Nick Bryant
BBC
News, New York
10 tháng 11 2016
Đây
chắc chắn là cuộc bầu cử khác thường nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, là một cuộc nổi
dậy chống lại nền tảng chính trị.
Không mấy người có thể đại diện cho thể chế chính
trị tốt hơn bà Hillary Clinton. Trong chiến dịch này, với hàng triệu cử tri giận
dữ, bà trở thành gương mặt của nền chính trị đổ vỡ.
Donald Trump đã thuyết phục được đủ lượng cử tri ở đủ
số bang rằng ông có thể đem lại giải pháp hàn gắn. Vị tỷ phú thành công trong
việc phác họa mình là kẻ hoàn toàn đứng ngoài hệ thống chính trị, chống lại đối
thủ là một người hoàn toàn đứng trong hệ thống đó. Ông là ứng viên nổi dậy.
Bà đại diện cho việc giữ nguyên hiện trạng.
Bà Hillary liên tục tuyên bố rằng bà là ứng viên có
có năng lực nhất cho vị trị tổng thống.
Bà liên tục nhắc tới lý lịch bản thân - kinh nghiệm
khi còn là đệ nhất phu nhân, thượng nghị sỹ của New York, ngoại trưởng.
Nhưng trong kỳ bầu cử điên loạn này, nơi có quá nhiều
sự giận dữ và bất bình, những ai ủng hộ Donald Trump coi việc có kinh nghiệm và
bằng cấp là điểm trừ lớn.
Rất nhiều người tôi đã nói chuyện trong chiến dịch
này - nhất là ở thành phố công nghiệp thép cũ Rust Belt - muốn có một doanh
nhân trong Tòa Bạch ốc hơn là một người theo nghiệp chính trị. Rõ ràng là họ
chán ghét Washington.
Thế nên, họ cũng ghét bà. Đó là cảm tính.
Tôi còn nhớ rất rõ khi nói chuyện với một phụ nữ
trung niên ở Tennessee, một người miền Nam đầy cuốn hút và vô cùng lịch lãm.
Nhưng khi nhắc tới Hillary Clinton, cách hành xử của bà thay đổi hẳn.
Từ lâu, bà Clinton đã gặp phải vấn đề về niềm tin,
đó cũng là lý do vì sao vụ tai tiếng thư điện tử lại phủ bóng rộng tới vậy. Bà
có vấn đề về sự chân thật. Bà được coi là bậc cao tu của tầng lớp tinh hoa bên
bờ Đông, nhìn xuống, cười nhạo lớp người lao động.
Sự giàu có mà gia đình Clinton có được kể từ khi rời
Tòa Bạch ốc không giúp ích gì cho bà trong chiến dịch này. Người ta thấy cặp
đôi từng là đệ nhất nước Mỹ không phải đi trong những chiếc xe limousine sang
trọng, mà là trên những chiếc phi cơ Lear Jet sang trọng.
Một lần nữa, sự giàu có của họ làm trầm trọng hơn vấn
đề với các cử tri ở tầng lớp lao động, đến mức mà người ta vui vẻ bỏ phiếu cho
một tài phiệt địa ốc.
Ở nơi có số phụ nữ bỏ phiếu đông hơn nam giới tới
hàng triệu người, người ta đã tưởng rằng giới tính là lợi thế lớn của bà. Nhưng
cũng rõ ràng là trong kỳ bầu cử sơ bộ trước đối thủ cùng đảng Bernie Sanders,
bà cũng đã rất chật vật vận động các nữ cử tri trẻ, nhất là trong bối cảnh bầu
ra một nữ tổng thống đầu tiên của đất nước nhằm phá bỏ ranh giới vô hình trong
nền chính trị toàn cầu.
Nhiều phụ nữ cũng không mấy hào hứng với bà. Một số
còn nhớ điều bị coi là nhận xét mang tính chê bai của bà khi còn là đệ nhất phu
nhân, khi bà nói bà nói không muốn ở nhà nướng bánh.
Khi Donald Trump cáo buộc chính bà đã phần nào gây
ra vụ ngoại tình của chồng, và về việc công kích những phụ nữ nói bị Bill
Clinton gạ gẫm, rất nhiều phụ nữ gật đầu đồng tình.
Lòng tin tuyệt đối, sự lỗi thời, thói phân biệt giới
tính cố hữu cũng phần nào là nguyên do: rất nhiều cử tri là nam giới không muốn
bầu cho một nữ tổng thống.
Trong một năm khi mà rất nhiều người Mỹ muốn có thay
đổi, bà dường như chỉ đưa ra những đề nghị không có gì mới.
Để một đảng có thể thắng lợi ở nhiệm kỳ thứ ba liên
tiếp vẫn luôn rất khó khăn. Đảng Dân chủ chưa từng làm được điều này kể từ hồi
thập niên 1940. Nhưng vấn đề còn tồi tệ hơn khi nhiều cử tri đã chán ngán với
nhà Clinton.
Bà Hillary Clinton không phải là một nhà vận động có
phong thái tự nhiên. Những bài phát biểu của bà thường vô vị và thậm chí máy
móc. Những gì bà nói nhiều khi nghe như chỉ là âm thanh - được tạo dựng từ trước,
và với một số người là thiếu chân thật.
Vụ tai tiếng thư điện tử gần đây lại được đưa ra săm
soi khiến độ ủng hộ dành cho bà bị phân tán đáng kể, và khiến bà kết thúc chiến
vận động tranh cử với một thông điệp tiêu cực.
Bà phải rất chật vật mới có thể tổng kết được tầm
nhìn của mình về nước Mỹ.
Câu slogan của bà, "Mạnh hơn khi bên nhau",
nghe vẫn không sinh động bằng "Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại" của ông
Trump. Thực thế, chiến dịch của bà Clinton đã thử qua hàng chục khẩu hiệu khác
nhau, cho thấy bà khó khăn trong việc đưa ra được một thông điệp.
Chiến dịch của bà cũng phạm phải những lỗi chiến thuật.
Nó tập trung nguồn lực và thời gian ở những bang mà bà không cần phải thắng,
như North Carolina và Ohio, thay vì dành thời gian mở rộng và củng cố bức tường
xanh, với 18 bang đã liên tục bỏ phiếu cho đảng Dân chủ trong sáu kỳ bầu cử
qua.
Ông Trump, với sự giúp sức của nhóm cử tri da trắng
thuộc tầng lớp lao động, phần nào đã phá bỏ được bức tường đó khi chiếm được
Pennsylvania và Wisconsin, những bang chưa từng bỏ phiếu cho Cộng hòa kể từ năm
1984.
Đây không chỉ là sự phủ nhận Hillary Clinton mà còn
là sự phủ nhận của phân nửa dân chúng nước Mỹ của Barack Obama, nhưng đó lại là
chuyện dành cho một ngày khác.
-------------------------------------
Anthony Zurcher
Phóng
viên Bắc Mỹ
9 tháng 11 2016
Donald
Trump đã lật ngược tất cả các dự đoán ngay từ đầu chiến dịch tranh cử cách đây
hơn một năm.
Rất ít người ngờ được ông Trump sẽ đứng ra tranh cử,
ông đã tranh cử. Họ nghĩ ông không thể giành thêm điểm trong các cuộc thăm dò ý
kiến, ông đã giành được thêm điểm. Họ nói ông không thắng được các cuộc bầu cử
thứ cấp, ông đã thắng. Họ nói ông không thể được bầu làm ứng viên của đảng Cộng
hòa, ông đã được bầu.
Cuối cùng, họ nói ông không có cách nào để cạnh
tranh, chứ đừng nói là chiến thắng cuộc tổng tuyển cử này.
Và giờ đây ông đã là tổng thống đắc cử Trump.
Dưới đây là 5 lý do khiến ông làm được điều nhiều
người không ngờ được và không thể hiểu được.
Làn
sóng da trắng ủng hộ Trump
Từng thành trì được đánh đổ. Từng bang một, Trump đã
giành được chiến thắng ở Ohio, Florida và North Carolina.
Điều đó làm bà Clinton bị quây trong "bức tường
xanh" và bức tường này cuối cùng cũng bị đổ.
Nơi bám trụ cuối cùng của đảng Dân chủ dựa vào sức mạnh
của Clinton ở các bang Tây bắc nước Mỹ. Đây là các bang đã hàng thế kỷ nay vốn
bỏ phiếu cho đảng Dân chủ, một phần dựa vào sự ủng hộ của các cử tri da đen và
giai cấp lao động da trắng.
Những người thuộc giai cấp lao động da trắng, nhất
là những người không có bằng đại học, cả phụ nữ và đàn ông, đã đồng loạt bỏ rơi
đảng Dân chủ. Những cử tri vùng nông thôn đi bỏ phiếu rất đông. Và những người
Mỹ cảm thấy họ bị chính phủ bỏ rơi và bị tụt hậu so với giới tinh hoa ở các
vùng bờ biển cũng đã lên tiếng.
Dù đảng Dân chủ giữ được những bang như Virginia và
Colorado, Wisconsin đã đổ - và theo đó là hy vọng làm tổng thống của bà
Clinton.
Sau cùng, bà Clinton đã thắng vòng bầu cử phổ thông
nhờ có sự ủng hộ mạnh mẽ ở các bang như California và New York, và đã thua ở mức
sát nút hơn dự đoán ở các bang đỏ vốn ủng hộ đảng Cộng hòa như Utah.
Làn sóng Trump đã tràn vào tất cả các bang nó cần tới.
Và tràn mạnh.
Một Donald không
hạ được
Ông Trump đã bôi nhọ cựu chiến binh có nhiều thành
tích John McCain.
Ông đã gây chiến với hãng tin Fox News và biên tập
viên được yêu mến, Megyn Kelly.
Ông đã gây tranh cãi mạnh khi ông được phỏng vấn về
lần ông đã chế nhạo một cựu hoa hậu gốc Latin khi cô tăng cân.
Ông đã đưa ra lời xin lỗi nửa vời khi đoạn băng
video quay ông khoác lác về những lần đề nghị tình dục với phụ nữ bị tiết lộ.
Ông ngắc ngứ trong ba vòng tranh luận tranh cử tổng
thống với các màn trình diễn ít có sự chuẩn bị.
Tất cả những điều đó không quan trọng. Dù ông bị mất
điểm trong các cuộc thăm dò sau mấy sự cố trên, sự ủng hộ của ông như là lò xo
- cuối cùng đã bật lại.
Có lẽ những vụ tai tiếng của Trump diễn ra nhiều quá
và nhanh quá nên đối thủ chưa kịp trở tay. Có lẽ tính cách và sức lôi cuốn của
ông Trump là quá mạnh, nên các vụ xì căng đan đã chóng qua. Vì lý do gì đi nữa,
không gì hạ được ông.
Người
ngoài cuộc
Ông Trump tranh cử chống lại đảng Dân chủ. Ông còn
chống lại quyền lực ngay trong đảng của mình.
Ông đã thắng tất cả.
Ông Trump lên ngôi nhờ đã hạ gục nhiều đối thủ thứ cấp
của đảng Cộng hòa . Một số người, kể cả Marco Rubio, Ted Cruz, Chris Christie
và Ben Carson, cuối cùng cũng phải chùn. Một số người cố chống chọi với Trump,
như Jeb Bush và Thống đốc bang Ohio John Kasich, bây giờ chỉ là người ngoài đảng
nhìn vào.
Còn những người còn lại trong đảng, từ người phát
ngôn của Thượng Nghị Viện Paul Ryan trở xuống thì sao? Ông Trump không cần đến
sự giúp đỡ của họ - và có thể ông đã thắng vì ông đã không ngần ngại phản đối họ.
Thái độ không cần ai hết của ông Trump đã thể hiện sự
độc lập và vị trí người ngoài cuộc của ông tại thời điểm mà nhiều người dân Mỹ
bất mãn với Washington (dù họ không đủ bất mãn để đến mức không bầu lại các hạ
nghị sĩ đang giữ ghế).
Các chính trị gia đã cảm nhận được tinh thần này của
dân chúng - chẳng hạn đại biểu Bernie Sanders của đảng Dân chủ, cũng như ông
Cruz. Tuy nhiên, không ai đã nắm bắt được tinh thần này bằng Trump, và ông đã
vào được nhà Nhà Trắng nhờ điều đó.
Nhân
tố Comey
Các cuộc thăm dò rõ ràng là đã sai khi dự đoán thành
phần và lựa chọn của các vùng bầu cử, nhất là ở các bang miền Trung Tây Mỹ. Tuy
nhiên, trong những ngày cuối cùng của chiến dịch, sự thật là các kết quả thăm
dò cho thấy hai đối thủ sát nút và Trump có thể có đường thắng cử.
Con đường này không hề rõ cách đây hai tuần, khi mà
giám đốc FBI James Comey đưa ra lá thư thông báo cơ quan này sẽ mở lại cuộc điều
tra về việc sử dụng email cá nhân của bà Clinton.
Đúng là thời điểm đó, các kết quả thăm dò cho thấy
khoảng cách đang thu hẹp, nhưng ông Trump được nhiều điểm nhất trong mấy tuần từ
khi ông Comey đưa ra lá thư đầu tiên thông báo mở lại cuộc điều tra, cho đến
khi ông có lá thư thứ hai nói FBI sẽ ngừng điều tra bà Clinton.
Dường như trong thời gian này, ông Trump đã củng cố
đại bản doanh của mình thành công, đưa những người có quan điểm bảo thủ lâu năm
về phe mình và làm tan vỡ hy vọng đưa ra thông điệp cuối chiến dịch ấn tượng với
các cử tri Mỹ của bà Clinton.
Tất nhiên, các động thái của ông Comey sẽ không bao
giờ là yếu tố quan trọng nếu bà Clinton luôn nghiêm chỉnh gửi tất cả các email
công việc của mình qua các máy chủ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Điều này sẽ còn
làm bà phải suy ngẫm lâu.
Tin
vào bản năng
Cuộc tranh cử của ông Trump là không truyền thống nhất
từ trước tới nay, nhưng cuối cùng ông lại thạo hơn tất cả các chuyên gia.
Ông chi nhiều tiền để mua mũ hơn là để thuê những
người dự đoán phiếu bầu. Ông đến vận động ở các bang như Wisconsin và Michigan
nơi mọi người nói ông không có khả năng thắng.
Ông tổ chức các cuộc gặp mặt cử tri lớn thay vì tập
trung gõ cửa từng nhà và vận động dân đi bầu.
Ông có cuộc đại hội chính trị quốc gia bất đồng và
có lúc hỗn loạn, và một bài phát biểu nhận chức ứng viên đen tối nhất trong các
bài phát biểu cùng loại trong lịch sử chính trị đương thời Mỹ.
Ông chi tiêu ít hơn rất nhiều so với chiến dịch
tranh cử của bà Clinton, cũng như ở vòng bầu cử đảng Cộng hòa thứ cấp. Ông lật
ngược các tôn chỉ làm thế nào để thắng cử tổng thống.
Tất cả các quyết định này của ông Trump - và nhiều
quyết định nữa - bị chế nhạo trong giới "hiểu biết".
Tuy nhiên, cuối cùng thì các quyết định của ông
Trump đã mang lại kết quả. Ông Trump và những người thân cận nhất của ông - con
cái ông và một số ít cố vấn - sẽ là người cười sau. Và họ sẽ làm điều đó từ Nhà
Trắng.
No comments:
Post a Comment