Tú Anh - RFI
Thứ năm 15 Tháng Mười Hai 2011
Dân chúng nổi dậy trong thế giới Ả Rập, khủng hoảng nợ tại châu Âu, cái chết của trùm khủng bố Ben Laden và tai nạn hạt nhân tại Nhật Bản là những biến cố lớn trong năm 2011. Tại vùng châu Á Thái Bình Dương , hai biến chuyển « rõ nét » ghi dấu năm sắp kết thúc và sẽ có ảnh hưởng đến tương lai là sự « trở lại » của Mỹ và tiến trình dân chủ hóa tại Miến Điện.
Nếu lấy nhân quyền làm trọng tâm thì thời sự năm 2011 đã bắt đầu với cuộc nổi dậy của dân chúng Tunisia dẫn đến sự sụp đổ của nhà độc tài Ben Ali ngày 14/01 sau 23 năm toàn trị và tổng thống Ai Cập Hosni Mubarack bốn tuần sau đó. Tác động của phong trào quần chúng đấu tranh không những đã lan tỏa khắp thế giới Ả Rạp mà còn tác động đến tận Châu Á.
Trong lúc Bắc Kinh và Hà Nội tìm cách ngăn chặn bằng trấn áp thì Miến Điện đã quay ngược 180 độ, liên tục đưa ra những biện pháp cải cách chính trị theo chiều hướng theo ý dân và thuận lòng Tây phương. Biến chuyển này diễn ra trong bối cảnh Washington khẳng định Hoa Kỳ « định vị » tại châu Á và thế kỷ 21 là thế kỷ của châu Á Thái Bình dương. Tổng thống Obama mời gọi các quốc gia trong vùng tham gia xây dựng một khu vực phần thịnh và dân chủ.
Không hiểu do một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay hữu ý, ngày 7/12/2011, báo chí Việt Nam đăng bài phỏng vấn ông Lê Văn Bàng đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Mỹ, tính từ khi Washington và Hà Nội bình thường hóa bang giao năm 1995. Cựu thứ trưởng ngoại giao Lê Văn Bàng nhắc lại một cách tiết rẽ «Việt Nam từng bị lỡ bước trong ván bài nước lớn» do bị chèn ép từ Phương Bắc.
Hoa Kỳ « định vị » tại Châu Á với những phương tiện nào, với cứu cánh là gì ? Liệu Đông Nam Á và Việt Nam phải làm gì để không bị “lỡ tàu”?
Chương trình Tiêu điểm thời sự tổng kết sự kiện trong năm gởi đến quý thính giả phần phân tích của nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney.
.
.
.
No comments:
Post a Comment