Ai sẽ thay ông Tô
Lâm làm chủ tịch nước?
29 tháng 8 2024,
13:03 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn7ljeg0jreo
Hiện
ông Tô Lâm đang giữ hai chức tổng bí thư và chủ tịch nước. Tuy nhiên, dự kiến
Quốc hội khóa 15 sẽ bầu chủ tịch nước trong cuộc họp thường kỳ vào tháng 10 và
Việt Nam sẽ quay trở về với bộ tứ quyền lực quen thuộc: Tứ Trụ.
Ông
Tô Lâm hiện đang kiêm nhiệm hai vị trí tổng bí thư và chủ tịch nước
Sau
khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, ông Tô Lâm hiện đang kiêm nhiệm cả
hai vai trò, vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Tuy
nhiên, theo thông báo chính thức của Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vào
ngày 26/8, Quốc hội sẽ bầu chức danh chủ tịch nước tại kỳ họp vào tháng 10 tới
đây.
Vì
sao ông Tô Lâm không kiêm nhiệm?
Xét
hệ thống Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị là cơ quan quyền lực nhất, gồm
các ủy viên với số lượng từ 13-19 người, khác nhau về tầm vóc chính trị.
Trong
Bộ Chính trị thì gồm Tứ Trụ là những lãnh đạo đứng đầu, được xếp hạng về quyền
lực từ trên xuống là tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội
và các chức danh này thường do những cá nhân khác nhau nắm giữ.
Tuy
vậy, giữa các ủy viên Bộ Chính trị và Tứ Trụ cũng có sự khác biệt về quyền lực.
Trong đó, vị trí tổng bí thư có thể được mô tả bằng thành ngữ Latin primus
inter pare (người đứng đầu đồng cấp), tức quyền lực cao hơn những người
còn lại.
Tuy
nhiên, với cốt lõi là tập thể lãnh đạo thì vị tổng bí thư cũng không thể áp đặt
ý chí của mình lên Bộ Chính trị mà phải dẫn dắt và tìm kiếm sự ủng hộ.
Và
dù Bộ Chính trị có nhất trí, đồng thuận thì trong nhiều vấn đề, bao gồm nhân sự,
ban hành các nghị quyết, quy định vẫn phải có sự thông qua của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng với 180 ủy viên (chưa tính 20 ủy viên dự khuyết).
Đây
là minh chứng cho mô hình tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và cũng là điều
mà cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường nhấn mạnh để tránh tình trạng cá nhân
độc đoán, chuyên quyền.
VIDEO
: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Sau Hồ Chí Minh, Trường Chinh, ngang Lê Duẩn'
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn7ljeg0jreo
Theo
đánh giá của các chuyên gia, từ sau thời Lê Duẩn, Việt Nam đã tránh mô hình nhất
thể hóa để tránh việc quyền lực tập trung quá nhiều vào một người.
Vào
năm 2018, sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, ông Nguyễn Phú Trọng đã
nắm giữ cả hai chức vụ tổng bí thư và chủ tịch nước. Tuy nhiên, việc này chỉ diễn
ra đến hết nhiệm kỳ Đại hội 12. Sau đó, ở Đại hội 13 vào năm 2021, ông Nguyễn
Xuân Phúc đã được Quốc hội bầu làm chủ tịch nước kế nhiệm.
Vì
vậy, chức danh chủ tịch nước được kiện toàn là điều sớm muộn.
Tại
cuộc gặp các cựu lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào ngày 15/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước Tô Lâm đã nói rõ ràng rằng sẽ kiện toàn các chức danh lãnh đạo cấp cao vào
tháng 10/2024, như một cách đánh tiếng với các "bậc bô lão" rằng sẽ
không có việc nhất thể hóa và không có sự thay đổi nào về cơ chế tập thể lãnh đạo.
Một
số chuyên gia đánh giá ông Tô Lâm làm vậy là khéo léo, thể hiện ông đang từng
bước thận trọng củng cố quyền lực trên cương vị tổng bí thư mà không làm phật
lòng, loại trừ, xa rời các phe cánh khác.
Trường
hợp của ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tô Lâm kiêm nhiệm nhìn vẻ ngoài có vẻ giống
nhau, nhưng xét về bản chất thì có chút khác biệt.
Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm được đánh giá không có bề dày kinh nghiệm như người
tiền nhiệm là cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ông Carl
Thayer,
giáo sư danh dự của Đại học New South Wales (Úc) chuyên phân tích chính trị Việt
Nam, nói với BBC ngày 29/8 rằng, ông Nguyễn Phú Trọng là người đã giữ chức tổng
bí thư từ năm 2011 và gánh vác trách nhiệm lẫn một khối lượng công việc nặng nề
hơn nhiều so với vị trí chủ tịch nước - chức danh mang tính nghi thức. Do đó,
ông Trọng dễ dàng làm tròn trọng trách cả hai vị trí.
Mặt
khác, ông Tô Lâm là người chỉ có kinh nghiệm làm bộ trưởng Công an trong hai
nhiệm kỳ trước khi được bầu làm chủ tịch nước vào tháng 5/2024.
Và
chỉ khoảng ba tháng sau đó, ông đã được chọn làm tổng bí thư nên thời gian chưa
đủ dài để đánh giá năng lực lãnh đạo của ông Tô Lâm trên cương vị người đứng đầu.
Nói cách khác, ông Tô Lâm có hồ sơ khá mỏng so với người tiền nhiệm. Với thời
gian lãnh đạo ngắn và trong một giai đoạn có nhiều xáo trộn, ông Tô Lâm có lẽ
cũng chưa tập hợp được sự ủng hộ đủ lớn để thực hiện con đường quyền lực tương
tự ông Trọng.
Theo
Giáo sư Carl Thayer, từ đây tới Đại hội Đảng 14 vào năm 2026, nếu vẫn kiêm nhiệm
hai chức vụ, ông Tô Lâm sẽ gánh vác nhiều trọng trách nặng nề. Vì thế, bầu chủ
tịch nước mới không chỉ giúp tránh tình trạng cá nhân thâu tóm quyền lực mà còn
để ông Tô Lâm tập trung làm tốt vai trò tổng bí thư.
"Có
thể một số lãnh đạo cấp cao tỏ ra kiêng kị về việc cho phép một người nắm giữ
quá nhiều quyền lực hoặc cân nhắc về những lo ngại của các nhà đầu tư nước
ngoài về sự ổn định chính trị ở Việt Nam. Vì thế, việc khôi phục lại cơ chế
lãnh đạo Tứ Trụ sẽ giúp trấn an những mối quan ngại," Giáo sư Thayer nói với
BBC.
Ai
thay ông Tô Lâm?
Hiện
Đảng Cộng sản Việt Nam có thể có hai lựa chọn:
·
Chọn
một phương án tạm thời, tức bầu một người giữ chức chủ tịch nước tới hết nhiệm
kỳ này (2021-2026) và sau đó sẽ bầu một người mới tại Đại hội 14;
·
Chọn
một phương án lâu dài, tức là chọn một người có đủ tiêu chuẩn và khả năng để tiếp
tục được bầu làm chủ tịch nước cho nhiệm kỳ kế tiếp (2026-2031).
Xét
theo Quy định 214-QĐ/TW của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn các chức danh, để
làm chủ tịch nước, cá nhân cần tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên.
Hiện trong Bộ Chính trị chỉ còn có ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính là thỏa
mãn yêu cầu đó.
Tuy
nhiên, Quy định 214 cũng nêu "trường hợp đặc biệt" cho Tứ Trụ, nếu ứng
viên không hội đủ một số tiêu chuẩn thì Ban Chấp hành Trung ương có thể quyết định
trường hợp ngoại lệ. Do đó, các ứng viên này chưa làm trọn một nhiệm kỳ trong Bộ
Chính trị thì vẫn được.
Lưu
ý, theo Điều 87 của Hiến pháp 2013, chủ tịch nước là do Quốc hội bầu trong số đại
biểu Quốc hội. Vì vậy, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên và Bộ trưởng Công an
Lương Tam Quang không thể được chọn do hai người này không là đại biểu Quốc hội
khóa 15.
Theo
Giáo sư Carl Thayer, có tin đồn rằng quân đội muốn đề bạt ứng cử viên của mình
vào vị trí chủ tịch nước để cân bằng quyền lực đối với bên công an.
Bộ
Chính trị hiện có 15 ủy viên, trong đó có sáu người xuất thân từ công an, ba
người từ quân đội. Ba người từ quân đội gồm: Thường trực Ban Bí thư Lương Cường,
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn
Trọng Nghĩa.
Trong
đó, Đại tướng Lương Cường được nhiều nhà quan sát nước ngoài đánh giá là ứng cử
viên nặng ký nhất trở thành chủ tịch nước, vì ông có thâm niên trong Trung ương
Đảng với ba khóa liên tiếp 11, 12 và 13. Ông là ủy viên Bộ Chính trị được bầu
vào đầu khóa. Bên cạnh đó, ông còn là một sĩ quan chuyên về chính trị.
Thường
trực Ban Bí thư Lương Cường được xem là ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí chủ
tịch nước
Xét
quá trình công tác của ông Lương Cường, có thể thấy con đường binh nghiệp của
ông Cường chủ yếu tập trung vào công tác chính trị, công tác đảng. Tại Việt
Nam, Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn diện, nên vai trò của cán bộ sĩ quan chính trị
trong quân đội luôn đặc biệt quan trọng. Vì vậy, cơ hội vào Tứ Trụ của ông
Lương Cường là rất cao.
Bên
cạnh đó, thường trực Ban Bí thư là một chức danh quan trọng, chỉ sau bốn chức vụ
trong Tứ Trụ và vị trí này có thể là bước đệm để ông Cường đua tranh chức tổng
bí thư.
Trong
lịch sử đã có trường hợp thượng tướng quân đội Lê Khả Phiêu thăng tiến từ vị
trí thường trực Ban Bí thư lên tổng bí thư sau khi ông Đỗ Mười nghỉ hưu.
Ông
Lương Cường quê ở Phú Thọ, sinh ngày 15/8/1957. Năm nay ông đã 67 tuổi và sẽ phải
về hưu nếu không giành được suất trường hợp đặc biệt hoặc nếu Đảng không thay đổi
quy định về tiêu chuẩn độ tuổi. Bởi lẽ, với những quy định hiện tại, chỉ có Tứ
Trụ mới được xét trường hợp đặc biệt.
Giáo
sư Zachary Abuza từ Đại học National War College (Mỹ) nhận định với BBC vào
ngày 29/8 rằng ông Lương Cường dù không còn phục vụ trong quân đội nhưng ông vẫn
được coi là đại diện cho lợi ích của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Bộ Chính
trị và quân đội được cho là đang cố gắng cân bằng ảnh hưởng với Bộ Công an.
Ứng
cử viên sáng giá thứ hai là Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang. Nếu ông Giang
làm chủ tịch nước, ông sẽ nối bước Đại tướng Lê Đức Anh, người thăng tiến lên
làm chủ tịch nước từ vị trí bộ trưởng Quốc phòng.
Ông Phan
Văn Giang quê
ở Nam Định, sinh ra ngày 14/10/1960 và sẽ qua tuổi 65 vào năm 2026, thời điểm
diễn ra Đại hội 14. Nếu không có suất vào Tứ Trụ hoặc thường trực Ban Bí thư, tức
được xét trường hợp đặc biệt, ông sẽ phải về hưu.
Đại
tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang là người nhận được nhiều phiếu
"tín nhiệm cao" nhất trong số những người được Quốc hội khóa 15 bầu,
phê chuẩn
Vào
tháng 10/2023, kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do
Quốc hội khóa 15 bầu, phê chuẩn thì Đại tướng Phan Văn Giang là người đứng đầu
về số phiếu "tín nhiệm cao" với 448 phiếu (chiếm 93,14%), ông chỉ có
4 phiếu "tín nhiệm thấp" (khoảng 0,83%). Điều này cho thấy, Đại tướng
Phan Văn Giang rất được các đại biểu Quốc hội, mà hơn 97% là đảng viên, tín nhiệm.
Một
nhân vật được Giáo sư Carl Thayer đề cập nữa là Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo
Trung ương.
Ông
Nghĩa quê ở Tiền Giang, sinh ngày 6/3/1962, sẽ 63 tuổi vào tháng 1/2026 và ông
vẫn còn cơ hội để vào Bộ Chính trị thêm một khóa nữa.
Thượng
tướng Nguyễn Trọng Nghĩa là người mới được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị hồi
tháng 5 nên khả năng ông làm chủ tịch nước không cao. Tuy nhiên, ông là một
chính trị gia đến từ miền Nam (quê Tiền Giang) nên việc bầu ông làm chủ tịch nước
sẽ giúp cân bằng tính vùng miền trong Tứ Trụ.
Chủ
tịch nước, Tổng Bí thư Tô
Lâm quê
Hưng Yên và Thủ tướng Phạm
Minh Chính quê
Thanh Hóa là miền Bắc, còn Chủ
tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn quê Hậu Giang là miền Nam.
Có
thể nói, giai đoạn 2021-2026 chứng kiến nhiều bất ổn nhất từ trước tới nay khi
liên tục có những thay đổi về nhân sự cấp cao, trong đó có chức danh chủ tịch
nước. Bộ Chính trị khóa 13 đã có đến bảy ủy viên mất chức so với đầu khóa,
trong đó có hai nhân vật trong Tứ Trụ và một nhà lãnh đạo lâu năm, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng, lại qua đời.
Tính
cả lần bầu chủ tịch nước vào tháng 10 sắp tới, nhiệm kỳ hiện tại có tổng cộng bốn
sự thay đổi chủ tịch nước: Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Tô Lâm và nhân vật
sắp được bầu vào tháng 10.
"Việc
bổ nhiệm một chủ tịch nước mới sẽ giúp khôi phục cơ cấu lãnh đạo Tứ Trụ và mang
lại sự an tâm cho các chính phủ nước ngoài cũng như các nhà đầu tư nước ngoài rằng
Việt Nam sẽ tiếp tụ duy trì được sự ổn định về mặt chính trị, từ đó chính sách
đối nội và đối ngoại cũng sẽ được duy trì, tránh những biến động bất ngờ,"
Giáo sư Thayer kết luận.
Thượng
tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.
---------------------------
Tin
liên quan
·
Công an và Quốc
phòng: Bộ nào có 'quyền lực chính trị' hơn?
21
tháng 5 năm 2024
·
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng và ngôi vị quyền lực: cuộc hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
30
tháng 7 năm 2024
·
Bãi cạn Sa Bin: Điểm
nóng tranh chấp mới giữa Trung Quốc và Philippines
28
tháng 8 năm 2024
No comments:
Post a Comment