Đòi độc lập cho
Catalonia ở Tây Ban Nha: Vi hiến cũng làm
The
Economist
Quỳnh Vi tổng hợp & lược dịch
Oct
04, 2017 01:46 pm
Ngày
1/10/2017, hơn hai triệu dân vùng tự trị Catalonia, một khu vực sung túc và thịnh
vượng nằm ở vùng Đông Bắc Tây Ban Nha – quê nhà của đội tuyển bóng đá Barcelona
– đã ồ ạt kéo xuống đường bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý đòi ly khai và
tuyên bố độc lập tại đây. Đó có lẽ là hình ảnh mà Thủ tướng Mariano
Rajoy của Tây Ban Nha không muốn nhìn thấy nhất. Vị thủ tướng đầy bảo thủ
này từng thề là sẽ dùng mọi biện pháp để nó không thể xảy ra.
·
Quỳnh Vi tổng hợp và lược dịch từ The Economist
– Why
the referendum on Catalan independence is illegal
Thủ
tướng Rajoy đã dựa vào hệ thống tòa án để ngăn chặn cuộc trưng cầu dân ý, với lập
luận rằng, nhà nước pháp quyền là nền tảng của một thể chế dân chủ. Tòa Bảo hiến
Tây Ban Nha vốn đã tuyên phán, hành vi trưng cầu dân ý để ly khai Tây Ban Nha của
người Catalonia là vi hiến. Vì vậy, chính quyền trung ương đã ra lệnh tạm giữ
14 vị quan chức, hầu hết là người Catalonia, có tham gia vào việc tổ chức bầu cử,
cũng như tịch thu 9.8 triệu lá phiếu.
Người dân Catalonia
đòi độc lập. Ảnh: Daily Express (UK)
Nhưng
bất chấp là Rajoy và chính quyền của ông ta có muốn hay không, thì cuộc trưng cầu
dân ý bị phán là vi hiến này vẫn xảy ra. 90% người bỏ phiếu đã đồng ý với Thủ
hiến Carles Puigdemon, ủng hộ quyết định đòi độc lập cho vùng tự trị
Catalonia .
Người dân Catalonia
tràn xuống đường ăn mừng Quốc khánh riêng của họ vào đầu tháng 9/2017. Ảnh:
David Ramos/Getty Images.
Lịch
sử mối quan hệ phức tạp giữa vùng Catalonia và nhà nước Tây Ban Nha
Là
một vùng đất trù phú và giàu có, với 7.5 triệu dân (tương đương 16% dân số toàn
quốc) cùng mức đóng góp 19% cho GDP của Tây Ban Nha hằng năm, Catalonia là một
phần gắn liền với quốc gia này từ thế kỷ thứ 16.
Tuy
họ có ngôn ngữ và văn hóa riêng, tinh thần dân tộc chủ nghĩa chỉ mới nổi lên
trong một bộ phận dân chúng Catalonia trong thời gian gần đây.
Khi
Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1978 được thông qua, đã có 90% dân vùng Catalonia
công nhận nó. Hiến pháp 1978 cho phép Catalonia có rất nhiều quyền lực, nhưng đồng
thời cùng khẳng định “lãnh thổ toàn vẹn và thống nhất của Tây Ban Nha.”
Catalonia là một khu vực tự trị, có quốc hội và chính phủ riêng, mà người đứng
đầu chính phủ là vị thủ hiến. Tuy nhiên, theo Hiến pháp 1978, chỉ có
Quốc hội của Tây Ban Nha mới có quyền sửa đổi hiến pháp.
Và
đó là lý do mà Tòa Bảo hiến đã tuyên phán cuộc trưng cầu dân ý đòi ly khai ở
Catalonia là vi hiến. Nhưng cho dù tòa phán như thế, người Catalonia vẫn hành động.
Làn sóng đòi độc lập ở
Catalonia gia tăng trong thời gian vừa qua. Ảnh: Euronews.
Đã
có hai việc khiến cho ngày càng có nhiều người ủng hộ phe ly khai đòi độc
lập trong thời gian vừa qua. Trước hết, Tòa Bảo hiến không những phán cuộc
trưng cầu dân ý là vi hiến, mà còn từ chối mở rộng quyền tự trị của Catalonia.
Thứ
hai và là điều trọng yếu hơn, đó là các chính trị gia mang hơi hướm dân tộc chủ
nghĩa ở Barcelona đã thành công trong việc khiến cho ngày càng có nhiều người
dân bày tỏ nỗi oán ghét của họ đối với các lãnh đạo trung ương ở Madrid, sau
cơn khủng hoảng tài chính năm 2009. Các đảng phái chính trị cổ xuý việc
ly khai khỏi Tây Ban Nha đã đạt được một chiến thắng sít sao năm 2015 ở
Catalonia.
Và
thế là từ các nhà tiểu tư sản mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa, cho đến
phe chống tư bản chủ nghĩa theo tư tưởng vô chính phủ, tất cả bọn họ giờ
đây đã đứng chung dưới một ngọn cờ. Một lực lượng thống nhất đã được thành lập
để thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề ly khai. Họ gọi đó là “quyền tự
quyết”.
Thủ hiến vùng tự trị
Catalonia và là phe chủ trương độc lập, Carles Puigdemont. Ảnh:
Diariocrítico.com
Cuộc
vận động đòi ly khai năm 2017 ở Catalonia và cuộc trưng cầu dân ý ngày
1/10/2017
Vào
đầu tháng 9/2017, mặt trận ly khai nói trên đã thành công đòi hỏi Quốc hội
Catalonia thông qua hai đạo luật. Thứ nhất, Quốc hội chấp nhận tổ chức một cuộc
trưng cầu dân ý. Sau khi có kết quả đồng thuận đa số, thì đạo luật thứ hai yêu
cầu Quốc hội phải ngay lập tức tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha.
Thủ
hiến Puigdemont không chỉ muốn thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý ở
Catalonia, mà ông ta muốn nó còn phải “có giá trị pháp lý.” Nên công bằng
mà nói, thì chính quyền Tây Ban Nha cũng thành công đôi chút trong việc “phá
bĩnh” kế hoạch nguyên thủy của Carles Puigdemont và Nội các của ông ta.
Trước
tiên, Tòa Bảo Hiến Tây Ban Nha đã tuyên phán Quốc hội Catalina phải ngừng thực
thi vô thời hạn cả hai điều luật nói trên vì chúng vi hiến.
Sau
đó, Rajoy đã điều cảnh sát cơ động của Tây Ban Nha đến Catalonia để ngăn cản cuộc
trưng cầu dân ý. Họ đã đóng cửa được khoảng 300 điểm bỏ phiếu, khiến cho hàng
nghìn người bị thương vì những xung đột giữa cảnh sát và người đi bầu. Thế
nhưng, cho dù là cảnh sát đã cố gắng để trấn áp, thì hàng nghìn địa điểm bỏ phiếu
khác vẫn hoạt động được khắp vùng Catalonia. Chưa hết, một cuộc chiến trên mạng
liên quan đến việc các cử tri đăng nhập không được vào trang ghi danh để bầu đã
nổ ra.
Đụng
độ giữa cảnh sát Tây Ban Nha và người dân Catalonia ngày bỏ phiếu. Ảnh: VOV
News.
Các
cáo buộc về việc cảnh sát Tây Ban Nha sử dụng vũ lực để đàng áp người đi bầu
cũng được tung ra. Phe Puigdemont công bố một số đoạn video cho thấy cảnh sát
Tây Ban Nha đã đánh đập những người biểu tình xếp hàng trước các địa điểm bỏ
phiếu, trong đó có cả hình ảnh một bà cụ lấm lem trong máu.
“Ngày
hôm nay, chính quyền Tây Ban Nha đã thua lại càng thua, và các công dân Catalan
thì lại có thêm một lần chiến thắng,” Carles Puigdemont đã tuyên bố như thế sau
khi bỏ phiếu gần thành phố Girona. Theo chính quyền Catalonia, đã có trên dưới
844 người dân và 12 viên cảnh sát bị thương trong các trận xô xát hôm
1/10/2017.
Tuy
nhiên, không phải khu vực nào của vùng Catalonia cũng đụng độ trong bạo lực với
cảnh sát. Tại Barcelona và một số nơi khác, người dân đã trật tự xếp hàng hằng
giờ để bỏ phiếu một cách ôn hòa – trong niềm hoan hỉ của một chiến thắng cận kề.
Cảnh sát ở các nơi đó cũng chỉ đứng quan sát đoàn người, bỏ mặc là có một lệnh
cấm từ tòa án không cho phép cuộc trưng cầu dân ý được phép xảy ra vì lý do vi
hiến.
Người dân thị xã Vic
an ổn đi bầu. Ảnh: Reuters.
Tại
thị xã Vic, cách Barcelona khoảng 70 km về phía Bắc – một điểm nóng của phe đòi
độc lập – tất cả tám điểm bầu cử đều mở. Các nữ tu, người mù, người ngồi xe
lăn, các bà mẹ ôm con nhỏ – tất cả mọi người đều tràn đến các điểm bỏ phiếu. Thị
trưởng tại đó, bà Ana Erra, một người ủng hộ phe độc lập, đã hy vọng sẽ có ít
nhất 90% trong số 20.000 cử tri tại đây đi bầu.
Đến
cuối cùng, không ai có thể phủ nhận là Puigdemont và chính quyền ủng hộ độc lập
cho Catalonia đã tạm chiến thắng vào ngày 1/10/2017.
Phe
chính phủ Catalonia cho biết, có gần 2.3 triệu cử tri đã đi bầu và họ có được 2
triệu phiếu “đồng ý” với việc ly khai Tây Ban Nha. Thế nhưng, điều này có nghĩa
là có hơn phân nửa tổng dân số ở đây không bỏ phiếu đồng ý. Con số này
không sai biệt lắm so với lần lấy ý kiến trước vào năm 2014.
Những
người phản đối việc ly khai thì vốn đã tự động tránh xa thị phi lần này. Kết quả
bầu cử từ phe ly khai cũng không được kiểm chứng độc lập. Áp lực từ phía tòa án
đã khiến cho một cơ chế cử tri đoàn ad hoc bị hủy bỏ. Cảnh sát Tây Ban
Nha cũng đã tịch thu vài thùng phiếu mang đi.
Thủ tướng Mariano
Rajoy của Tây Ban Nha. Ảnh: BBC.
Chính
sách sai lầm của Thủ tướng Mariano Rajoy đối với Catalonia và những hệ lụy của
nó
Đây
không phải là lần đầu tiên chính quyền Tây Ban Nha phải đối mặt với vấn đề
Catalonia muốn ly khai và tuyên bố độc lập. Và có lẽ sức kiên nhẫn của bất kỳ
nhà cầm quyền nào cũng rất dễ dàng bị khiêu khích bởi những tuyên bố từ Thủ hiến
Puigdemont.
Tuy
nhiên, chính phủ của Thủ tướng Rajoy lại bị chỉ trích rất nặng nề lần này vì
chính ông ta là người đã từ chối (từ vài năm trước) yêu cầu ngồi xuống thương
thảo và xem xét những bất mãn của người dân Catalonia đối với chính quyền trung
ương.
Nhiều
người nhận xét, Tây Ban Nha vốn là một nền dân chủ đầy sức sống, chứ có đâu là
một nhà nước toàn trị như một số người Catalonia gán ghép. Thế nhưng, chính cái
cách xử sự của Rajoy trong toàn bộ quá trình đã cho thấy bản lĩnh chính trị hạn
hẹp của ông ấy.
Ngay
cái đêm trước ngày bỏ phiếu, Rajoy vẫn cương quyết khẳng định là “chẳng có cuộc
trưng cầu dân ý nào cả”, mà tất cả chỉ là một “vở kịch” dàn dựng qua loa. Ông
ta lên tiếng cảm ơn các lực lượng an ninh, và an ủi họ, “chúng ta chỉ là làm
đúng những gì mà mình bị bắt buộc phải làm” để tuân thủ pháp luật mà thôi.
Rajoy
còn nhấn mạnh thêm, chính quyền tự trị của Catalonia mới là kẻ phải chịu trách
nhiệm toàn bộ vụ việc, nhưng cũng không quên chèn vào một câu, đó là ông vẫn muốn
mời mọi người ngồi lại để thảo luận về vấn đề này.
Nhưng
cái kiểu đặt cược rằng theo thời gian, kinh tế Tây Ban Nha sẽ hồi phục và giải
tỏa được những bất bình của người dân như Thủ tướng Rajoy đã làm, thì còn là một
phương pháp sai lầm hơn. Người dân vốn bất mãn với tình hình nguyên trạng của
xã hội, mà nỗi oán hận đó không phải là một nhu cầu pháp lý. Đó vốn là một nhu
cầu chính trị.
Người dân muốn thông
qua cuộc bỏ phiếu để bày tỏ bất mãn. Ảnh: Skynews.
Sau
trưng cầu dân ý không có nghĩa là Catalonia ngay lập tức trở thành một quốc gia
Thủ
hiến Puigdemont đã sử dụng thành công phương pháp vận động quần chúng kiểu dân
túy với hàng nghìn người biểu tình ở Barcelona phản đối cách hành xử của chính
quyền Tây Ban Nha. Nhưng mong muốn “hợp pháp hóa” cuộc trưng cầu dân ý thì vẫn
chưa đạt được. Tương tự như cuộc bỏ phiếu không chính thức vào năm 2014,
Puigdemont vẫn không có đủ lực lượng ủng hộ để có thể thực sự biến vùng
Catalonia thành một quốc gia độc lập.
Thị
trưởng Ana Erra của thị xã Vic có thể là một số nhỏ trong những người tin vào
chủ nghĩa dân tộc, mà lại hoài nghi rằng một bản tuyên ngôn độc lập đơn phương
sẽ là bước kết tiếp cho vùng Catalonia.
“Tận
đáy lòng mình, tôi dĩ nhiên muốn tin rằng điều đó sẽ xảy ra. Thế nhưng, lý trí
cho tôi biết là chúng tôi cần phải thực hiện mọi việc từng bước một,” bà giải
thích.
Các
cuộc thăm dò dư luận tại đây thường xuyên cho thấy, chỉ có 40-45% người dân
Catalonia ủng hộ độc lập khỏi Tây Ban Nha. Nhưng một số lớn hơn thì cho biết, họ
muốn thông qua cuộc trưng cầu dân ý để bày tỏ thái độ bất mãn đối với tình hình
nguyên trạng (status quo) tại đây.
Còn
riêng đối với Thủ hiến Puigdemont mà nói, thì tuyên ngôn độc lập đơn phương là
“nghĩa vụ của Quốc hội Catalonia đối với người dân lãnh thổ tự trị này.”
Thế
nhưng, trên toàn bộ lãnh thổ Tây Ban Nha, vấn đề Catalonia đã khiến cho người
dân tại nhiều thành phố khác xuống đường để phản đối việc vùng tự trị này đòi
ly khai. Người Tây Ban Nha quan ngại việc một bộ phận dân chúng đã bỏ mặc phán
quyết của Tòa Bảo hiến để tiếp tục bỏ phiếu đòi độc lập. Trong khi đó, không phải
người nào ở Catalonia cũng đều có suy nghĩ và hành động như vậy.
Người dân Catalonia. Ảnh:
Susana Vera/Reuters.
Luật
sư Xavier Cappells tại thị xã Vic là người thuộc “thành phần thứ ba” – những
người tuân thủ Hiến pháp Tây Ban Nha và phán quyết của tòa án, nhưng yêu cầu phạm
vi quyền tự trị của Catalonia được mở rộng hơn qua con đường cải cách hiến
pháp. Ông không bỏ phiếu bầu ngày 1/10/2017, vì cho rằng làm như thế là tạo ra
một tiền lệ tồi tệ cho cách hành xử theo kiểu “mục đích biện minh cho phương tiện”
khi bỏ mặc phán quyết của Tòa Bảo hiến.
Giờ
đây, một cuộc bầu cử khu vực có thể sẽ là bước kế tiếp, sau những gì đã xảy ra
ngày 1/10/2017. Chính quyền Tây Ban Nha phải chấp nhận sự thật là họ cần thương
thảo việc cải cách và sửa đổi hiến pháp để giải quyết các vấn đề liên quan đến
vùng tự trị Catalonia.
Đối
thoại là tối cần thiết, nhưng trong một môi trường căng thẳng mang đầy các cáo
buộc đến từ cả hai phe, thì việc muốn tìm ra tiếng nói chung sẽ không xảy ra
nhanh chóng mà cũng chẳng hề dễ làm.
No comments:
Post a Comment