Jonathan
London và Vũ Quang Việt
4-11-2015
Chuyến
viếng thăm Hà Nội tuần này của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xảy ra đúng lúc
Bắc Kinh đang nỗ lực thay đổi hiện trạng trên Biển Đông qua việc xây dựng các đảo
nhân tạo.
Không
một chính phủ nào, ngoại trừ Trung Quốc, công nhận cái gọi là “đường chín đoạn”
mà Bắc Kinh đang dùng để đòi hỏi 90% diện tích Biển Đông. Tuy nhiên, hệ quả của
nó vẫn là sự gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Dù
sao đi nữa, việc Hoa Kỳ khởi động các cuộc tuần tra để xác định quyền tự do lưu
thông hàng hải trên Biển Đông bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép, cùng với việc
toà trọng tài ra phán quyết rằng họ có quyền phân xử những đòi hỏi của Trung Quốc,
đã khiến cho tất cả các bên còn lại, bao gồm cả Việt Nam, phải cân nhắc lại
toàn bộ những xung đột, cơ hội và các nguy cơ hiện hữu.
Học
giả David Arase tại Trung Quốc gần đây cho rằng các nước nhỏ hơn, như là Việt
Nam hay Philipine, có thể nâng cao vị thế của họ trong cuộc tranh chấp này bằng
cách tăng cường sự hợp tác, cùng nhau quyết tâm thực thi pháp luật, đồng thời bảo
vệ các chuẩn mực thông thường được quốc tế công nhận. Việc thừa nhận những sự hợp
tác, hay bất hợp tác, một cách có chọn lọc cũng có thể gây ảnh hưởng đến nền
chính trị trong khu vực.
Trong
bối cảnh bị chiếu bí bởi một cường quốc, ông David Arase nhận định, các nước nhỏ
có thể đề xuất các sự hợp tác liên-chính-phủ để tự bảo vệ quyền lợi và gia tăng
lợi ích cho mình, đồng thời tạo ra lợi ích cho các cường quốc.
Trước
những diễn biến gần đây, bao gồm các hành động của Trung Quốc trên biển Đông và
sự phát triển quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ và các cường quốc khác, Hà Nội nên
có những cách tiếp cận chủ động hơn. Việt Nam cần tỏ rõ các đòi hỏi lãnh thổ của
mình và chủ động giải quyết các tranh chấp còn lại với Philippine (cũng như với
Malaysia, nếu cần), đồng thời kêu gọi cả Indonesia.
Cụ
thể hơn, Hà Nội nên xem xét lại các đòi hỏi của họ đối với tất cả các bãi đá nằm
trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, Brunei, và Malaysia trên
hai cơ sở sau:
1.
Các
quốc gia trên đồng ý rằng tất cả các đảo nhỏ đang tranh chấp đều chỉ là những
bãi đá không đủ điều kiện sinh sống, trừ khi được xác định khác đi bởi luật quốc
tế, và như thế, chúng chỉ có 12 hải lý lãnh hải chứ không có vùng đặc quyền
kinh tế bao quanh; và
2.
3.
Các
quốc gia trên đồng ý nguyên tắc chia sẻ các nguồn tài nguyên nằm ngoài vùng đặc
quyền kinh tế của mỗi nước và ngoài vùng lãnh hải của các bãi đá.
Làm như vậy sẽ giới hạn
được sự tranh chấp và đưa các giải pháp trong tương lai hướng theo cơ sở luật
pháp quốc tế. Không những thế, nó còn chứng tỏ với đồng minh sự quyết tâm hợp
tác, ý muốn chia sẻ và niềm tin. Những người Việt nào còn mang nặng định kiến
rằng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều thuộc về Việt Nam cần có một tư
duy thực tế, thực tiễn và mang tính chiến lược lâu dài hơn.
Nếu Trung Quốc trở nên mềm mỏng để chấp nhận các nguyên tắc trên
thì đó sẽ là một bước đột phá. Bằng không thì Việt Nam và các bên vẫn có lợi
với những thay đổi này.
Việt Nam nên giúp hình thành một nhóm liên lạc để gia giảm, và
tiến tới triệt tiêu, những mối căng thẳng. Nếu cần, Hà Nội vẫn có thể mời Bắc
Kinh tham gia. Nhóm liên lạc này có thể bao gồm các thành viên của ASEAN, nhưng
nó không nên là một cơ chế phụ thuộc vào ASEAN vì một số thành viên có rất ít
quyền lợi trong cuộc tranh chấp. Thay vào đó, nhóm này nên tập hợp những thành
viên ASEAN có tranh chấp, cộng thêm Hoa Kỳ, Úc, Nhật, Ấn Độ, liên hiệp Châu Âu
và các nước nào khác có ảnh hưởng.
Hình thành một nhóm như vậy sẽ mang lại nhiều phương tiện để
thay đổi hiện trạng, tạo cơ hội chính trị để sửa đổi rộng hơn ngõ hầu mang lại
lợi ích quản trị lâu dài, và có thể là giải pháp cho mâu thuẫn hiện thời. Trong
trường hợp Bắc Kinh không chịu hợp tác, các nước ASEAN nên nghĩ đến việc phối
hợp với các nhóm khác để tuần tra biển Đông.
Nương theo các phán quyết của toà trọng tài, nhóm này có thể
phối hợp để hỗ trợ các hoạt động giải quyết mâu thuẫn nhờ trọng tài phân xử,
dùng các hành động hợp pháp và các biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc
tế để bảo vệ quyền tự do lưu thông, và giảm thiểu các hoạt động phi pháp dựa
trên đòi hỏi chủ quyền quá mức.
Mặc dù có những rủi ro nhất định cho việc hình thành một
nhóm nằm ngoài ASEAN, không có gì cản trở Việt Nam, Philipine, Malaysia và
Brunei gắn kết với nhau để đòi hỏi Trung Quốc tuân theo một số nguyên tắc chung
đạt được từ các hoạt động giữa ASEAN và Trung Quốc, hay việc khởi động các biện
pháp giải quyết
tranh chấp khác, như là cơ chế trọng tài phân xử.
Trực tiếp và công khai
Hà
Nội cũng nên đối mặt với Bắc Kinh một cách trực tiếp và công khai hơn. Họ có một
cơ hội lớn để làm điều này trong tuần, khi Tập Cận Bình tới thăm. Đây có thể là
bước khó khăn nhất về mặt chính trị cho đảng cộng sản Việt Nam, bởi vì
quan hệ của Đảng CSVN với Bắc Kinh xưa nay thường đi lối cửa sau, qua những đe
doạ ngầm hoặc gián tiếp. Việc đổi mới quan hệ Việt-Trung đã trở nên cấp thiết
hơn bao giờ hết, và nó sẽ giúp Hà Nội chứng tỏ quyết tâm giải quyết tranh chấp
với sự hỗ trợ từ bạn bè quốc tế trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Cụ
thể hơn hết, Hà Nội nên yêu cầu Bắc Kinh nói rõ, như chủ tịch Tập đã ám chỉ
trong cuộc gặp gỡ tổng thống Obama ngày 25 tháng 9, rằng ý nghĩa của “đường
chín đoạn” chỉ là đòi hỏi đối với các đảo trong Biển Đông. Sự minh bạch đó ít
nhất sẽ giúp xác định vùng tranh chấp dựa trên cơ sở diễn dịch Công ước Quốc tế
về luật Biển. Dù cho Bắc Kinh không trả lời, yêu cầu này vẫn sẽ giúp Hà Nội dễ
ăn nói hơn với các bên quốc tế liên quan, nếu cần.
Ông
Tập gần đây có nói: “Chúng tôi có quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, có quyền hợp
pháp và chính đáng đối với các quyền và lợi ích trên biển.”
Nhưng
ông lại lờ đi chuyện các yêu sách của Trung Quốc không dựa trên cơ sở luật pháp
quốc tế nào cả. Chính xác hơn, ông không dám công nhận rằng Bắc Kinh đã cố tình
thay đổi hiện trạng bằng vũ lực và đe doạ.
Bắc
Kinh và Hà Nội có các đoàn đàm phán cấp chính phủ để giải quyết tranh chấp lãnh
hải, cũng như có thoả thuận về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển
mà trong đó có nêu rõ rằng Việt Nam sẽ chỉ thảo luận các vấn đề song phương với
Trung Quốc.
Tuy
nhiên, Việt Nam cũng đã duy trì quan điểm đúng đắn rằng các nước khác trong
vùng cũng có thể - và cũng nên, tham gia vào các tranh chấp đa phương như trong
trường hợp căng thẳng mới đây. Trong bối cảnh khó thấy một thoả thuận lớn nào
trong tương lai gần, ít có khả năng Hà Nội sẽ quỳ luỵ trước những đòi hỏi của
ông Tập.
Xét
dòng lịch sử Việt Nam và tình trạng cụ thể hiện tại, việc Hà Nội khẳng định quyết
tâm không liên minh với bên thứ ba để chống lại bất cứ nước nào cũng có lý - ở
một chừng mực nhất định nào đó.
Dù
sao chăng nữa, một mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc là điều rất có lợi cho Việt
Nam. Nhưng không nên vì thế mà Hà Nội phải tránh né một vai trò chủ động hơn
trong việc định hình một cấu trúc mới cho khu vực.
Tương
lai dân tộc Việt Nam đang nằm trên bàn cân.
----------------------------
Bản
tiếng Việt do Hoài Vũ và Ian Bui dịch viết thể hiện quan điểm của hai tác giả
Jonathan London từ Hong Kong và Vũ Quang Việt từ New York. Bản tiếng Anh đã
đăng trên blog của Viện Chiến lược và Quốc tế học ( Cogitasia.com,
Hoa Kỳ).
No comments:
Post a Comment