Friday, November 30, 2018

XÚC PHẠM QUỐC KỲ (FB Đỗ Thành Nhân)




01/12/2018

Trên mạng đưa tin, Huỳnh Thục Vy bị kết án 33 tháng tù giam vì tội “xúc phạm Quốc kỳ” theo điều 351, Bộ Luật hình sự số 100/2015/QH13: “Điều 351. Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca: Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

Quốc kỳ theo Hiến pháp 2013: Điều 13, Khoản 1 “Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.”

Định nghĩa “xúc phạm: (là động từ) động chạm đến, làm tổn thương đến cái cao quý, thiêng liêng cần phải giữ gìn

Trên cơ sở Hiến pháp, Luật và ngôn ngữ, xin phân tích việc Huỳnh Thục Vy bị kết án 33 tháng tù giam dưới góc độ nhận thức chung của xã hội.

***

I. Hiến pháp chỉ mô tả Quốc kỳ, hoàn toàn không có một chữ nào nói Quốc kỳ là “cái cao quý, thiêng liêng cần phải giữ gìn”.

Cho nên định tội “xúc phạm Quốc kỳ” là hoàn toàn mơ hồ, cảm tính của những người nắm quyền lực. Khi Quốc kỳ không phải là cái “cao quý, thiêng liêng” mà chỉ mang tính biểu tượng; thì người ta thể hiện tình cảm như thế nào với cái biểu tượng đó là quyền con người được Hiến pháp công nhận.

Thực tế đại đa số Quốc kỳ được làm bằng vải. Vậy thì xin hỏi tất cả mọi người mảnh vải đó đến khi cũ rách thì người ta sẽ làm gì?

Người giàu vứt vào giỏ rác chung với những thứ bẩn thỉu nhất trong gia đình, ở nông thôn vứt vào bếp. Người nghèo tái sử dụng: lau nhà, lau bàn ghế, thậm chí làm tả lót cho các cháu bé mới sinh. Tất cả những người này đều có đầy đủ nhận thức hành vi, cho nên tất cả những người này đều phạm tội “cố ý xúc phạm Quốc kỳ”. Tôi cũng xin tự thú đã từng phạm tội này.

Nếu Huỳnh Thục Vy xịt sơn vào lá cờ, có nghĩa là miếng vải này không còn là “Quốc kỳ” nữa (chưa biết kích thước có phù hợp với quy chuẩn Quốc kỳ hay không); thì không thể nói là Huỳnh Thục Vy “xúc phạm Quốc kỳ” được.

Hồi nhỏ, Mẹ tôi thường lấy cờ cũ may quần xà lỏn cho anh em chúng tôi mặc; nếu có xúc phạm thì phải gọi là “xúc phạmquần xà lỏn” (hoặc cái trong quần xà lỏn) mới phù hợp.

Các quan tòa hoàn toàn suy diễn để buộc tội:

1. Hành vi cắt lá cờ (may xà lỏn của Mẹ tôi), phun sơn lên lá cờ (Huỳnh Thục Vy), … không thể xác nhận là hành vi “xúc phạm” (dù vô tình hay cố ý);

2. Một miếng vải khi đã không phù hợp quy chuẩn theo Hiến pháp (như: không còn là hình chữ nhật, tỷ lệ dài = 1,5 rộng; không còn nền đỏ hay sao vàng 5 cánh) thì không thể gọi là “Quốc kỳ” được.

Cho thấy chính các quan tòa đã cố tình chà đạp lên Hiến pháp.

II. Chỉ ra tội “xúc phạm Quốc kỳ”

Xét trên 3 yếu tố Hiến pháp, Luật và ngôn ngữ ở trên; tôi chỉ ra tội “xúc phạm Quốc kỳ” và đề nghị Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa thực thi công lý:

1. Sau những trận bóng đá, nếu đội tuyển Việt Nam thắng thì còn đỡ, đội tuyển thua thì những lá cờ được đối xử chẳng khác gì tác nhân gây ra thất bại; hình ảnh phản cảm rất nhiều đề nghị cộng đồng mạng cung cấp hình ảnh để cơ quan chức năng xử phạt tội “xúc phạm Quốc kỳ”.

Tôi chỉ đưa ra một hình ảnh mà ngay cả phạm trù đạo đức cũng không chấp nhận (xem hình):


2. Để cấu thành tội “xúc phạm” thì Quốc kỳ phải là cái “cao quý, thiêng liêng”.

Tuy nhiên, trong nhiều sự kiện trọng đại của quốc gia, địa phương bên cạnh Quốc kỳ là tấm vải cùng màu và kích thước, nhưng có hình búa liềm, tạm gọi là cờ đỏ búa liềm (xem hình):


Hiến pháp thừa nhận và tôn vinh Quốc kỳ, nhưng không có dòng nào nói về “cờ đỏ búa liềm”.

Rõ ràng đặt một vật “cao quý, thiêng liêng” ngang hàng với một vật khác không được định danh; chẳng khác gì đưa một người không tên tuổi, tiếp đón nguyên thủ quốc gia trong ngoại giao. Chính điều đó mới là sự xúc phạm: quốc kỳ và quốc thể.

Lịch sử ghi nhận trong những giờ phút trọng đại nhất, như: trên lễ đài ngày ông Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, hay hình ảnh các đoàn quân đánh chiếm Việt Nam cộng hòa, hoàn toàn vắng bóng “cờ đỏ búa liềm”; nhưng đến khi hòa bình thì “cờ đỏ búa liềm” lại sánh ngang với Quốc kỳ: đó là một sự xúc phạm.



Ghi chú: búa liềm và quốc tế ca dành cho các nghi thức của những người cộng sản; còn Quốc kỳ và Quốc ca của nhân dân.

3. Sự kiện ngoại giao tổ chức ở Việt Nam “Đối ngoại Quốc hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng” được đưa lên chương trình thời sự VTV1 lúc 19 giờ ngày 16/8/2018: Hoàn toàn không có Quốc kỳ (hay biểu tượng của Quốc kỳ).

Là người từng sống ở miền Nam trước 1975, tôi thấy phông nền phía sau diễn đàn được cách điệu rất đẹp. Xem hình:



Tuy nhiên hình ảnh này có thể vẫn bị suy diễn là … “xúc phạm”, nặng hơn là “phản động”.

***

Cảm thán!

Rõ ràng kết án Huỳnh Thục Vy xịt sơn lá cờ, tịch thu áo nền vàng 3 sọc đỏ với 33 tháng tù giam là bản án của rừng rú hoang dã của loài thú ăn thịt; hoặc là “một bản án bất công và là một vụ án có nhiều động cơ chính trị” theo luật sư Đặng Đình Mạnh (BBC)

Với hệ thống tư pháp này thì mọi người dân đều có khả năng bị kết án tù với tội danh “xúc phạm Quốc kỳ” như phân tích ở phần I, cũng như tội danh “bôi nhọ lãnh đạo”!

Mong được an toàn, từ nhiều năm nay tôi không mua cờ để cắm nữa; đơn giản là vì sau một năm cờ cũ rách không biết làm gì để khỏi phạm tội. Đến khi bầu cử là gạch tên tất cả để xác nhận không có lãnh đạo tránh phải phạm tội “bôi nhọ”.


------------------------

RFA
2018-11-30

Nhà hoạt động nữ Huỳnh Thục Vy vào ngày 30 tháng 11 bị tòa án tại Buôn Hồ, tỉnh Dak Lak tuyên án 2 năm 9 tháng tù giam với cáo buộc ‘xúc phạm quốc kỳ’ theo điều 276 Bộ Luật Hình Sự - "Xúc phạm Quốc kỳ".

Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy.  Photo: RFA

Hiện cô này đang có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên bản án sẽ có hiệu lực khi con của cô tròn 3 tuổi; tuy nhiên hiện nay cô không được phép rời khỏi nơi cư trú.

Nói với đài Á Châu Tự Do sau phiên xử, Huỳnh Thục Vy cho biết luật sư đại diện cho cô đã đưa ra những luận điểm phản bác lại cáo buộc tại toà:

"Luật sư nói có 3 điều. Điều thứ nhất là không có lá cờ nào màu đỏ có ngôi sao vàng nào cũng được gọi là quốc kỳ, bởi vì muốn gọi là quốc kỳ thì lá cờ đỏ có ngôi sao vàng ở giữa phải đúng với kích thước đã được quy định trong hiến pháp và hai lá cờ mà Thục Vy đã xịt sơn lên, một lá bị dôi lên 2 phân, một lá bị dôi lên 4 phân không đúng quy định của hiến pháp nên lá cờ đó không phải là của quốc kỳ.
Điểm thứ hai mà luật sư Mạnh nói là cái điều mà Thục Vy nhắm vào thể chế chính trị chứ không nhằm vào danh dự quốc gia. Bởi vì theo luật quy định là xúc phạm quốc kỳ là xúc phạm danh dự quốc gia mà điều Thục Vy làm không phải là xúc phạm đất nước mà là bày tỏ sự phản khán chế độ độc tài và điều đó cho thấy Thục Vy là một người yêu nước, nhưng Thục Vy có một quan điểm khác với chế độ đang cai trị. Khoảng cách yêu nước của Thục Vy khác với những người thông thường.
Điều thứ ba là điều 276 của BLHS Việt Nam nó không phù hợp với công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị được quy định trong điều 19 là cho phép người dân có quyền xúc phạm quốc kỳ bởi vì quốc kỳ chỉ là biểu tượng của thể chế công thôi nên người dân có quyền đả kích nó".

Huỳnh Thục Vy cho biết tất cả các lập luận của luật sư biện hộ đều bị toà bác bỏ.

"Tòa án bình thường chỉ là một bản án bỏ túi đã được quyết định sẵn rồi là đập thôi.", Huỳnh Thục Vy nhận xét về phiên toà với Đài Á Châu Tự Do ngay sau phiên xử.

Ngay sau khi có bản án đối với nhà hoạt động nữ Huỳnh Thục Vy, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ra thông cáo nêu rõ quyết định bỏ tù cô Huỳnh Thục Vy chỉ vì hoạt động xịt sơn lên cờ đỏ sao vàng cho thấy mức độ cực đoan của biện pháp tấn công vào các nhà hoạt động và giới bloggers.

Human Rights Watch nêu rõ Việt Nam thực sự đứng ở cuối bảng những quốc gia Đông Nam Á trong vấn đề tôn trọng nhân quyền.

Vào ngày 29 tháng 11, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế- Amnesty International vào ngày 29 tháng 11 ra thông cáo kêu gọi chính phủ Việt Nam bãi bỏ cáo buộc ‘xúc phạm quốc kỳ’ đối với nhà hoạt động nữ Huỳnh Thục Vy mà tổ chức này cho là một cáo buộc lố bịch.

Cũng theo Ân Xá Quốc Tế thì cáo buộc như thế lên đến mức tấn công vào quyền tự do bày tỏ ý kiến của người dân.

Ông Nicholas Bequelin, Giám Đốc Khu Vực Đông và Đông Nam Á- Thái Bình Dương của Amnesty International, nói rõ rằng cáo buộc như thế chỉ nhằm bịt miệng một nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa và nhiệt tâm. Đây là một biện pháp truy tố mang động cơ chính trị mà cơ quan chức năng Việt Nam tiến hành nhằm đối lại hoạt động không ngưng nghỉ của cô Huỳnh Thục Vy trong nỗ lực phơi bày những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và buộc giới cầm quyền phải chịu trách nhiệm.

Biện pháp sử dụng cáo buộc ‘xúc phạm quốc kỳ’ nhằm hạn chế chỉ trích ôn hòa cho thấy rõ tình trạng đàn áp quyền tự do biểu đạt ngày càng tồi tệ tại Việt Nam.

Ân Xá Quốc Tế cho rằng sự xúc phạm thật sự ở đây là cơ quan chức năng thiếu tôn trọng đối với nhân quyền, luật pháp và các chuẩn mực quốc tế.

VIDEO :

--------------------------------

30/11/2018

Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy hôm 30/11 bị kết án 2 năm 9 tháng tù vì tội “xúc phạm quốc kỳ” theo điều 276 Bộ Luật hình sự, theo Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN).

Huỳnh Thục Vy tại phiên tòa hôm 30/11 ở Đắk Lắk. (Ảnh chụp màn hình Thể Thao &Văn Hóa)

Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, cho biết bị can 33 tuổi, do “coi thường pháp luật của Nhà nước” đã xịt sơn lên cờ tổ quốc vào ngày 1/9/2017.

Vẫn theo cáo trạng được TTXVN trích dẫn, nữ bị can “dùng bình sơn mini xịt sơn màu trắng lên chính giữa ngôi sao của hai lá cờ tổ quốc do Ủy ban Nhân dân phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ cắm trước số nhà 1222 và 1224, đường Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 72 năm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước 2/9/2017.”

“Sau khi xịt sơn, Vy lấy điện thoại di động chụp hình mình cùng lá cờ bị xịt sơn rồi điều khiển xe máy về nhà,” theo cáo trạng đọc tại tòa. Cùng ngày, Vy đã đăng hình ảnh chụp với hai lá cờ tổ quốc bị xịt sơn lên mạng xã hội Facebook với nội dung “Phản đối lễ lạt bằng cờ đỏ sơn trắng.”

Ngay trước ngày diễn ra phiên tòa xét xử nhà hoạt động này, tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) có trụ sở ở Mỹ nói đây là một cáo buộc “lố bịch” và cho rằng điều này làm tăng thêm sự đàn áp của nhà cầm quyền vào quyền tự do biểu đạt.

Các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam hiếm khi bị kết án với cáo buộc mà Thục Vy vừa nhận, có mức án tối đa là 3 năm tù giam. Ân xá Quốc tế cho rằng đây là một dấu hiệu của việc chính quyền tăng cường đàn áp đối với sự chống đối ôn hòa ở Việt Nam.

“Đây là một sự truy tố có mục đích chính trị của nhà cầm quyền để đáp trả những nỗ lực không mệt mỏi của Huỳnh Thục Vy trong việc phanh phui những vi phạm nhân quyền của Việt Nam và việc cô có một tài khoản (mạng xã hội) có nhiều người theo dõi,” Nicholas Bequelin, giám đốc khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của tổ chức có trụ sở ở New York nói trong một tuyên bố đăng trên trang web của tổ chức này hôm 29/11.

“Việc những giới chức cầm quyền sử dụng cáo buộc ‘xúc phạm cờ tổ quốc’ để đàn áp những chỉ trích ôn hòa đã cho thấy rõ việc đàn áp ngày càng tồi tệ hơn vào quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam,” ông Bequelin nói. “Điều thực sự xúc phạm ở đây là nhà cầm quyền thiếu sự tôn trọng đối với các chuẩn mực về nhân quyền và luật quốc tế.”

Thục Vy là người sáng lập của tổ chức Hội phụ nữ Nhân quyền Việt Nam với mục tiêu ủng hộ những nhà hoạt động nhân quyền là phụ nữ trên toàn quốc. Các bài viết trên blog của Thục Vy thường về những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, bao gồm cả việc truy tố những người thuộc cộng đồng dân tộc thiểu số.

Bên cạnh mức án tù gần 3 năm, Tòa án nhân dân thị xã Buôn Hồ còn ra lệnh cấm Thục Vy đi khỏi nơi cư trú cũng như cấm cô xuất cảnh ra khỏi Việt Nam.

VIDEO :






No comments: