuật, ban huấn luyện, ban tiếp thị và một đội cầu thủ chính trị xuất hiện. Nhiệm vụ của ban tiếp thị là lo cho tổ chức có một đội ngũ hâm mộ viên (fan) tự phát được tổ chức như đội ngũ hâm mộ viên của các đội bóng đá chuyên nghiệp Âu Châu.
Với cách tổ chức này Phong Trào Dân Chủ không cần phải có nhiều thành viên hoạt động, chỉ cần khoảng 100 người. Nhưng các thành viên hoạt động này phải được sắp xếp trong một ban ngành và phải có một nhiệm vụ để thi hành, người nào cũng gắn bó với tổ chức, dành toàn thời giờ, toàn công sức có thể có cho tổ chức thì tổ chức cũng có thể là một tổ chức lớn mạnh. Không nên kêu gọi các thành viên vào tổ chức để có con số mà không có một nhiệm vụ để thực hiện cũng như không có sự gắn bó với tổ chức và do đó chỉ làm cho tổ chức rối thêm và yếu đi. Nhưng phải cố làm sao thu hút được nhiều hâm mộ viên. Vì vậy phải có các tuyển thủ chính trị ra sân xuất sắc để thu hút các hâm mộ viên. Và sức thu hút các hâm mộ viên càng lớn khi có nhiều tuyển thủ sáng giá ra sân chính trị là người trong nước.
Đây là một kiểu tổ chức mẫu mực về sự kết hợp giữa hải ngoại và quốc nội để cùng đóng góp vào việc dân chủ hoá Việt Nam. Muốn thấy ơn ích của kiểu tổ chức này hãy nhìn các đội bóng đá chuyên nghiệp ở Âu Châu. Họ có bao nhiêu người mà ảnh hưởng của họ bao trùm thế giới vì có các nhóm hâm mộ viên tự phát trên toàn thế giới. Hãy kiểm chứng bằng cách nhìn vào các đội bóng đá Barcelona, Real Madrid, AC Milan, Bayern Munchen, Manchester United, Chelsea, Ajax… để thấy họ có biết bao nhiêu là hâm mộ viên và ảnh hưởng của họ bao trùm khắp nơi trên thế giới như thế nào. Cơ chế tổ chức này cũng có một biến thể là có thể có ba loại thành viên: thành viên hoạt động, thành viên thân hữu và hâm mộ viên.
Tôi viết những góp ý này gửi đến Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại với mong muốn giúp quý vị thoát khỏi bế tắc trong việc cơ chế hoá tổ chức cũng như có thể chọn một hướng đi khả thi và hữu ích cho việc dân chủ hoá Việt Nam. Hi vọng những góp ý này được quý vị để ý tới và trở thành tấm gương phản chiếu hình ảnh của tổ chức quý vị giúp quý vị có thể nhìn ra được mình. Mong vậy lắm thay.
Tại sao tôi dám nói, với tình hình hiện nay, Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại lại chỉ có thể ở vị thế mở đường, thúc đẩy và yểm trợ việc dân chủ hoá Việt Nam? Bởi vì một tổ chức mạnh - đúng nghĩa như truyền thống tổ chức của các tổ chức chính trị - có thể đủ sức đương dầu với Đảng Cộng Sản Việt Nam phải hội đủ hai điều kiện:
- Một là phải có các thành viên thật gắn bó với tổ chức, chỉ có một chọn lựa để sống và không có đường rút lui, dành toàn sức lực và thời giờ cho tổ chức chứ không phải như tình trạng của các thành viên Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại hiện nay chỉ làm khi có giờ rảnh, hứng thì làm như kiểu một thứ thú vui giải trí (hobby), nếu không làm hoặc rút lui khỏi Phong Trào cũng không sao, không ai dám chế tài ai vì sợ bị mất người và bị chống đối khi họ rời Phong Trào, một hình thức làm việc kiểu van xin năn nỉ hoặc khá hơn là kiểu tự giác. Như vậy làm sao Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại có thể là một tổ chức đúng nghĩa như mọi người mong muốn? Có người sẽ phản bác cho rằng nhận định này không hoàn toàn chính xác vì ngay cả các hãng xưởng có lương mà khi không thích người ta cũng bỏ để đi.
Tôi đồng ý vì trong Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại có những người thật thiện chí bỏ hết sức lực thời giờ và tiền bạc cho Phong Trào nhưng thử hỏi được bao nhiêu người như vậy? Với số người có thiện chí và ít như vậy thì làm sao Phong trào Dân Chủ Hải Ngoại có thể được coi là tổ chức mạnh đúng nghĩa? Những người có thể bỏ toàn thời cho Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại chỉ có thể là những người thực sự đủ sống, không phải lo miếng ăn hoặc đã về hưu. Những người thực sự đủ sống để hoạt động cho Phong Trào Dân Chủ Hải ngoại có được bao nhiêu? Còn những người về hưu thì có bao nhiêu vị còn hứng thú tham gia Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại? Nếu chỉ có những người ở tuổi hưu hoặc gần về hưu trong Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại thì Phong Trào làm sao trẻ trung hoá và đáp ứng được nguyện vọng của tuổi trẻ?
- Hai là muốn Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại lớn mạnh phải có một cơ chế tổ chức và một hệ thống chế tài nói nôm na là hệ thống trấn áp như kiểu Đảng Cộng Sản Việt Nam đang làm mà người viết này có nhiều kinh nghiệm, hoặc như Hồi Giáo. Khi đã vào Đảng hay nhập Đạo thì không thể tháo lui vì nếu từ bỏ Đảng hoặc Đạo sẽ bị mọi áp lực từ nhiều phía chèn ép khiến khó sống kể cả bị thanh toán, hù doạ và làm hại gia đình. Vào Đảng hay nhập Đạo với cơ chế tổ chức và trấn áp như vậy sẽ bị điều kiện hoá dần dần và trở thành quán tính nên sau đó không thể bỏ đảng hoặc đạo được. Thí dụ như các trí thức kinh tế của Đảng, biết sai, dám phản biện mà vẫn không thể bỏ Đảng. Vì vậy thử hỏi Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại mệnh danh là Dân Chủ có thể và có dám làm như thế không? Xin thưa là không. Như vậy phải tổ chức Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại như thế nào để phù hợp với dân chủ và với tình hình thực tiễn hiện nay ở hải ngoại? Tôi sẽ trở lại câu hỏi này trong mục 3 khi bàn về “Hướng đi nào của Phong Trào là khả thi và hữu ích cho việc dân chủ hoá Việt Nam?”.
2. Những khả thể đem đến dân chủ cho Việt Nam
Có hai kịch bản có thể đem đến dân chủ cho Việt Nam: một là lật đổ Đảng Cộng Sản Việt Nam và hai là Diễn Biến Hoà Bình.
2.1. Kịch bản lật đổ Đảng Cộng Sản Việt Nam
Kịch bản này lại có hai biến thể: một là Phong Trào Đối Lập Dân Chủ đủ mạnh để lật đổ Đảng Cộng Sản Việt Nam và hai là có một số bộ phận từ trong nội bộ Đảng Cộng Sản làm đảo chính lật đổ Đảng Cộng Sản Việt Nam. Biến thể thứ nhất rất khó xảy ra với tình hình của Phong Trào Dân Chủ hiện nay. Có thể nói là không tưởng. Biến thể thứ hai có thể xảy ra nhưng với việc cơ chế hoá hiện nay của tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam thì cũng khó có thể thực hiện được.
Nhưng dù có thể thực hiện được, kịch bản này cũng không nên làm vì có nhiều khả năng lại có một thể chế độc tài kiểu mới nhiều khi còn tàn bạo hơn.
2.2. Kịch bản Diễn Biến Hoà Bình
Kịch bản này cũng có hai biến thể: một là Đảng Cộng Sản tự diễn biến thành dân chủ và hai là một nhóm các Đảng Viên yêu nước muốn dân chủ kết hợp với Phong Trào Dân Chủ để làm cuộc cách mạng nhung hoặc màu.
Biến thể thứ nhất lại có hai khả thể: một là Đảng Cộng Sản chuyển hoá thành dân chủ như kiểu Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Đài Loan và hai là Đảng Cộng Sản chuyển hoá thành dân chủ giả hiệu trong đó có mọi màu sắc dân chủ nhưng vẫn ngấm ngầm thực thi độc tài như kiểu nước Nga hiện nay của Putin.
Khả thể thứ nhất theo tôi thì sẽ rất khó xảy ra. Bởi vì những người lãnh đạo Đảng Cộng Sản hiện nay không thể bỏ những chiếc ghế đã đem đến quyền hành và lợi lộc để thực thi dân chủ vì nếu có dân chủ thực sự chắc chắn họ sẽ bị mất ghế và quyền lợi. Quyền lực và lợi lộc đang làm họ mù mắt và u mê hết sáng suốt.
Nhưng trước áp lực đòi hỏi dân chủ hiện nay từ trong và ngoài Đảng bắt buộc Đảng Cộng Sản Việt Nam - dù không muốn - cũng phải thay đổi nếu không thay đổi sẽ chết. Vì vậy hiện nay có rất nhiều xác suất là khả thể thứ hai đang có mầm mống thành hình để giúp các người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam có thể tồn tại và giữ được ghế. Nếu khả thể thứ hai này xảy ra thì vẫn là một đại hoạ cho Việt Nam.
Biến thể thứ hai là lí tưởng và cũng là tối ưu nhất cho đất nước. Với tình hình hiện nay của nội bộ Đảng Cộng Sản, biến thể này rất có thể xảy ra và có nhiều cơ hội thành công nếu Phong Trào Dân Chủ biết hành động với tinh thần hoà giải và thoả hiệp. Hiện tại chúng ta thấy là nhiều đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thấy rõ Đảng này chỉ là một đảng dối trá và lừa bịp. Sự dối trá và lừa bịp của Đảng càng ngày càng không còn hiệu quả nữa. Nhiều đảng viên như người viết bài này đã chán ghét những trò lừa bịp và dối trá của Đảng và chỉ chờ cơ hội có những đảng viên đang nắm một số quyền lực trong tay đứng lên kêu gọi khai tử Đảng là ủng hộ. Chúng ta thấy xuất hiện càng ngày càng nhiều trên các trang mạng và blog’s những tiếng nói của nhiều đảng viên có chức vị và trí thức phản biện lại những điều Đảng nói và làm đồng thời yêu cầu Đảng thay đổi cơ chế tổ chức Đảng và nhà nước cho phù hợp với dân chủ.
3. Hướng đi nào của Phong Trào là khả thi và hữu ích cho việc dân chủ hoá Việt Nam?
Với tâm trạng của các thành viên Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại như đã nói trên và với việc không thể có cơ chế tổ chức với bộ máy trấn áp như Đảng Cộng Sản hoặc Hồi Giáo thì Phong Trào có thể trở thành một tổ chức mạnh - đủ người, đủ phương tiện - để có thể đối đầu với Đảng Cộng Sản Việt Nam không? Với cách tổ chức theo truyền thống tổ chức của các tổ chức chính trị từ trước đến nay thì chắc chắn là không. Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại không thể là một tổ chức mạnh đúng nghĩa như quan niệm truyền thống về tổ chức. Vậy Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại phải tổ chức như thế nào để có đủ sức mạnh làm áp lực với Đảng Cộng Sản Việt Nam? Hướng đi nào của Phong Trào là khả thi và hữu ích cho việc dân chủ hoá Việt Nam?
Người của Phong Trào hạn chế và khả năng đóng góp giới hạn. Vì vậy phải biết tận dụng khả năng này cho thật tối ưu để đừng lãng phí sức lực vào những hành động vô ích. Muốn vậy phải biết chọn mục tiêu đúng và phù hợp với khả năng để làm. Do đó, trước hết Phong Trào phải biết nhìn thẳng vào thực tiễn để chọn lựa kịch bản khả thi cho việc tranh đấu dân chủ hoá đất nước. Và trong kịch bản ấy phải chọn biến thể nào và khả thể nào. Theo tôi thì kịch bản “Diễn Biến Hoà Bình” với biến thể “một nhóm các Đảng Viên yêu nước muốn dân chủ kết hợp với Phong Trào Dân Chủ để làm cuộc cách mạng nhung hoặc màu” là lí tưởng, tối ưu cho đất nước và có nhiều cơ hội thành công. Sau đó Phong Trào phải biết chấp nhận khả năng hạn hẹp của mình và chọn ra những mục tiêu thật khiêm tốn phải đạt được để tranh đấu cho kịch bản Diễn Biến Hoà Bình tôi vừa gợi ý.
Từ những chọn lựa này Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại có thể tổ chức Phong Trào theo hai cơ chế. Một là cơ chế hoá theo kiểu các tổ chức thân hữu. Hai là cơ chế hoá theo kiểu các tổ chức đội bóng đá chuyên nghiệp ở Âu Châu.
Cơ chế hoá theo kiểu các tổ chức thân hữu dễ thực hiện nhưng không thể là tổ chức mạnh để có thể tham gia vào sinh hoạt chính trị dân chủ hoá Việt Nam khi Việt Nam bắt đầu dân chủ hoá. Các tổ chức kiểu thân hữu này chỉ có tính yểm trợ, thôi thúc và phổ biến việc dân chủ hoá. Kiểu tổ chức này chỉ cần đề ra mục tiêu, phương pháp và quy tắc sinh hoạt. Còn các người hoạt động cho tổ chức là những người tình nguyện có định kì. Các hội viên không có tính bắt buộc và chỉ cần là những người đồng ý với mục tiêu, phương pháp và quy tắc sinh hoạt của tổ chức.
Cơ chế hoá theo kiểu các đội bóng đá chuyên nghiệp Âu Châu vừa có tính dân chủ và vừa có thể có sức mạnh để có thể tham gia vào việc dân chủ hoá Việt Nam khi Việt Nam bắt đầu chuyển sang dân chủ. Cơ chế tổ chức này có hai loại thành viên: thành viên hoạt động và hâm mộ viên (fan) tự phát. Kiểu tổ chức này cần một dự án và một quy ước sinh hoạt rõ ràng. Việc tổ chức thì cần một ban điều hành, ban quản trị tài chánh, ban nghiên cứu chiến thuật và kĩ thuật, ban huấn luyện, ban tiếp thị và một đội cầu thủ chính trị xuất hiện. Nhiệm vụ của ban tiếp thị là lo cho tổ chức có một đội ngũ hâm mộ viên (fan) tự phát được tổ chức như đội ngũ hâm mộ viên của các đội bóng đá chuyên nghiệp Âu Châu.
Với cách tổ chức này Phong Trào Dân Chủ không cần phải có nhiều thành viên hoạt động, chỉ cần khoảng 100 người. Nhưng các thành viên hoạt động này phải được sắp xếp trong một ban ngành và phải có một nhiệm vụ để thi hành, người nào cũng gắn bó với tổ chức, dành toàn thời giờ, toàn công sức có thể có cho tổ chức thì tổ chức cũng có thể là một tổ chức lớn mạnh. Không nên kêu gọi các thành viên vào tổ chức để có con số mà không có một nhiệm vụ để thực hiện cũng như không có sự gắn bó với tổ chức và do đó chỉ làm cho tổ chức rối thêm và yếu đi. Nhưng phải cố làm sao thu hút được nhiều hâm mộ viên. Vì vậy phải có các tuyển thủ chính trị ra sân xuất sắc để thu hút các hâm mộ viên. Và sức thu hút các hâm mộ viên càng lớn khi có nhiều tuyển thủ sáng giá ra sân chính trị là người trong nước.
Đây là một kiểu tổ chức mẫu mực về sự kết hợp giữa hải ngoại và quốc nội để cùng đóng góp vào việc dân chủ hoá Việt Nam. Muốn thấy ơn ích của kiểu tổ chức này hãy nhìn các đội bóng đá chuyên nghiệp ở Âu Châu. Họ có bao nhiêu người mà ảnh hưởng của họ bao trùm thế giới vì có các nhóm hâm mộ viên tự phát trên toàn thế giới. Hãy kiểm chứng bằng cách nhìn vào các đội bóng đá Barcelona, Real Madrid, AC Milan, Bayern Munchen, Manchester United, Chelsea, Ajax… để thấy họ có biết bao nhiêu là hâm mộ viên và ảnh hưởng của họ bao trùm khắp nơi trên thế giới như thế nào. Cơ chế tổ chức này cũng có một biến thể là có thể có ba loại thành viên: thành viên hoạt động, thành viên thân hữu và hâm mộ viên.
Tôi viết những góp ý này gửi đến Phong Trào Dân Chủ Hải Ngoại với mong muốn giúp quý vị thoát khỏi bế tắc trong việc cơ chế hoá tổ chức cũng như có thể chọn một hướng đi khả thi và hữu ích cho việc dân chủ hoá Việt Nam. Hi vọng những góp ý này được quý vị để ý tới và trở thành tấm gương phản chiếu hình ảnh của tổ chức quý vị giúp quý vị có thể nhìn ra được mình. Mong vậy lắm thay.
Người Sài Gòn
17 /11/ 2010
17 /11/ 2010
© Thông Luận 2010
.
.
.
No comments:
Post a Comment