Tú Anh – RFI
Đăng
ngày 15-11-2016
Hâm nóng quan hệ Mỹ-
Nga là một trong những luận điểm tranh cử của Donald Trump trong chính sách đối
ngoại. Liệu tổng thống mới sẽ bỏ rơi đồng minh, rút quân ra khỏi NATO để làm
quà trao đổi với Vladimir Putin? Giới chuyên gia phân tích ra sao ?
Nhà
Trắng có chủ nhân mới vào lúc Liên Minh Bắc Đại Tây Dương tiến hành kế hoạch
tăng cường quân lực tại biên giới phía đông của Nga theo yêu cầu của Ba Lan và
ba nước Baltic sau vụ quần đảo Crimée của Ukraina bị Matxcơva sáp nhập vào năm
2014.
Trong
mùa tranh cử tổng thống Mỹ, Hillary Clinton tố cáo đối thủ Cộng Hòa sẽ triệt
thoái toàn bộ quân Mỹ ra khỏi châu Âu. Chiến thắng bất ngờ của ứng cử viên đảng
Cộng Hoà đã gây một trận địa chấn. Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương -
NATO - phải cảnh báo « không phải là lúc để Mỹ và châu Âu đường ai nấy
đi ». Trên thực tế, theo nhà bình luận Peter Apps của Reuters, ông
Donald Trump không bao giờ tuyên bố như thế mà chỉ nói rằng cơ cấu của NATO hiện
nay quá « kềnh càng và tốn kém », do vậy phải xem lại.
Cuối
tuần qua, báo Russia Today, tiếng nói của điện Kremlin phấn khởi đưa tin, trích
dẫn một nguồn tin báo chí Đức, theo đó NATO khẩn cấp chuẩn bị kế hoạch trong
trường hợp Mỹ rút hết quân.
Liệu
tân tổng thống Mỹ sẽ nhượng bộ những đòi hỏi của tổng thống Nga đến mức độ nào
?
Những
dấu hiệu đầu tiên như chủ nhân điện Kremlin đã nhanh chóng chúc mừng ông Donald
Trump ngay ngày 08/11 và trao đổi qua điện thoại hôm 14/11, thông báo «
bình thường hóa » cho phép suy đoán với Donald Trump, quan hệ Mỹ-Nga sẽ
không căng thẳng như với tổng thống George Bush và Barack Obama.
Chính
phủ Nga trông chờ rất nhiều ở chủ nhân mới tại Nhà Trắng, nhất là bỏ lệnh trừng
phạt sau vụ Ukraina. Tuy nhiên, tuần qua, thủ tướng Dmitri Medvedev thẩm định
các biện pháp trừng phạt sẽ tiếp tục có hiệu lực, ít ra trong một thời gian, chắc
chắn là phải có lý do.
Theo điện Kremlin, một số viên chức Nga
có « tiếp xúc » thường trực với ban tham mưu của ông Donald
Trump trong mùa bầu cử.
Một số cố vấn của ông Trump đã từng làm việc với tổng thống Ukraina bị lật đổ
Viktor Yanukovitch, một đồng minh của tổng thống Putin. Hai bên sẽ có dịp trắc
nghiệm mối quan hệ hỗ tương này trong những tháng tới.
Sau
bầu cử, giới chức Nga nói đến mở lại hợp tác Mỹ-Nga trên nhiều hồ sơ. Thế
nhưng, trong cuối tuần qua, Nga lại đặt thêm điều kiện nếu muốn giảm căng thẳng
thì phải giảm lực lượng NATO bố trí ở biên giới.
Thật
ra, theo chuyên gia Peter Apps, tính khí « đặc ứng » khó lường
của Donald Trump không cho phép suy đoán ông sẽ phản ứng ra sao khi đụng với thực
tế. Thêm vào đó, cũng như mọi tổng thống mới đắc cử, phải chờ khi Donald Trump
yên vị tại Nhà Trắng mới có thể biết ông sẽ làm gì.
Giới
phân tích không quên những lời tuyên bố của tổng thống Obama khi mới lên cũng
tuyên bố « xoay trục về châu Á ». Cuối cùng Mỹ lại tăng quân tại
châu Âu.
Do
vậy, kế hoạch « hiện diện tiền phương » của NATO ở phía đông sẽ
được tiếp tục trong năm tới. Nguy cơ xung đột ở Baltic không giảm nhưng cũng
khó lường với Donald Trump.
-------------------------------------------------
No comments:
Post a Comment