Cù
Tuấn
biên dịch phóng sự của Nikkei Asia
Tóm
tắt:
Hitachi nộp đơn kiện lên Trọng tài Kinh tế tại TP.HCM trong dự án do Nhật Bản
chủ trì.
----
HÀ
NỘI –
Tuyến tàu điện ngầm đầu tiên được chờ đợi từ lâu của Việt Nam dự kiến sẽ được mở
tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) vào cuối năm nay, mặc dù sự chậm trễ đã cản
trở việc xây dựng đã khiến công ty Hitachi của Nhật Bản phải nộp đơn lên trọng
tài yêu cầu thành phố thanh toán trong bối cảnh chi phí chồng chất.
Tuyến
Metro số 1 TP.HCM sẽ kết nối ga Bến Thành ở trung tâm thành phố với các vùng
ngoại ô phía Đông, dài 19,7km. Chính phủ Nhật Bản đã cung cấp khoảng 200 tỷ yên
(1,37 tỷ USD theo tỷ giá hiện tại) tiền hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho
dự án này từ năm 2007 đến năm 2023.
Tuyến
tàu điện ngầm này ban đầu dự kiến đi vào hoạt động vào giữa những năm 2010,
nhưng mục tiêu hiện tại là cuối năm 2024.
Hitachi
cho biết: “Tính đến cuối tháng 7 năm 2024, các phương tiện đã có thể chạy trên
tất cả các đoạn đường và hiện chúng tôi đã sẵn sàng tiến hành các hoạt động đào
tạo và chạy thử cần thiết cho việc khai trương”.
Các
vấn đề phát sinh bao gồm sự chậm trễ trong thủ tục hành chính.
Chi
phí của dự án này đã tăng hơn gấp đôi so với kế hoạch ban đầu, do việc xây dựng
kéo dài đã khiến phải trả lương công nhân lâu hơn dự kiến và dẫn đến chi phí vật
liệu lớn hơn.
Hitachi
đã nộp đơn kiện lên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam vào năm 2023 với lý do
phát sinh thêm chi phí do chậm trễ trong xây dựng. Tập đoàn công nghiệp Nhật Bản
đòi TPHCM thanh toán khoảng 24 tỷ yên.
Hitachi
cho biết: “Chúng tôi đã nộp đơn ra trọng tài theo hợp đồng vì thành phố từ chối
thành lập Ủy ban trọng tài tranh chấp.”
TPHCM
nói với Nikkei rằng tuyên bố của Hitachi không có cơ sở pháp lý. Phương tiện
truyền thông địa phương cho rằng Hitachi là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ.
TPHCM
cho biết, việc tranh chấp với nhà thầu trong các công trình xây dựng là chuyện
thường ngày ở huyện. Một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản, đơn vị
đã nhận được đơn đặt hàng cho các đoạn đường ray trên mặt đất, và công ty xây dựng
địa phương Cienco 6 cũng được cho là đang vướng vào các tranh chấp.
Nikkei
gửi thư tới Chính phủ Việt Nam hỏi về việc tuyến tàu điện ngầm TP.HCM bị chậm
trễ nhưng không nhận được phản hồi.
Nhật
Bản đã sử dụng viện trợ phát triển ODA để phát triển cơ sở hạ tầng như đường
cao tốc và cầu ở Việt Nam, với tổng hỗ trợ vượt quá 3 nghìn tỷ yên.
Việc
chuyển giao công nghệ cũng có nhiều tiến bộ. Việc xây dựng đường sá mà Việt Nam
trước đây phụ thuộc vào Nhật Bản nay đã được các công ty địa phương thực hiện
trong những năm gần đây.
Tuy
nhiên, phía Việt Nam đã phàn nàn rằng thủ tục ODA của Nhật Bản là quá phức tạp.
Một người quản lý của một công ty nhà nước chuyên huy động vốn cho các dự án đầu
tư nói với truyền thông địa phương rằng “các khoản vay bằng đồng yên đi kèm với
gánh nặng lớn ngoài lãi suất và có thể tốn kém hơn so với việc vay từ các ngân
hàng thương mại”.
Tàu
điện ngầm Hồ Chí Minh chỉ là phần nổi của tảng băng trôi khi có thể thấy xung đột
về các dự án phát triển cơ sở hạ tầng khác nhau trên toàn quốc. Quy trình ra
quyết định không rõ ràng của Việt Nam và sự tranh giành quyền lực có thể cũng
đã góp phần vào các xung đột này.
Việt
Nam mong muốn Nhật Bản hỗ trợ xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam, với tổng
chi phí xây dựng 70 tỷ USD nhưng việc thu hút đầu tư từ các công ty Nhật Bản có
thể gặp khó khăn.
Ảnh:
https://www.facebook.com/photo?fbid=122139034598323532&set=a.122095297286323532
Khu
vực bán vé tại Ga Bến Thành.
#metrotphcm
#hitachi
#metrobenthanhsuoitien
Bài báo gốc https://asia.nikkei.com/.../Vietnam-s-first-subway-mired...
ASIA.NIKKEI.COM
Vietnam's
first subway mired in more delays amid planned 2024 start
Vietnam's first subway mired in more delays amid planned 2024
start
No comments:
Post a Comment