Anh
Vũ, thông tín viên RFA
2016-11-16
2016-11-16
.
Bạo
lực học đường (ảnh minh họa). File photo
.
Bạo
lực học đường hiện nay đang ngày càng phổ biến và lan rộng, đã trở thành một vấn
đề khiến các bậc phụ huynh lo lắng, mà còn là nỗi trăn trở của toàn xã hội.
Tình trạng này diễn ra thế nào, những người làm công tác giáo dục nói gì về vấn
đề này ?
Dư
luận lo lắng
Gần
đây, sự xuất hiện của những video clip quay cảnh học sinh đánh nhau xuất hiện
nhiều trên mạng xã hội, điều đó đã khiến dư luận hết sức lo lắng.
Theo
số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong báo cáo mới nhất, năm học vừa qua,
trên toàn quốc đã xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài
trường học. Bình quân cứ khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau.
Đánh
giá về hiện trạng bạo lực học đường hiện nay, theo báo Dân trí ngày 31/10/2016,
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn
Thị Nghĩa cho biết :
"Mức độ nghiêm
trọng của một số vụ việc bạo lực xảy ra ở trong và ngoài nhà trường, là một dấu
hiệu về sự sa sút đạo đức, lối sống, văn hoá ứng xử và yếu kém về kỹ năng sống
của một bộ phận học sinh hiện nay. Những vụ việc đó đã và đang làm đau lòng những
người làm giáo dục và gây lo lắng, bức xúc trong xã hội".
Ông Hoàng Oanh, một nhà giáo đã nghỉ
hưu ở Hà Nội thấy rằng, đây là một vấn đề xã hội hết sức trầm trọng, theo ông
đó là hệ quả của vấn đề nền tảng đạo đức xã hội đã bị phá vỡ, cũng như các
chính sách giáo dục sai lệch từ phía Nhà nước trong một thời gian dài. Ông nói:
"Bây giờ, trong
cuộc sống có một vấn đề tranh chấp rất nhỏ thôi thì người ta cũng sẵn sàng nổi
xung lên. Nhà trường bây giờ nhìn bên ngoài rất bình an, rất phẳng lặng, trong
rất có kỷ luật. Nhưng tiềm ẩn ở bên trong là nó sẵn sàng bùng phát thành bạo lực.
Đây là điều rất đáng buồn và vô cùng đáng sợ của ngành giáo dục".
Giải
thích hiện tượng xã hội này dưới góc độ khoa học tâm lý, một nữ Chuyên gia không muốn nêu danh tính,
thuộc Viện Khoa học Giáo dục lý giải :
"Chuyện học trò
đánh nhau là do sự khủng hoảng tâm lí của tuổi vị thành niên. Đó là cái tuổi dạy
thì, khi các em chưa có cơ hội giải phóng chính đáng, tất yếu sẽ giải phóng
thành bạo lực. Song phải thấy, ngay trong nội dung giáo dục, nhiều bài học của
các em học sinh hiện nay, vô tình đã nuôi dưỡng động cơ ấy".
Ảnh
minh họa. Screen capture from YouTube
Khi
được hỏi, nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng bạo lực trong nhà trường gia
tăng như hiện nay ?
Một phụ huynh học
sinh tại Hà nội cho
biết :
"Vấn đề bạo lực
học đường thì đã có từ lâu, không phải bây giờ mới có, cái đó bây giờ đã trở
thành một vấn nạn xã hội. Nó là hậu quả của việc nhà trường thì thiếu quan tâm
đến việc giáo dục nhân cách ; còn gia đình thì do mải mê làm ăn kinh tế dẫn đến
các em thiếu sự yêu thương săn sóc của gia đình và mặt trái của mạng xã hội
cũng như internet đã góp phần không nhỏ".
Nhà giáo Hoàng Oanh thấy rằng, nền tảng
đạo đức đã bị phá vỡ do luật pháp không được tôn trọng, cộng với việc toàn xã hội
bây giờ người ta tự nói dối lẫn nhau, thật giả lẫn lộn. Ông cho biết :
"Những mâu thuẫn
của các em học sinh là mâu thuẫn nhỏ, không phải mâu thuẫn lớn, nhưng từ anh hưởng
của xã hội là pháp luật không nghiêm nên người ta tự xử. Việc giáo dục đạo đức
cho học sinh không được quan tâm, vì nó không mang lại lời. Ngày xưa đi học, học
kém hay tư cách đạo đức có vấn đề, không đúng chuẩn mực thì phải ở lại lớp. Bây
giờ thì khác, học sinh lên lớp 100%, dù học kém, đạo đức kém nhưng vẫn cứ lên lớp
bình thường".
Giải
pháp ?
Trước
câu hỏi cần có các giải pháp nào để có thể chấn chỉnh và tiến tới chấm dứt tình
trạng bạo lực trong nhà trường ?
Nhà giáo Hoàng Oanh cũng cho biết thêm,
quan trọng là do việc giáo dục của nhà trường đã quên mất nhiệm vụ giáo dục con
người, là phải "tiên học lễ , hậu học văn". Ông khẳng định:
"Muốn giải quyết
được vấn đề ấy thì phải giải quyết trên toàn cục, xã hội cũng phải giải quyết
chứ đừng trông chờ vào ngành giáo dục thì không thể nào giải quyết được. Thấy
cô giáo thì vẫn dạy học trò tôn trọng luật giao thông, nhưng mà bố mẹ đưa đón
con đi học vẫn vượt đèn đỏ, chạy xe trên vỉa hè. Thậm chí ngay cả các thầy cô
giáo cũng vẫn vi phạm luật giao thông".
Ông Hoàng Oanh cho rằng, cần có các
biện pháp cụ thể, đặc biệt là chính sách và chiến lược phát triển giáo dục dựa
trên nền tảng một nền giáo dục khai phóng. Ông giải thích :
"Tất cả mọi thứ ở
Việt Nam đều ở dạng "nói vậy nhưng không phải vậy", cho nên bây giờ dạy
đạo đức bây giờ học trò nó nghe nó cứ buồn cười. Người lớn bây giờ không sợ
pháp luật, trẻ con đi học cũng chả sợ pháp luật, sợ nội quy hay kỷ luật của nhà
trường. Hễ có chuyện gì thì bố mẹ mang quà cáp đến cho thầy cô thì mọi cái lại
đâu vào đấy".
Theo
Tạp chí Giáo dục, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa, cho
rằng, để ngăn chặn và từng bước chấm dứt tình trạng bạo lực học đường rất cần sự
chung tay của toàn xã hội. Qua đó, để xây dựng môi trường giáo dục cũng như xã
hội lành mạnh, không bạo lực, tạo điều kiện cho học sinh có đạo đức trong sáng
và lành mạnh.
Nữ
chuyên gia giáo dục thấy rằng, nguyên nhân của việc này là do các em thiếu hụt
trầm trọng kỹ năng sống và đạo đức, do không được rèn luyện. Vì vậy việc đưa
giáo dục kỹ năng sống vào trường phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 là việc làm cấp
bách, để các em biết tôn trọng người khác, cũng như phải có ý thức lên tiếng
hay đấu tranh trước tệ nạn này. Theo bà, đây là vấn đề chung cần có sự nỗ lực lớn
của nhiều bộ phận trong xã hội. Bà nói :
"Cần nhớ rằng, mỗi
hành vi ứng xử của học sinh trong cuộc sống thường ngày đều là hệ quả của giáo
dục và đào tạo. Khái niệm giáo dục và đào tạo đề cập ở đây không giới hạn trong
nội hàm nhà trường mà rộng hơn với ba yếu tố : nhà trường - gia đình - xã hội".
Chúng
tôi đã nhiều lần liên lạc tới Vụ Giáo dục Trung học, thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo
để tìm hiểu về chủ trương giải quyết vấn đề này, song không nhận được sự trả lời.
Theo
báo CAND, Tiến sĩ Phùng Khắc Bình, nguyên Vụ trưởng thuộc Bộ Giáo dục
và Đào tạo thấy rằng, nhìn kiểu dáng hành hung, cách thức đánh nhau thì tôi thấy
hiện tượng này vô cùng nguy hiểm. Nếu không xử lý ngay hậu quả lớn hơn nhiều, sẽ
làm ảnh hưởng tới toàn bộ nhà trường và làm rối loạn xã hội.
Anh
Vũ,
thông tín viên RFA
Nguồn
: RFA, 16/11/2016
------------------------------
No comments:
Post a Comment