Thứ Năm, 19/11/2015, 09:59 (GMT+7)
“Loại
bỏ” môn sử như một môn chính đồng nghĩa với việc “giảm bớt” nội dung truyền dạy
về truyền thống chống ngoại xâm, trong tình trạng biển đảo Việt Nam đang bị đe
dọa từ Trung Quốc… Ảnh: Nguyễn Vinh
(TBKTSG
ONLINE) Quanh việc Bộ giáo dục đưa ra Dự thảo chương trình giáo dục phổ
thông tổng thể, trong đó Lịch sử sẽ tích hợp với Giáo dục công dân và Giáo dục
quốc phòng để thành một môn mới “Công dân và Tổ quốc” với yêu cầu nhằm giáo dục
chính trị tư tưởng, dư luận xã hội lại một lần nữa “sôi lên” vì môn học này.
Những ý
kiến đồng thuận hay không với việc tích hợp, thậm chí có ý kiến khá cực đoan
khi cho rằng nên… bỏ luôn môn học này… đều được phân tích, lập luận, lý lẽ, dẫn
chứng chứ không chỉ là ý kiến mang tính cảm xúc nhất thời…
Điều
đáng nói là phần lớn các ý kiến gặp nhau ở một điểm: môn sử với chức năng và ý
nghĩa quan trọng của nó cần có vị thế độc lập, nhưng không thể tiếp tục dạy và
học lịch sử như cũ, cả về nội dung và phương pháp.
Kết luận
cuối cùng của bản Dự thảo này thế nào còn phải chờ “hạ hồi phân giải”, nhưng điều
cần đặt ra là vì sao từ nhiều năm qua tình trạng dạy và học môn lịch sử luôn
gây ra sự “bức xúc” nhưng khi nó đứng trước nguy cơ bị “biến mất” thì xã hội lại
gần như đồng loạt lên tiếng bênh vực nó?
Thật ra
những phản ứng của xã hội đã cho thấy, môn sử là trường hợp điển hình của thực
trạng “cải cách giáo dục” hàng chục năm qua. Điển hình vì nó thuộc khoa học xã
hội, vốn luôn phản ánh và gắn liền với thực trạng xã hội nói chung và ngành
nghiên cứu nói riêng, điển hình vì quan niệm tư duy dạy và học khoa học xã hội
như thế nào? Và điển hình vì như nhiều quốc gia khác ở châu Á, Việt Nam cũng có
truyền thống coi trọng văn chương, lịch sử trong nền giáo dục của nhiều thời đại.
Hiện
nay nói đến môn khoa học xã hội nào cũng có vấn đề chứ không chỉ riêng môn sử.
Môn văn được coi là môn chính năm nào cũng thi tốt nghiệp, nhưng tình trạng
“văn mẫu” rất đáng báo động và lên án bởi nó làm thui chột sự sáng tạo và tính
cá nhân trong cảm thụ văn chương; môn địa lý nếu năm nào không thi tốt nghiệp
thì gần như cũng bị bỏ lửng, mà thi xong thì cũng “chữ thầy trả thầy” vì kiến
thức địa lý “biết dùng làm gì?”.
Môn ngoại
ngữ cũng vậy, Anh văn là môn “thời thượng” nhưng từ cấp phổ thông đến đại học,
xong chương trình liệu có mấy em đọc thông viết thạo nói lưu loát nếu không đi
học thêm ở những trung tâm ngoại ngữ? Các môn khoa học xã hội hầu như không được
nhiều phụ huynh khuyến khích và tạo điều kiện cho con em theo học và học giỏi,
vì nó không phải là những môn học sẽ trở thành “phương tiện” để có thể kiếm tiền,
làm giàu nhanh chóng, không phải những ngành nghề “hot” của xã hội, được xã hội
“lăng –xê”.
Cho nên
việc môn sử bị “mất tích” trong một môn nặng tính “giáo dục chính trị tư tưởng”,
không còn đứng tên riêng với nội dung độc lập và có chức năng truyền đạt tri thức
khoa học, sẽ sớm làm cho nó bị “khai tử”. Đây chính là sự báo động cho những
môn khoa học xã hội khác. Khi các môn khoa học xã hội không còn vị trí là khoa
học thì hệ quả đầu tiên đó là “sản sinh” những thế hệ “thuộc lòng, nhắc lại”
không biết tư duy độc lập.
Mặt
khác từ thực tế, chống ngoại xâm là đặc điểm xuyên suốt và quan trọng nhất của
lịch sử Việt Nam. Trải qua hơn hai mươi thế kỷ dựng nước và giữ nước hầu như thế
kỷ nào triều đại nào cũng phải tiến hành những cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập
quốc gia, trong đó phần lớn là chống xâm lược từ Trung quốc. “Loại bỏ” môn sử
như một môn chính đồng nghĩa với việc “giảm bớt” nội dung truyền dạy về truyền
thống chống ngoại xâm, trong tình trạng biển đảo Việt Nam đang bị đe dọa từ
Trung Quốc và trước đó là cuộc chiến Hoàng Sa 1974, chiến tranh biên giới phía
Bắc 1979, trận hải chiến Gạc Ma 1988… Chưa kể những nội dung khác về văn hóa –
xã hội – kinh tế đã và sẽ không có mặt trong chương trình để thể hiện sự toàn
diện của lịch sử việt Nam.
Tất
nhiên, lịch sử không chỉ là việc nhắc lại quá khứ để biết quá khứ, mà là để hiểu
hiện tại và biết tương lai, Không học lịch sử như một khoa học thì không thể nhận
thức được những gì đang và sẽ xảy ra, bài học và kinh nghiệm lịch sử chỉ có ích
cho thế hệ sau nếu nó giúp thế hệ lựa chọn và tự định đoạt con đường tương lai.
Vì vậy,
bảo vệ sự độc lập của môn sử trong trường phổ thông đồng nghĩa với việc phải
thay đổi nội dung và cách giảng dạy có nhiều bất cập như hiện nay, bắt đầu từ mục
tiêu dạy và học môn lịch sử. Quan điểm, triết lý, phương pháp dạy và học các
môn KHXH cần thể hiện đúng chức năng và vị trí của nó, không chỉ theo truyền thống
mà còn cần phải phù hợp với thời đại hiện nay.
----------------------
17/11/2015
09:46 GMT+7
TT
-
Chúng ta đã đánh mất nhiều thứ và giờ định đánh mất luôn môn sử trong nhà trường
nữa hay sao? Vì đâu nên nỗi, ai trả lời cho người dân Việt câu hỏi đắng cay
này?
Đầu
tiên phải nói qua một chút về môn văn trước đã. Vì sao? Vì văn - sử có liên
quan mật thiết với nhau, một đằng là tiếng - tiếng Việt, một đằng là sử - sử Việt.
Nói hơi
hình tượng, hai môn học ấy giống như đôi chân của một cơ thể, chúng khiến con
người vững vàng cất bước với tâm hồn và trái tim yêu thương ở bên trong.
Môn văn
đã bị chán từ lâu rồi, từ khi giáo khoa thư bị gò vào một định hướng hẹp và khi
học sinh thực hành bằng văn mẫu nữa thì chao ơi, sự phản văn đã rành rành.
Trong
khi môn văn bị đối tượng tiếp nhận nó lắc đầu thì môn sử cũng cùng chung số phận.
Chúng ta đã đưa cho học sinh thứ sử gì vậy? Vì sao có tình trạng học sinh ngấy
sử và không chọn nó làm môn thi bắt buộc?
Nguyên
do rất nhiều, nhưng tựu trung sử trong giáo khoa thư cho cấp II và cấp III cũng
với nguy cơ phản sử. Sử mà các em phải học đậm nhất từ sau nước Việt Nam đánh đổ
phong kiến và giành độc lập, rồi cứ thế là liên hồi chiến công, hết chiến dịch
này đến trận đánh khác.
Các em
phải thuộc những thắng lợi luôn luôn là vẻ vang ấy và không chỉ có vậy, còn phải
thuộc những liệt kê trong đó mà chúng tôi gọi là cách học sử đếm xác và đếm
súng.
Tai hại
rõ ràng, môn sử bị chính đối tượng tiếp nhận đẩy ra như một thứ bánh đã bị áp đặt
vào khẩu phần ăn mỗi ngày cho những người đang lớn lên. Ai mà không ngấy, và
khi đã ngấy rồi thì sẽ chán lẫn sợ.
Nhưng nỗi
chán và ngán môn sử của học sinh có đủ là lý do để chúng ta khước từ nó? Chúng
ta - cụ thể là các nhà hoạch định, nhà sư phạm, nhà làm sách giáo khoa - đã làm
gì với môn sử, với lịch sử của chính dân tộc mình?
Lịch sử
là môn xã hội bắt buộc trong giáo dục phổ thông của mọi quốc gia. Địa chính trị
của Việt Nam nói riêng, môn lịch sử thiết nghĩ càng phải thấu đáo, khoa học,
sâu sắc và dậy hương nữa mới phải.
Nói như
một danh nhân của nước Việt: “Học sử để làm gì? Học sử để sống với người đã chết”.
Người Việt ta phải thấm sử để mài gươm, để khôn ngoan lên, rốt cùng là để tự
tin với máu xương ngàn đời của ông cha đã dựng nên non sông đất nước này.
Vậy mà
người ta còn định thủ tiêu môn sử, ngụy biện rằng sử sẽ tan vào an ninh quốc
phòng và giáo dục công dân... Mới nghe qua mà ai ai đều thấy rùng mình, thấy sử
Việt bị tổn thương, bị xé vụn!
Môn văn
và môn sử chừng như đang bị “làm thịt”. Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng
ta còn thì nước ta còn, một danh nhân khác nữa đã nói đại ý như vậy đó. Chúng
ta đã đi qua biển dâu với hình ảnh “Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo”, ấy vậy
mà giờ đây có không ít học sinh phổ thông không biết Nguyễn Du là ai, Trần Hưng
Đạo oai phong lẫm liệt thế nào.
Chúng ta
đã đánh mất nhiều thứ và giờ định đánh mất luôn môn sử trong nhà trường nữa hay
sao? Vì đâu nên nỗi, ai trả lời cho người dân Việt câu hỏi đắng cay này?
Lịch sử
là lịch sử, xin thưa, dù nó có thể biến tướng hoặc biến mất trong giáo dục.
Nhưng dân tộc này đã chứng minh bằng hàng ngàn năm dựng và giữ nước của mình, rằng
lịch sử Việt Nam nằm trong máu thịt và tâm thức của người Việt, niềm kiêu hãnh
của dân mình sẽ làm nó sáng lên dù có lúc nó phải sáng lên trong bóng tối.
Và lịch
sử cũng là thời gian, thời gian sẽ đặt mọi thứ vào đúng chỗ. Tôi tin môn văn rồi
sẽ hấp dẫn như bản thân tiếng Việt và văn học.
Song
song đó, môn sử cũng được hồi sinh bằng mùi hương của ký ức và sức sống của một
môn học xác thực có khái niệm quốc tế chung là khoa học lịch sử.
DẠ NGÂN
(nhà văn)
-----------------------------
XIN CÁC BÁC QUẢN LÝ ĐỪNG LÀM
CHÚNG EM NGƯỢNG
DI LI
Thêm một
lần nữa mình khẳng định rằng người Việt Nam rất thích chơi trội. Bằng chứng là ở
tất cả các quốc gia trên thế giới này, học trò đều được học môn lịch sử với tên
gọi đàng hoàng, người Pháp gọi là Histoire, người Ý gọi là Storia, người Đức gọi
Geschichte và người Anh gọi History, thì người Việt bỏ béng tên Lịch sử trong
trường học đi cho độc đáo.
Mình có
lắm bạn bè nước ngoài, từ nay sẽ phải chuẩn bị tinh thần để giải thích như
sau:
- Nước tôi người ta không học môn Lịch sử?
- Không học? Tại sao? (ánh mắt kinh hoàng)Lịch sử nước bạn có gì đáng xấu hổ?
- À không, là chúng tôi vẫn học nhưng học tích hợp?
- Học tích hợp lịch sử? (ánh mắt kinh ngạc) Nghĩa là...?
- Chúng tôi tích hợp nó với Giáo dục quốc phòng- an ninh, Giáo dục đạo đức – công dân. Nhưng cũng tùy vào từng cấp mà chúng tôi tích nó vào đâu cho tiện. Ở tiểu học chúng tôi sẽ tích nó vào môn Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, lên THCS chúng tôi chuyển sang tích vào Khoa học xã hội, cao nữa cấp trung học phổ thông chúng tôi lại tích nó vào Công dân với Tổ quốc.
- Tôi chưa hiểu mấy môn đấy (ánh mắt bối rối)?
- Chờ tí để tôi tra từ điển, tôi chưa biết từ tiếng Anh của mấy môn này, biết mỗi từ Khoa học xã hội và Lịch sử thôi. Đây rồi... đại khái nó là như thế.
- Tôi cũng không biết mấy môn đấy. Nhưng tại sao các bạn lại phải đùn đẩy môn lịch sử vào chỗ nọ chỗ kia? (ánh mắt giễu cợt) Người Pháp, người Ý họ PR quốc gia bằng kiến trúc, văn học, bóng đá, âm nhạc... Người Nga PR quốc gia bằng khoa học và nghệ thuật hàn lâm, người Thụy Sỹ bằng giáo dục và ngân hàng, người Mỹ bằng hiến pháp, công nghệ và NASA, người Nhật bằng trà đạo, võ sĩ đạo, hoa đạo, thi đạo – thơ đạo (chứ không phải đạo thơ). Còn người Việt Nam, xưa nay các bạn tự hào điều gì nhất với thế giới, khi mà các dân tộc chỉ chủ yếu biết đến các bạn qua lịch sử bi tráng, hào hùng độc nhất vô nhị, còn ngoài ra...
- Biết rồi biết rồi, không sao đâu, chúng tôi tách ra nhập vào, nhập vào tách ra là chuyện bình thường. Tỉnh nọ tách ra nhập vào với tỉnh kia. Đơn vị nó tách ra nhập vào với đơn vị kia. Chức danh nọ tách ra nhập vào với chức danh kia. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Mấy năm nữa thấy không ổn thì lại tách ra chứ có sao đâu. Phải tách phải nhập liên tục mới năng động. Tại các bác không chịu động não nên mới ì ra một chỗ thế, lịch sử bao năm chẳng chịu thay đổi. Lịch sử là phải thay đổi, phải biến động theo thời gian, thế mới đúng là lịch sử. Đúng là ông Tây, các bác không biết chuyện “Khắc nhập khắc xuất” rồi.
- Nước tôi người ta không học môn Lịch sử?
- Không học? Tại sao? (ánh mắt kinh hoàng)Lịch sử nước bạn có gì đáng xấu hổ?
- À không, là chúng tôi vẫn học nhưng học tích hợp?
- Học tích hợp lịch sử? (ánh mắt kinh ngạc) Nghĩa là...?
- Chúng tôi tích hợp nó với Giáo dục quốc phòng- an ninh, Giáo dục đạo đức – công dân. Nhưng cũng tùy vào từng cấp mà chúng tôi tích nó vào đâu cho tiện. Ở tiểu học chúng tôi sẽ tích nó vào môn Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, lên THCS chúng tôi chuyển sang tích vào Khoa học xã hội, cao nữa cấp trung học phổ thông chúng tôi lại tích nó vào Công dân với Tổ quốc.
- Tôi chưa hiểu mấy môn đấy (ánh mắt bối rối)?
- Chờ tí để tôi tra từ điển, tôi chưa biết từ tiếng Anh của mấy môn này, biết mỗi từ Khoa học xã hội và Lịch sử thôi. Đây rồi... đại khái nó là như thế.
- Tôi cũng không biết mấy môn đấy. Nhưng tại sao các bạn lại phải đùn đẩy môn lịch sử vào chỗ nọ chỗ kia? (ánh mắt giễu cợt) Người Pháp, người Ý họ PR quốc gia bằng kiến trúc, văn học, bóng đá, âm nhạc... Người Nga PR quốc gia bằng khoa học và nghệ thuật hàn lâm, người Thụy Sỹ bằng giáo dục và ngân hàng, người Mỹ bằng hiến pháp, công nghệ và NASA, người Nhật bằng trà đạo, võ sĩ đạo, hoa đạo, thi đạo – thơ đạo (chứ không phải đạo thơ). Còn người Việt Nam, xưa nay các bạn tự hào điều gì nhất với thế giới, khi mà các dân tộc chỉ chủ yếu biết đến các bạn qua lịch sử bi tráng, hào hùng độc nhất vô nhị, còn ngoài ra...
- Biết rồi biết rồi, không sao đâu, chúng tôi tách ra nhập vào, nhập vào tách ra là chuyện bình thường. Tỉnh nọ tách ra nhập vào với tỉnh kia. Đơn vị nó tách ra nhập vào với đơn vị kia. Chức danh nọ tách ra nhập vào với chức danh kia. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Mấy năm nữa thấy không ổn thì lại tách ra chứ có sao đâu. Phải tách phải nhập liên tục mới năng động. Tại các bác không chịu động não nên mới ì ra một chỗ thế, lịch sử bao năm chẳng chịu thay đổi. Lịch sử là phải thay đổi, phải biến động theo thời gian, thế mới đúng là lịch sử. Đúng là ông Tây, các bác không biết chuyện “Khắc nhập khắc xuất” rồi.
Nguồn : Hai
nữ sĩ nói về môn Lịch Sử sắp bị đuổi khỏi sách giáo khoa (Lê Thiếu Nhơn, 17-11-2015)
----------------------
Thời
này là thời mạt sử. Lịch sử nhẽ ra phải là môn học được ưa thích nhất trong nhà
trường. Biết bao câu chuyện đặc sắc, được chắt lọc, ghi chép truyền từ đời này
sang đời khác. Biết bao bài học làm người. Biết bao tự hào, biết bao đau xót,
biết bao nuối tiếc, có thể và cần phải được chuyển tải trong những bài học lịch
sử cho thế hệ trẻ. Nhưng kết quả của nền giáo dục XHCN 70 năm là học sinh quay
lưng với Sử.
Lỗi
không phải ở những nhà giáo dục. Lỗi trước hết là ở những người lãnh đạo cao nhất,
những nhà chính trị. Lỗi tiếp theo là ở chính những nhà sử học, đã chấp nhận
chính trị hóa ngành Lịch sử ở Việt Nam. Lịch sử là một khoa học. Nhưng Lịch sử ở
Việt Nam không còn là một khoa học, khi mà tiêu chí đầu tiên của một khoa học
không còn được tôn trọng: tính trung thực.
Cả một
cuộc chiến 10 năm chống Trung Quốc ở biên giới phía Bắc bị quên lãng. Những nhà
Lịch sử ở đâu?
Cả một
cuộc xâm lược và chiếm đóng Campuchia 10 năm bị quên lãng. Những nhà Lịch sử ở
đâu?
Cả một
thảm sát Mậu Thân không được nhắc tới. Những nhà Lịch sử ở đâu?
Cả một
cuộc Cải cách ruộng đất "long trời lở đất" giờ "chìm xuồng".
Những nhà lịch sử ở đâu?
Xa hơn,
những cuộc chinh phạt Chiêm Thành, hủy diệt cả một nền văn hóa. Những nhà Lịch
sử đã nghiên cứu được gì?
Hôm nay
các nhà Lịch sử mở cả "Hội nghị Diên hồng", theo cách gọi trên báo
chí, yêu cầu "không tích hợp Lịch sử với các môn học khác". Có lẽ họ
sẽ thành công. Nhưng thành công đó có ích gì, khi mà học sinh không thèm học Sử?
Việc họ nên làm, theo tôi, là làm sao để ngành Lịch sử ở Việt
Nam trở thành một KHOA HỌC.
No comments:
Post a Comment