Thay Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao,
liệu vụ án Hồ Duy Hải có được “lật” lại?
RFA
2024.08.28
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/replace-the-chief-justice-of-the-supreme-peoples-court-will-the-hoduyhai-case-be-overturned-08282024112308.html
Hơn
91% đại biểu Quốc hội đã bấm nút bầu ông Lê Minh Trí giữ chức Chánh án Tòa án
Nhân dân Tối cao thay ông Nguyễn Hòa Bình, tại kỳ họp Quốc hội bất thường chiều
26 tháng 8 năm 2024. Ông Trí từng có hơn tám năm làm Viện trưởng Viện Kiểm sát
Nhân dân Tối cao.
Hồ
Duy Hải trong một phiên tòa (trái) và mẹ là bà Nguyễn Thị Loan (phải) ( RFA edited)
Khả
thi nhưng không dễ dàng
Một
số nhà quan sát cho rằng, khi trở thành người đứng đầu ngành tòa án, có thể ông
Trí sẽ cho mở lại vụ án Hồ Duy Hải - được coi là một vụ án oan vì không đủ chứng
cứ kết tội. Hơn nữa, năm 2020, ông Trí từng lên tiếng cho rằng vụ án còn có nhiều
sai sót, và chứng cứ chứng minh chưa chặt chẽ, thậm chí còn mâu thuẫn, mâu thuẫn
giữa hiện trường, mâu thuẫn giữa lời khai, giữa thực nghiệm điều tra. Lúc bấy
giờ, ông Trí cũng khẳng định, cần thiết phải yêu cầu kháng nghị huỷ các bản án
sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại xem có tội hay không có tội một cách thận trọng,
khách quan và đảm bảo bảo vệ tính mạng của người dân…
Nói
về vụ việc này, luật sư Đặng
Đình Mạnh (người
không tham gia bào chữa trong vụ án) phân tích thêm:
“Năm
2020, khi nắm chức giữ chức vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao thì
ông đã từng có văn bản kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải theo hướng tuyên cậu ấy vô tội.
Thế nhưng, trong phiên tòa xét xử giám đốc thẩm vụ án vào ngày 08 tháng 5 năm
2020, Hội đồng Thẩm phán thuộc Tòa án Nhân dân Tối cao gồm 17/17 vị thẩm phán
cao cấp đã bỏ phiếu bác bỏ kháng nghị, duy trì quan điểm cho rằng Hồ Duy Hải có
tội và phải chịu hình phạt cao nhất trong khung hình phạt là tử hình.
Nhưng
nay, khi một người đã từng có quan điểm cho rằng Hồ Duy Hải vô tội trở thành
người lãnh đạo cao nhất của ngành tòa án thì điều đó có tạo nên sự khác biệt gì
cho vụ án? Về thủ tục, điều này hoàn toàn khả thi. Vì lẽ, với cương vị Chánh án
Tòa án Nhân dân Tối cao, ông Lê Minh Trí vẫn có quyền kích hoạt thẩm quyền của
mình, tham chiếu theo điều 404 Bộ luật Tố tụng hình sự yêu cầu Hội đồng Thẩm
phán xem xét lại quyết định giám đốc thẩm bác kháng nghị trước đây, với lý do
quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật
nghiêm trọng, hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới. Trong thực tế, việc “lật”
lại một quyết định đã từng được thông qua với tỷ lệ 100% (17/17) không hề dễ
dàng”.
Theo
luật sư Mạnh, đối với một vụ án vốn đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của công
chúng, việc ông Lê Minh Trí trở thành người lãnh đạo cao nhất của ngành tòa án
chỉ mới là yếu tố cần thiết. Ông nói: “Cái
cần là yếu tố quyết định thì không hẳn nằm ở pháp đình, nó nằm ở Ba Đình nơi vừa
có một lãnh đạo mới và ông ấy mới là người quyết định”.
Hồ
Duy Hải bị kết án tử hình về các tội “giết người, cướp tài sản” tại Bưu cục Cầu
Voi, tỉnh Long An năm 2008 với bằng chứng là con dao và cái thớt được các điều
tra viên mua ngoài chợ. Không chỉ Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lê
Minh Trí có yêu cầu kháng nghị, mà trước đó, ngày 20 tháng 1 năm 2015, bà Lê Thị
Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng có bản kiến nghị về việc xem
xét kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải.
Hai
tháng sau, tại phiên thảo luận một số vụ án hình sự phức tạp về tình hình oan
sai của đoàn giám sát của Quốc hội, bà Lê Thị Nga phân tích:
Vụ
án Hồ Duy Hải có nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều
tra vụ án, thể hiện ở vi phạm nghiêm trọng về khám nghiệm hiện trường và quy định
về thu thập, đánh giá chứng cứ, thiếu sót trong trưng cầu giám định; việc điều
tra xét hỏi tại phiên tòa không đầy đủ, không làm rõ được những mâu thuẫn trong
vụ án; kết luận trong bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ
án, chứng cứ ngoại phạm của Hải chưa được xem xét, đánh giá kỹ; kết luận trong
bản án sai với kết luận giám định.
Cần
lấy lại lòng tin của dân
Liên
quan vụ án của tử tù Hồ Duy Hải và mới nhất là vụ ông Lê Minh Trí thay ông Nguyễn
Hoà Bình làm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, luật sư Nguyễn Văn Miếng (người không tham gia bào chữa
trong vụ án) cho biết thêm với RFA trong sáng 27 tháng 8 năm 2024, ý kiến của
ông:
“Bây
giờ ông Trí thay ông Nguyễn Hòa Bình giữ vị trí Chánh án Tòa án Nhân dân tối
cao. Nếu như ông ấy mở lại phiên giám đốc thẩm này tức là ông ấy đang đụng tới
quyết định của người tiền nhiệm của mình. Và trong buổi tuyên thệ nhậm chức,
ông ấy phải tuyên bố trung thành với Đảng, với Nhà nước, với nhân dân. Có nghĩa
rằng, đằng sau ông ấy vẫn còn có đảng, cụ thể là ông Tô Lâm. Bây giờ, nếu như
ông Trí lật lại vụ án này thì trước hết phải có sự đồng ý của ông Tô Lâm.
Và
việc lật lại vụ án này theo tôi nghĩ, nếu để bảo vệ chế độ, lấy lại lòng tin của
người dân thì ông Lê Minh Trí nên làm. Thực ra điều đó cũng nằm trong khả năng,
quyền hạn và nhiệm vụ của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Theo tôi, để củng cố
vị trí của mình trong lòng dân, ông Lê Minh Trí nên lật lại vụ án này, và nếu
ông Tô Lâm muốn lấy lại được lòng dân thì ông Tô Lâm nên để cho ông tân Chánh
án Lê Minh Trí thực thi quyền của mình theo quy định của pháp luật”.
Luật
sư Miếng nói thêm, theo kinh nghiệm của ông, thì khi một người được bổ nhiệm
lên chức vụ cao hơn, có khả năng người này sẽ xét lại một vài vụ án, hoặc lật lại
vụ án nào đó đã bị giấu nhẹm từ nhiều năm trước nhằm bảo vệ cho những người thuộc
phe cánh “của ai đó”.
Truyền
thông Nhà nước cho biết, ngay sau khi được bầu, tân Chánh án Tòa án Nhân dân Tối
cao Lê Minh Trí đã tuyên thệ trước Quốc hội rằng sẽ tuyệt đối trung thành với tổ
quốc, với nhân dân, với Hiến pháp, tuân thủ nghiêm túc sự lãnh đạo của đảng. Nguyên văn câu ông Trí được trích dẫn: “Tôi
sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy thành quả, những mặt tích cực của các bậc tiền
nhiệm và Chánh án Nguyễn Hòa Bình đã gây dựng; sớm khắc phục những hạn chế, thiếu
sót mà Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã chỉ ra với ngành Tòa án”.
Vụ
án Hồ Duy Hải là một vụ án hình sự được dư luận trong và ngoài nước quan tâm đặc
biệt. Hơn hai tháng sau ngày hai nhân viên Bưu cục Cầu Voi bị sát hại, nghi phạm
Hồ Duy Hải bị bắt. Vụ án được xét xử sơ thẩm vào năm 2008 và phúc thẩm năm
2009. Hồ Duy Hải bị kết án tử hình về tội giết người dù những chứng cứ được Hội
đồng xét xử đưa ra bị cho là không thuyết phục. Gia đình Hồ Duy Hải liên tục
kêu oan.
Hồi
đầu năm ngoái, luật sư
Nguyễn Văn Hoà, thuộc
đoàn Luật sư Hà Nội, nói về vụ án Hồ Duy Hải, với RFA rằng, có lẽ các cơ quan
chức năng cũng thừa biết sự oan sai trong các vụ án này. Do đó, đã 15, 16 năm
trôi qua mà họ vẫn chưa dám thi hành án:
“Tôi
thấy rằng là cơ quan chức năng họ cũng đang rất là ngại và sợ trách nhiệm. Cho
đến giờ phút này đã có ai dám quyết định thi hành bản án tử. Người ta bảo là
không có cơ sở để xem xét lại. Thế tại sao người ta không dám thi hành án tử
hình. Ngay cái việc bản án chưa được thi hành thì cũng cho thấy rằng người ta
cũng đang rất là sợ.”
-------------------------
Tin,
bài liên quan
Thời
Sự
Hơn
550 người yêu cầu tiến hành “Thủ tục đặc biệt” đối với ba vụ án oan
Những
tử tù đang kêu oan có cần xin ân xá?
Án
oan chủ yếu do yếu tố con người
Những
gia đình tử tù oan lâu nay không có Tết trọn vẹn
Liệu có tái thẩm vụ án Hồ Duy Hải với chứng cứ ngoại phạm mới?
No comments:
Post a Comment