Du Tử Lê
Wednesday, November 16, 2011 4:34:07 PM
Trong ghi nhận của tôi, những năm đầu thời cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm mới từ ngoại quốc trở về, nắm chính quyền miền Nam, dựng nên nền Đệ Nhất Cộng Hòa thì, sự phong phú, giầu có đậm nét nhất là lãnh vực tân nhạc.
Lãnh vực như một sân chơi nghệ thuật lớn. Nó không chỉ mởrộng cửa chào đón những nhạc sĩ di cư từ miền Bắc, vốn đã thành danh từ trước điểm mốc 1954, như Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Lê Thương, Hùng Lân, Vũ Thành, Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Văn Phụng, Hoàng Trọng, Đan Thọ, Ngọc Bích, Khánh Băng, Lâm Tuyền, Nhật Bằng, Đức Quỳnh…Mà, nó còn dành những khoảng sân chơi tốt đẹp nhất cho sự xuất hiện rực rỡ của những tài năng mới, không phân biệt di cư, miền bắc hay bản địa, miền Nam.
Chỉtrong một thời gian ngắn, số người mới bước vào sân chơi tân nhạc, với tài năng, tuổi trẻ, độ cường tráng trong sáng tác, có phần lấn lướt lớp đàn anh đi trước. Hiểu theo nghĩa lớp nhạc sĩ này đã mau chóng tạo được số lượng thính giả yêu mến ca khúc của họ vượt xa những tên tuổi cũ.
Điển hình cho hiện tượng vừa kể, là trường hợp của nhạc sĩ Lam Phương.
Điều đầu tiên, tôi nghĩ, chúng ta cần nhớ: Nhạc sĩ Lam Phương không thuộc thành phần miền Bắc di cư.
Theo trang mạng Wikipedia, thì Lam Phương, tên thật Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20 tháng 3 năm 1937, tại Rạch Giá. Năm lên 10, tức năm 1947, ông theo cha lên Saigon, sống tại vùng Tân Định. Và, ông ở Saigon cho đến khi biến cố 30 tháng 4-1975 xẩy ra.
Nói cách khác, Lam Phương không có một chút liên hệ gần, xa nào với miền Bắc. Ông cũng không từng có dịp viếng thăm Hà Nội, Hải Phòng hay, lưu giữ nhiều kỷ niệm với bất cứ một địa danh, nhân vật nào ở bên kia bờ Bến Hải.
Vậy mà sáng tác đầu tay của ông, ca khúc “Chuyến Đò VỹTuyến,” viết năm 1954, khi Lam Phương mới 17 tuổi, lại cho thấy tâm cảnh của một người, chí ít cũng phải có trên dưới nửa đời gắn bó và, yêu mến đất Bắc tới quặn thắt ruột, gan khi phải rời bỏ phần đất này (1).
Khả năng “nhập vai” hay khả năng tự đặt mình vào tâm cảnh của người khác (đám đông) nơi Lam Phương, tôi nghĩ, là khả năng thiên phú hoặc, tính nhậy cảm của trái tim, tâm hồn một nghệ sĩ trước những bi kịch lớn của thời đại:
“Đêm nay trăng sáng quá anh ơi
“Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu
“Lênh đênh trên sóng nước mông mênh
“Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng
“Vượt rừng vượt núi đến đầu làng
“Đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vĩ tuyến
“Phương Nam ta sống trong thanh bình
“Tình ngát hương nồng thắm bên lúa vàng ngào ngạt dâng.
“Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu
“Lênh đênh trên sóng nước mông mênh
“Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng
“Vượt rừng vượt núi đến đầu làng
“Đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vĩ tuyến
“Phương Nam ta sống trong thanh bình
“Tình ngát hương nồng thắm bên lúa vàng ngào ngạt dâng.
“Ơ ... ai ... hò ...
“Giòng sông mơ màng và đẹp lắm
“Anh ơi ai nỡchia đôi bờ để tình ta ngày tháng phải mong chờ
“Hò ... hớ .... hò .... hơ ...
“Em và anh cùng xây một nhịp cầu
“Để mai đây quân Nam về Thăng Long
“Đem thanh bình sưởi ấm muôn lòng.
“Giòng sông mơ màng và đẹp lắm
“Anh ơi ai nỡchia đôi bờ để tình ta ngày tháng phải mong chờ
“Hò ... hớ .... hò .... hơ ...
“Em và anh cùng xây một nhịp cầu
“Để mai đây quân Nam về Thăng Long
“Đem thanh bình sưởi ấm muôn lòng.
“Sương khuya rơi thấm ướt đôi mi
“Tim em lạnh lẽo như chiều đông ngoài biên thùy
“Ai gieo chi khúc hát lâm ly
“Nhưkhơi niềm nhớ cuộc từ ly lòng não nùng
“Bùi ngùi nhìn cách xa ngàn trùng
“Giờ đây anh điêu linh nơi quê nhà đang chìm đắm
“Bao đêm thổn thức dưới trăng ngà
“Hồn đắm say chờ đón ngày anh về sưởi lòng nhau
“Ôi ... ai ... hò ... Hò ... ai ... Ơi ... hò ....
“Ơi ... ơi ... hò .... Hò ... ơi ... Ơi ... hò ....
(Trọn bài).
Thực vậy, nhiều năm sau khi “Chuyến Đò Vỹ Tuyến” ra đời,được đám đông đón nhận, tựa một cơn sốt yêu mến lớn. Hầu như không ai biết tác giả, trước nhất chỉ là một thanh niên mới lớn. Thứ đến, ông lại là một người hoàn toàn gốc miền Nam. Ngay hiện tại, những người chỉ biết Lam Phương qua các sáng tác của ông, không để ý tới tiểu sử của tác giả này, cũng vẫn còn nhiều người đinh ninh ông là một nhạc sĩ gốc miền Bắc.
Khi“nhập vai” hay đặt mình vào tâm cảnh của một cô gái đứng trước mối tình bị đứt lìa bởi thời cuộc, với lời lẽ mộc mạc mà, thấm đẫm thiết tha, chân thành, được chuyển tải bởi một giai điệu đơn giản, tôi không biết rung động và cảm xúc của Lam Phương, khi viết xuống những nốt nhạc đầu tiên và, sự tuôn trào của ca từ tiếp theo đó, ở trạng thái nào. Nhưng hiển nhiên, ông vẫn lạc quan cho thấy niềm hy vọng mạnh mẽ, xây dựng trên tính chất thủy chung, bất hoại của một tình yêu tự thân, vốn có khả năng vượt thời gian, không gian.
Tuy nhiên, gần như song song với ca khúc “Chuyến Đò VỹTuyến”, viết xuống như một dấu ấn tâm cảm không phải của một giai đoạn lịch sử đất nước thì, người nhạc sĩ trẻ tuổi, Lam Phương (thời đó), cũng tạo nên một cơn sốt thương cảm khác nơi thính giả.Cơn sốt khởi đi tự bản thân. Tự đời riêng. Nó nhưmột thứ tự sự. Một loại chuyện kể về đời mình.
Đó là ca khúc “Kiếp Nghèo”:
“Đường về đêm nay vắng tanh
“Rạt rào hạt mưa rớt nhanh
“Lạnh lùng mưa xuyên áo tơi
“mưa chẳng yêu kiếp sống mong manh
“Lầy lội qua muôn lối quanh
“Gập ghềnh đường đê tối tăm
“Ngập ngừng dừng bên mái tranh
“nghe trẻ thơ thức giấc bùi ngùi
“Êm êm tiếng hát ngân nga ôi lời mẹ hiền ru thiết tha
“Không gian tím ngắt bao la như thương đường vềquá xa
“Mưa ơi có thấu cho ta lòng lạnh lùng giữađêm trường
“Đời gì chẳng tình thương không yêu thương!
“Thương cho kiếp sống tha hương thân gầy gò gởi cho gió sương
“Đôi khi muốn nói yêu ai nhưng ngại ngùng đành lãng phai
“Đêm nay giấy trắng tâm tư gởi về người chốn mịt mùng
“Đời nghèo lòng nào dám mơ tình chung!
“Trời cao có thấu cúi xin người ban phước cho đời con
“Một mái tranh yêu, một mối tình chung thủy không hề phai
“Và một ngày mai mưa không nghe tiếng khóc trong đêm dài
“Đây cả nỗi niềm biết ngày nào ai thấu cho lòng ai.”
(Trọn bài).
“Rạt rào hạt mưa rớt nhanh
“Lạnh lùng mưa xuyên áo tơi
“mưa chẳng yêu kiếp sống mong manh
“Lầy lội qua muôn lối quanh
“Gập ghềnh đường đê tối tăm
“Ngập ngừng dừng bên mái tranh
“nghe trẻ thơ thức giấc bùi ngùi
“Êm êm tiếng hát ngân nga ôi lời mẹ hiền ru thiết tha
“Không gian tím ngắt bao la như thương đường vềquá xa
“Mưa ơi có thấu cho ta lòng lạnh lùng giữađêm trường
“Đời gì chẳng tình thương không yêu thương!
“Thương cho kiếp sống tha hương thân gầy gò gởi cho gió sương
“Đôi khi muốn nói yêu ai nhưng ngại ngùng đành lãng phai
“Đêm nay giấy trắng tâm tư gởi về người chốn mịt mùng
“Đời nghèo lòng nào dám mơ tình chung!
“Trời cao có thấu cúi xin người ban phước cho đời con
“Một mái tranh yêu, một mối tình chung thủy không hề phai
“Và một ngày mai mưa không nghe tiếng khóc trong đêm dài
“Đây cả nỗi niềm biết ngày nào ai thấu cho lòng ai.”
(Trọn bài).
Sinh thời, nhà báo Trường Kỳ (2), trong một cuộc tiếp xúc với nhạc sĩ Lam Phương, ở miền nam Cali, đã ghi lại những phát biểu của tác giả “Kiếp Nghèo”, thời mới bước chân vào con đường âm nhạc như sau:
“Suốt tuổi thanh niên, Lam Phương đã sống trong cảnh cơ cực, từ đó tư tưởng bi quan đã hằn sâu trong đầu óc của ông. Khi được hỏi có đưa một triết lý hay một quan niệm sống nào của mình vào những sáng tác, Lam Phương cho biết: “Có chứ!... Tôi bi quan hơn là nhìn cuộc đời với những cái đẹp này kia. Tôi thấy bi quan, cái đó do ảnh hưởng từ lúc nhỏ của mình. Lúc nhỏ mình sống trong cái hoàn cảnh khổ cực. Khổ từ trong gia đình khổ ra. Thành ra nó ảnh hưởng cho đến khi mình lớn. Cái hình ảnh đen tối nó theo đuổi tôi hoài à. Thành ra tư tưởng cũng như lời nói có vẻ bi quan hơn.
“Tưtưởng bi quan đó đã được Lam Phương đưa vào một nhạc phẩm rất quen thuộc của mình là “Kiếp Nghèo”được sáng tác trong thời kỳ còn theo bậc trung học, khi mà cuộc sống của gia đình ông ở vào một hoàn cảnh rất bi đát như lời ông diễn tả: “Đi về giữa đêm mưa, mình về nhà trong cái cư xá lầy lội, nghèo khổ. Cái hình ảnh đó nó làm cho mình xúc động mình làm. Bài ‘Kiếp Nghèo’ đã được làm trong một hoàn cảnh thật.”
“Tưtưởng bi quan đó đã được Lam Phương đưa vào một nhạc phẩm rất quen thuộc của mình là “Kiếp Nghèo”được sáng tác trong thời kỳ còn theo bậc trung học, khi mà cuộc sống của gia đình ông ở vào một hoàn cảnh rất bi đát như lời ông diễn tả: “Đi về giữa đêm mưa, mình về nhà trong cái cư xá lầy lội, nghèo khổ. Cái hình ảnh đó nó làm cho mình xúc động mình làm. Bài ‘Kiếp Nghèo’ đã được làm trong một hoàn cảnh thật.”
“Lam Phương tâm sự là không sao quên được niềm ước ao của người mẹ là có được một căn nhà nhỏ. Từ sự thúcđẩy đó, ông quyết tâm dùng con đường âm nhạc làm phương tiện để làm vui lòng mẹ…” (Trường Kỳ,trang mạng Wikipedia).
Với cá nhân tôi, khả năng nhập vai (để sống với đámđông) và, tính tự sự (kể lại chuyện mình), là hai ngọn hải đăng soi đường, hướng dẫn những con tầu (ca khúc) mang tên Lam Phương về bến. Dù cho, về sau, thểtài cũng như những chuyển biến tình cảm của ông có đa dạng, phong phú và, phức tạp hơn.
Du Tử Lê,
(Kỳsau: “Ánh sáng và, bóng tối trong ca khúc Lam Phương.”
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Chú thích:
(1): Sự thực, sáng tác đầu tay của Lam Phương là ca khúc “Chiều Thu Ấy,”viết năm 1952, khi ông 15 tuổi. Nhưng ca khúc này không gâyđược tiếng vang nào mà, phải hai năm sau (năm 1954), dưluận mới biết đến Lam Phương qua hai ca khúc (sáng tác cùng một năm) là “Chuyến Đò Vỹ Tuyến” và “Kiếp Nghèo.”
(2) Nhà báo Trường Kỳ tên thật Vũ Trường Kỳ, sinh ngày 29 tháng 3 năm 1946, tại Hà Nội. Ông mất ngày 22 tháng 3 năm 2009, tại Montreal, Canada. Ngoài tư cách nhà báo, ông còn được biếtđến như một nhạc sĩ có công du nhập và, phát triển phong trào Nhạc Trẻ ở miền Nam, những năm đầu thập niên (19)70.
.
.
.
Du Tử Lê
Wednesday, November 23, 2011 2:38:41 PM
Tuy nổi tiếng ngay với hai ca khúc đầu tay “Chuyến đò vỹ tuyến” và “Kiếp nghèo,” nhưng theo tôi, đó chỉ là hai đòn bảy để cõi nhạc Lam Phương vươn tới những chân trời rực rỡ khác.
Một trong những chân trời mà cõi-giới âm nhạc Lam Phương vươn tới, thành tựu, như một dấu ấn riêng, nghĩa là những người cùng thời với ông, không có được. Đó là sự thể hiện trung thực những nét đặc thù của miền nam Việt Nam, trong những năm đầu, kể từ thời điểm lịch sử đất nước bị chia đôi hai miền Nam / Bắc.
Nhìn lại dòng chảy của nền tân nhạc Việt Nam, giai đoạn 1954-1960, các nhà phê bình âm nhạc ghi nhận rằng, gần như hầu hết các nhạc sĩ của chúng ta, ở giai đoạn vừa kể, ít hay nhiều, đều đề cập tới cảnh thanh bình, đời sống an lành, sung túc của mảnhđất miền Nam. Cùng những đặc tính hiền hòa, đôn hậu, hiếu khách của người dân nam bộ. Nhưng tôi nghĩ, có dễ chỉ riêng một Lam Phương bằng vào nốt nhạc, ca từcủa mình, đã vẽ được toàn cảnh miền nam và tâm tình người dân miền Nam, một cách trung thực, lấp lánh nắng, mưa êm đềm của giải đất phù sa, trù phú này.
Điển hình nhưca khúc “Khúc ca ngày mùa” được Lam Phương viết xuống từ giữa thập niên (19)50.Đó là thời điểm hơn một triệu người miền Bắc vô Nam, đã hòa nhập đời sống, tâm tình họ vào miền đất mới. Ở ca khúc này, tính chất thanh bình, tính đồng nhất bắc / nam trong nhịp đập thương yêu, thuần lương và, niềm tin đương nhiên vào hạnh phúc, tương lai đời sống ở miền Nam được Lam Phương khắc, họa lại (bằng nốt nhạc và ca từ), như những nét khắc và những sắc mầu cụ thể - - Khiến tôi có thể đi tới kết luận rằng: Những người dù không sống ở miền Nam trong giai đoạn vừa kể; luôn cả giới trẻ lớn lên ở quê người, vốn không có một chút ý niệm gì vềcảnh thổ mà ca khúc này đề cặp tới, khi nghe, cũng có thể hình dung cảnh thổcủa phần đất, nơi mà ông bà, cha mẹ họ đã một thời sinh sống:
“Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát
“Ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác
“chiếu hồn quê bao khúc ca yêu đời
“Ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác
“chiếu hồn quê bao khúc ca yêu đời
Mừng trăng lên chúng ta cùng múa hát
“Ước mong sao lúa hai mùa thơm ngát
“Lúa về mang bao khúc ca tuyệt vời.
“Lờ lững trôi qua trôi mãi trong chiều tà
“tiếng tiêu buồn êm quá
“Hồn ngất ngây trong tiếng hát đưa nhịp nhàng
“tiếng cười thơ ngây
“Mịt mùng đêm thâu cung hằng chênh chếch bóng
“khuất sau rặng tre
“Tiếng ai hò chập chùng xa đưa
“Hò là hò lơ hó lơ hò lơ
“Nầy anh em ơi ! Giã cho thật đều, giã cho thật nhanh
“Giã cho khéo kẻo trăng phai rồi
“Khoan hò khoan tiếng chày khua vang mãi trong đêm dài.”
“Ước mong sao lúa hai mùa thơm ngát
“Lúa về mang bao khúc ca tuyệt vời.
“Lờ lững trôi qua trôi mãi trong chiều tà
“tiếng tiêu buồn êm quá
“Hồn ngất ngây trong tiếng hát đưa nhịp nhàng
“tiếng cười thơ ngây
“Mịt mùng đêm thâu cung hằng chênh chếch bóng
“khuất sau rặng tre
“Tiếng ai hò chập chùng xa đưa
“Hò là hò lơ hó lơ hò lơ
“Nầy anh em ơi ! Giã cho thật đều, giã cho thật nhanh
“Giã cho khéo kẻo trăng phai rồi
“Khoan hò khoan tiếng chày khua vang mãi trong đêm dài.”
Cũng chỉ với Lam Phương, qua ca khúc “Nắng đẹp miền nam,”ông đã cho thấy sức sống, sự chan hòa tình người, không phân biệt nam, bắc, thành phần xã hội:
“Đây trời bao la ánh nắng mai hé đầu ghềnh lan dần tới “đồng xanh.
“Ta cùng chen vai đem tay góp sức tăng gia cho người người
vui hòa
Đường cày hôm nay lên tràn bông lúa mới ôi duyên dáng đồng ơi!
Đên mai sẽ là ngày muôn hạt chín lả lơi mình ngắm nhau cười.
Kìa đàn chim quê chim tung bay về đâu mang tin rằng giờ đây ta sống với bình minh
...
Đây quê hương thân yêu miền nam
Nắng lên huy hoàng đẹp mùa vui sang."
Tôi không biết chính xác, khi Lam Phương sáng tác ca khúc này, lúc ông bao nhiêu tuổi?) chỉ biết một chắc một điều, khi ấy ông còn rất trẻ. Ở độ tuổi thanh niên, mới chia tay thời niên thiếu, mà ông đã viết "buộc lòng mình vào nứi sông..." tôi nghĩ khó ai có thể biểu tỏ tình yêu quê hương, đất nước một mạc mà nồng nàn hơn ông được.
Trong khi làng tân nhạc Việt Nam, ngày nay, vẫn còn lưu truyền những ca khúc đẹp, viết về thời thanh bình của miền Nam trước đây của khá nhiều nhạc sĩ tài danh. Nhưng, ca từ của ca khúc đó. hoặc quá bóng bẩy, lãng mạn, hoặc thậm xưng, cực tả với ngôn ngữ bác học...Theo tôi, vốn không phù hợp với bản chất đơn giản, chân chất của hồn tính con người và đất Nam Bộ.
Phải chăng, đây cũng là một trong những lý giải thích hợp nhất, cho sự kiện những ca khúc viết về miền Nam của nhạc sĩ Lam Phuong, tự thân, đã định vị cho nó một chỗ đứng đáng kể trong tâm hồn đám đông. Đó là chúng ta chưa kể tới khả năng đem vào các khúc ca mình, làn hơi hò-miền-nam của tài năng này.
Nhưng song hành với những ca khúc ngời ngợi ánh sáng tin yêu và sự đồng cảm của đám đông, bên cạnh những thành tựu vang dội, như những vòng nguyệt quế rực rỡ hạnh phúc thì, ở một góc khuất nào khác, trong đởi thường, Lam Phương cũng không ngần ngại gửi tới số người yêu mến ca khúc của ông, những tự sự, như những khoảng tối. Lặng. Tê. Điếng. Của riêng ông:
“Em ơi nếu mộng không thành thì sao
“Non cao đất rộng biết đâu mà tìm
“Đường đời mịt mời vạn nẻo về đâu
“Mong chờ duyên kiếp đưa lối bắc cầu.
“Em ơi nhắc lại phút xưa gặp nhau
“Trên đê vắng người lúc tan chợ chiều
“Ngại ngùng mỗi lần anh đến tìm em
“Má em ửng hồng vì quá thẹn thùng.
(Lam Phương, trích “Duyên kiếp.”
“Non cao đất rộng biết đâu mà tìm
“Đường đời mịt mời vạn nẻo về đâu
“Mong chờ duyên kiếp đưa lối bắc cầu.
“Em ơi nhắc lại phút xưa gặp nhau
“Trên đê vắng người lúc tan chợ chiều
“Ngại ngùng mỗi lần anh đến tìm em
“Má em ửng hồng vì quá thẹn thùng.
(Lam Phương, trích “Duyên kiếp.”
Hoặc nữa:
“Đời là vạn ngày sầu biết tìm nơi chốn nào
“Ta quen nhau bao lâu nhưng tình đã có gì đâu
“Nhiều khi anh cũng muốn biết bao giờ sẽ có tình yêu
“Cho lòng không thấy quạnh hiu khi đêm rừng buông xuống tịch liêu…”
“Ta quen nhau bao lâu nhưng tình đã có gì đâu
“Nhiều khi anh cũng muốn biết bao giờ sẽ có tình yêu
“Cho lòng không thấy quạnh hiu khi đêm rừng buông xuống tịch liêu…”
(Trích “biết đến bao giờ,” Lam Phương).
Trung thành với ca từ thành khẩn, chân chất, như một loại “ID,” thẻ nhận dạng cõi giới âm nhạc của mình, nhưng qua ca khúc “Duyên kiếp,” giới thưởng ngoạn lại nhận được từ nơi người nhạc sĩ trẻ tuổi, tài hoa phát tiết quá sớm này, một thứ “ID” khác. Nó như mặt bên kia của đồng tiền hạnh phúc. Nó như mặt khác của khán đài vinh quang.
Tôi muốn hỏi, phải chăng, đau khổ,tuyệt vọng luôn là thuộc từ, là mặt trái, mặt khuất lấp của những tấm huy chương danh vọng?
Nếu sự thực đúng là như vậy thì, cũng phải chăng, ngay tự những năm đầu trên lộ trình sáng tác ca khúc, Lam Phương đã có những dự báo, những tiên tri bất hạnh thuộc phần đời riêng của ông, sau này?
Du Tử Lê
.
.
.
No comments:
Post a Comment