Nhóm
phóng viên tường trình từ VN
2015-11-16
2015-11-16
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/re-emergence-of-chinese-imitated-gold-11162015095906.html
Một phu phố kinh doanh
vàng bạc gần cửa khẩu Lào Cai. RFA photo
Năm
2014, vàng giả của Trung Quốc xuất hiện tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng
Ngãi, miền Trung Việt Nam và gây tổn thất không nhỏ cho người dân ở đây. Bẵng
đi một thời gian ngắn, vàng giả từ Trung Quốc lại xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc
Việt Nam. Và lần này, vàng giả Trung Quốc xuất hiện lộ liễu, rầm rộ hơn ở Hải
Phòng so với lần trước ở Quảng Ngãi.
Vàng
giả xuất hiện bằng đường nào?
Một
người tên Phúc, cư dân thành phố Hải Phòng, cựu nhân viên an ninh cửa khẩu tỏ
ra lo lắng: “Theo như tôi biết thì tình hình vàng giả hiện nay không thể
quản lý được nữa. Vì trước đây mười năm, thời tôi còn đương chức thì nó đã loạn
cào cào lên rồi nhưng chưa được đưa lên báo chí những vụ nổi cộm như hiện nay.
Các cửa khẩu từ Bắc chí Nam đều có, từ Lạng Sơn, Lào Cai, lao Bảo, Tây Ninh… đều
có hàng giả…”.
Theo
ông Phúc, hiện nay, tại các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam đều có máy quét hồng
ngoại để phát hiện ra kim loại, vũ khí, ma túy và nhiều thứ hàng quốc cấm khác.
Và cũng theo qui định của nhà nước Việt Nam, bất kỳ số lượng vàng nào đi qua
máy quét đều phải được dừng lại để an ninh cửa khẩu xét hỏi về nguồn gốc cũng
như lý do vận chuyển. Đây là chuyện đã thành thông lệ ở các cửa khẩu Việt Nam.
Thế nhưng một số lượng vàng giả không nhỏ đã lọt qua Việt Nam là do đâu?
Cũng
theo ông Phúc, tình trạng mua phải vàng giả của Trung Quốc tại Hải Phòng, Hưng
Yên, Lào Cai, đặc biệt là một số bà con đồng bào thiểu số ở miền núi Tây Bắc là
rất lớn, không phải con số lèo tèo vài người bị mua giả như ở Hải Phòng. Bởi lẽ đội ngũ người Việt chuyên tiêu thụ
hàng giả cho người Trung Quốc rất hùng hậu.
Thường
thì các nhóm bán vàng giả chia làm ba cấp, cấp trung ương nằm đầu não ở Trung
Quốc, do những tay chuyên sản xuất và tiêu thụ hàng giả gồm vàng giả và tiền giả
nắm quyền chóp bu. Cấp thứ hai là những đầu gấu Trung Quốc và đầu gấu người Việt
Nam, họ làm việc theo tỉ lệ ăn chia 50/50 số tiền 40% sau khi đã bán hàng. Và cấp
cuối cùng chính là đội ngũ lính lác người Việt chuyên tiêu thụ vàng giả và tiền
giả, nhóm này được hưởng 10% trên toàn giá trị hàng tiêu thụ. Và giá hàng bán
được phép dao động từ 20% đến 50% tùy vào từng thị trường. Trên thực tế đây là
chiêu trò của các trùm Trung Quốc nhằm kích thích số lượng tiêu thụ tại Việt
Nam.
Giải
thích thêm, ông Phúc cho biết là chuyện này không phải giới cán bộ an ninh cửa
khẩu không biết. Nhưng vì một lý do nào đó, có nhiều chuyến hàng giả có số lượng
lớn khủng khiếp vẫn lọt qua cửa khẩu và nhân viên an ninh buộc phải nhắm mắt
làm ngơ. Nhưng sau khi nhắm mắt làm ngơ như vậy thì cơ hội được khen thưởng và
được kinh doanh mua bán hàng qua cửa khẩu sẽ thoáng hơn, không bị cấp trên để
ý. Và khi số lượng vàng giả đi qua khỏi cửa khẩu Việt Nam bằng con đường chính
ngạch, nó dễ dàng tiêu thụ hơn rất nhiều so với việc chẻ đường rừng. Bởi việc
đi qua bằng đường chính ngạch đã có đóng thuế ngầm cho an ninh, có sự bảo hộ từ
phía an ninh.
Đến
khi hàng đã qua đất Việt Nam, việc còn lại là những tay đầu gấu chia phần cho
đàn em, mỗi đàn em phải lo tiêu thụ vàng giả, tiền giả ở một khu vực nào đó.
Khu vực nào càng quê mùa, càng khó khăn thì việc tiêu thụ hàng giả lại càng dễ.
Mức giá qui định dao động từ 20% đến 50% là mức kích thích để những tên cò người
Việt nhanh chóng tiêu thụ hàng.
Ví
dụ như giá qui định một lượng vàng giả là thấp hơn giá vàng thật từ một đến hai
triệu đồng, vì thấp hơn quá sẽ bị phát hiện. Nhưng đó là lý thuyết, khi bán, những
tay cò được phép bán thấp hơn giá ước định từ 20% đến 50%, nghĩa là giá vàng
trên thị trường là 30 triệu đồng một lượng chẳng hạn, thì giá ước định là 28
triệu đồng và bọn cò tiêu thụ có thể bán xuống còn 14 triệu đồng một lượng. Khi
nộp tiền về cho đầu gấu, cò kiếm được một triệu bốn trăm ngàn đồng.
Kiểu
cho tỉ lệ này khiến cho đám cò bên dưới bị kích thích mạnh khi tiêu thụ hàng giả.
Bởi chúng có thể bán với giá dao động từ 20 đến 24 triệu đồng nhưng chúng chỉ cần
khai bán được 50% giá ước định. Và không chừng chúng nghĩ rằng mình khôn hơn
anh Trung Quốc vì đã ăn chặn được các trùm. Nhưng trên thực tế thì các trùm ăn
số lượng lớn, chỉ cần ăn 10% hàng tiêu thụ từ các cò Việt Nam thì con số thu nhập
của họ có thể cao khó mà tưởng tượng được.
Ví
dụ như một đợt hàng giả đưa sang Việt Nam chừng 100 lượng vàng giả, chỉ cần mỗi
lượng đưa về cho họ mười triệu đồng thì trong một thời gian ngắn họ đã kiếm được
một tỉ đồng mà không hề tốn bất kì chút mồ hôi nào. Nhưng con số thu được của
các trùm luôn dao đồng từ một tỉ tư đến hai tỉ đồng bởi chiêu ép cò của các đầu
gấu. Và thiệt hại cuối cùng vẫn là người tiêu dùng Việt Nam.
Ai
là người mua vàng giả?
Một
người không muốn nêu tên, là nhân viên an ninh cửa khẩu tại Lào Cai, chia sẻ
thêm: “Cái vàng giả thì nó đi theo đường chính ngạch một chút ít đó. Cơ
quan bọn anh cũng có bắt được một ít nhưng anh nghĩ là không đáng kể. Theo cả
tivi nó tổng kết em thấy đấy, hơn 80% rượu ngoại nhập qua cửa khẩu Lao Bảo là
rượu giả. Bây giờ khó quản lý lắm, vì không có tính đồng bộ, chỗ này làm thì chỗ
khác thả, mình chịu thua!”.
Theo
vị này, lượng vàng giả do Trung Quốc sản xuất đang tồn tại ở Việt Nam có thể
lên đến con số hàng tấn, bởi vì nó đã hoành hành trên thị trường vàng Việt Nam
từ Nam chí Bắc chứ không riêng gì vài vụ như đã thấy. Những vụ đã được phanh
phui và đăng báo, theo vị này chẳng qua đó là trò phản phé giữa các đám cò với
nhau để triệt hạ một tay làm ăn không sóng phẳng nào đó.
Trên
thực tế, các hiệu vàng tại Việt Nam vẫn tiêu thụ số lượng vàng giả của Trung Quốc
rất lớn. Chính nhờ vào số lượng vàng giả từ Trung Quốc này mà các hiệu vàng
nhanh chóng giàu phất lên. Thường thì các hiệu vàng này nằm ở những vùng thôn
quê hẻo lánh, nơi mà phần đông người dân ki cóp từng đồng để sắm năm phân hay một
chỉ vàng làm vốn giắt lưng. Và khi đã sắm vàng thì họ không bao giờ nghĩ đến
chuyện bán nó đi. Và nếu lỡ có chuyện bán đi thì có khi bán không được vì chủ
tiệm cho rằng kí hiệu trên chiếc nhẫn đã bị thay đổi, đã bị người nào đó đánh
tráo, không phải là vàng của họ. Hoặc là nhân đạo lắm thì họ chấp nhận mua với
giá chưa còn 30% giá bán bởi vàng đã bị đánh tráo.
Theo
vị này, vụ vàng giả ở Biên Hòa, Đồng Nai có liên quan đến vàng giả từ Trung Quốc.
Và phần lớn người nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ki cóp từng đồng để
sắm chỉ vàng làm vốn giắt lưng, làm vốn cho con cái sau này đều không biết gì
nhiều về vàng và cũng không thể phân biệt chất lượng vàng, và đây là khách hàng
tiềm năng của vàng giả từ Trung Quốc.
Và
cả vụ lừa gạt người khuyết tật, cho họ những chiếc nhẫn cưới mà chưa đầy nửa
năm sau đã đổi màu khi đeo cũng là vàng giả có nguồn từ Trung Quốc. Chung qui,
vàng giả, tiền giả của Trung Quốc đã có mặt trên cả nước chứ không riêng gì tỉnh
nào.
Và
với đà này, đến một lúc nào đó, những tiệm vàng làm ăn tử tế phải sập tiệm bởi
khi mà vàng giả đầy rẫy trong các tiệm vàng đểu, uy tín của người làm ăn tử tế
sẽ bị ảnh hưởng. Lúc đó, người dân chỉ còn biết tin vào vàng của nhà nước. Và,
trong chuyện vàng giả do Trung Quốc sản xuất, người thiệt hại nặng nhất là những
người dân thật thà và những doanh nghiệp làm ăn tử tế.
Nhóm phóng viên tường
trình từ Việt Nam.
-------------------------------
Người
Việt
Sunday,
November 15, 2015 4:32:34 PM
Bài liên quan
-------------
QUẢNG
NINH (NV) - “Vàng giả chất lượng cao” là cách mà báo giới Việt Nam gọi loại
vàng chỉ có từ 30% đến 50% khối lượng, 50% đến 70% còn lại là wonfram, không thể
phát giác bằng máy thử hay đèn khò.
Một số thỏi, miếng “vàng giả chất lượng cao” đã qua
mặt được các chủ tiệm vàng. (Hình: Tuổi Trẻ)
Cho
đến nay đã có nhiều tiệm vàng, đặc biệt là những tiệm vàng tại thành phố Hạ
Long, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh mua nhầm loại vàng giả này.
Chủ
một tiệm vàng tại phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cho biết,
ông ta đã bỏ ra 210 triệu mua bảy cây vàng, thấp hơn giá thị trường khoảng
700,000 đồng/cây vì khi dùng đèn khò để thử thì thấy nổi một chút sạn. Ông ta
không dè lúc đem phân kim, khối lượng vàng trong bảy cây chỉ chừng 50%.
Bởi
biết người bán vàng, chủ tiệm vàng vừa kể báo cho công an. Kết quả điều tra cho
biết, người bán vàng cho chủ tiệm vàng này và một số người bán vàng cho nhiều
tiệm khác được một người Trung Quốc thuê đi bán vàng do y cung cấp với tiền thù
lao là 250,000 đồng/lần bán vàng. Những người được người Trung Quốc thuê đi bán
vàng cho biết, người Trung Quốc giải thích đó là “vàng Hồng Kông.”
Chủ
nhiều tiệm vàng mua nhầm “vàng Hồng Kông” khẳng định, họ rất cẩn thận khi mua
và đã dùng tất cả các phương thức phổ biến hiện nay như: Máy đo quang phổ, đèn
khò,... mà vẫn không thấy gì bất thường.
Bởi
chỉ có thể xác định “vàng Hồng Kông” sau khi nấu chảy, phân kim hoặc cắt thành
nhiều khúc, nung phần lõi ở giữa nên báo giới Việt Nam gọi loại vàng giả tinh
vi này là “vàng giả chất lượng cao.”
Ông
Lưu Phúc Bình, giám đốc Công Ty Vàng Bạc - Đá Quý thành phố Hạ Long (HJC), nhận
định, Việt Nam không thể pha trộn được “vàng giả chất lượng cao.” Chắc chắn
chúng được đưa từ bên ngoài vào Việt Nam. Do pha trộn rất khéo, nếu dùng đèn
khò để thử “vàng giả chất lượng cao” vẫn không đổi màu. Các loại máy đo quang
phổ, đo tỉ trọng cũng sẽ bị lừa. Phải là những người nhiều kinh nghiệm mới có
thể phát giác.
“Vàng
giả chất lượng cao” đã xuất hiện tại nhiều nơi (Hải Phòng, Hà Nội, Sài Gòn...),
biến nhiều chủ tiệm vàng thành nạn nhân.
Ông
Trần Thanh Hải, tổng giám đốc Công Ty Đầu Tư và Kinh Doanh Vàng Việt Nam (VGB),
xác định đã nghe thông tin về “vàng giả chất lượng cao.” Một số chành ở các quận
5, 6, 8 tại Sài Gòn đã phải ôm loại vàng này khi đổi vàng nữ trang cho một số
tiệm vàng ở miền Bắc để nhận vàng nguyên liệu về chế tác. Điều đó ảnh hưởng đến
“chữ tín” - một yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh vàng.
Tuy
có nhiều người bị gạt song công an Việt Nam chưa làm gì bởi cũng có thể lập luận
“vàng giả chất lượng cao” là “vàng kém chất lượng,” thành ra cần đối chiếu cận
thận các qui định hiện hành, không dễ để quy kết đó là “lừa đảo.” (G.Đ)
No comments:
Post a Comment