Nguyễn Thế Duyên
18-3-2013
Không
hiểu sao khi viết về giai cấp vô sản, Mác đã tách ra làm hai thành phần - Vô sản
có tổ chức và vô sản lưu manh.
Thế
nhưng tầng lớp trí thức , bộ não của cách mạng, Mác lại không hề nói có một tầng
lớp trí thức lưu manh trong hàng ngũ của mình. Tại sao vậy?
Có thể
thời của Mác không có trí thức lưu manh chăng? Chắc là cũng có thôi nhưng số
trí thức lưu manh ấy thưa thớt “Như sao buổi sáng” , về số lượng , nó không đủ
để tập hợp thành “Một bộ phận” như “ Vô sản lưu manh” nên Mác đã không tách
riêng bộ phận lưu manh này ra trong giới trí thức.
Tại sao
vậy? ta chỉ có thể trả lời “ Vì chính quyền tư sản không chủ trương lưu manh
hóa trí thức” hay nói khác đi “Tri thức không nhuốm màu chính trị”.
Chính
quyền các nước tư bản thời Mác (Và kể cả ngày nay) họ tôn trọng tri thức và để
cho giới trí thức tự do nghiên cứu và công bố các nghiên cứu của mình cho dù những
nghiên cứu ấy có đi ngược lại những chính sách của chính quyền vì họ hiểu rằng
lỗi không nằm ở cái nghiên cứu ấy mà lỗi nằm ở phía chính quyền đã không nhận
ra cái quy luật phát triển tất yếu của xã hội, của tự nhiên nên đã đề ra một
chính sách sai lầm.
Mác
chính là một ví dụ điển hình chứng minh cái điều tôi vừa nêu ra. Ta nên nhớ thời
Mác viết cuốn Tư Bản Luận là thời kì mông muội của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa
tư bản đang trên đà phát triển một cách mạnh mẽ, thế nhưng có một người dám
tuyên bố :Giai cấp công nhân, một giai cấp phải gọi là thấp hèn nhất trong xã hội
thời bấy giờ, chính là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản. Thế nhưng cuốn sách
vẫn được in và dịch ra nhiều thứ tiếng trong các nước tư bản. Nó không hề bị
“Thu hồi” như ở nước chúng ta.
Tôi
không đề cập đến vấn đề Mác đúng hay Mác sai. Một nhà trí thức, một công trình
nghiên cứu, có thể đúng, có thể sai và chắc chắn là dù có thông thái đến đâu
thì một công trình nghiên cứu cũng không bao giờ đúng hoàn toàn. Mác đã chẳng từng
nói “Chúng ta chỉ tiệm cận đến chân lý” đó sao.
Thế
nhưng chủ nghĩa tư bản đã không giãy chết như Mác và sau này là Lênin đã tiên
đoán. Sao vậy? Mác sai chăng? Tôi không nghĩ là Mác sai. Mác vẫn đúng và người
cứu chủ nghĩa tư bản lại chính là Mác. Khi Mác chỉ ra những mâu thuẫn nội tại
trong lòng chủ nghĩa tư bản thì chính quyền các nước tư bản đã kịp thời đề ra
những chính sách an sinh xã hội (Mà thời Mác sống những chính sách này không
có) nhằm triệt tiêu những mâu thuẫn nội tại đó. Những chính sách an sinh xã hội
ấy là những chính sách thực sự “Vì dân” của các nước tư bản. Điều đó có nghĩa
là chủ nghĩa tư bản đã ngoặt đi theo một hướng khác mà chính Mác hồi còn sống
không bao giờ ngờ đến. Tất nhiên chủ nghĩa mác sai đúng đến đâu thì vì không phải
là người nghiên cứu triết học nên tôi không dám lạm bàn. Nhưng tôi chắc chắn rằng
: Mác không sai hoàn toàn mà cũng không đúng hoàn toàn. Nếu là một nhà tri thức
chân chính chúng ta không nên phủ nhận Mác và càng không nên coi chủ nghĩa mác
là “Vô địch”, là “Tất yếu” như những nhà tri thức lưu manh vẫn to mồm rao giảng.
Mác đúng đến đâu ta thừa nhận, Mác sai ở đâu ta phải nghiên cứu bổ xung . Trên
thế giới hiện nay người ta vẫn nghiên cứu mác vì Mác đã chỉ ra một phần quy luật
vận động của xã hội.
Tri thức
không mang màu sắc chính trị. Giới trí thức có nhiệm vụ tìm ra những quy luật vận
động của tự nhiên và xã hội và giới chính trị có trách nhiệm dựa vào những quy
luật đó để đề ra những chính sách hợp với quy luật phát triển. Có thế đất nước
mới phát triển. Kinh dịch từng có câu “Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả
vong” (Thận theo lẽ trời thì sống, nghịch với lẽ trời thì chết) “Lẽ trời “ Là
gì đây? Đó chẳng phải là những quy luật vận động của xã hội đó sao.
Có lẽ
vì thấu hiểu điều đó nên giới trí thức trên thế giới được tôn trọng và tự do
nghiên cứu mà “Không có vùng cấm” thật sự. Và tất yếu dẫn đến là không có giới
trí thức lưu manh.
Thế còn
với chúng ta thì sao? Loại trí thức lưu manh nhan nhản khắp hang cùng ngõ hẻm.
Đến đây chúng ta phải phân biệt được thế nào là trí thức lưu manh? Để hiểu được
thế nào là trí thức lưu manh thi chúng ta phải hiểu thế nào là tầng lớp “Vô sản
lưu manh” mà Mác đã chỉ ra.
Theo
tôi, đó là tầng lớp vô sản vô học không có nhân cách, đến cái mức họ luôn tin rằng
những lời nói, những việc họ làm là đúng cho dù cả xã hội đều lên án những lời
nói và việc làm ấy. Ngược lại, trí thức là những người có học nên họ chỉ nói và
chỉ làm những việc mà bản thân họ tin là đúng cho dù cả xã hội ai cũng bảo họ
sai. Ga li lê với thuyết nhật tâm là một minh chứng điều đó. Truốc tòa án của
giáo hội ông đã phải nhận rằng mình sai nhưng vừa buốc chân ra khỏi tòa án thì
câu đầu tiên mà ông nói là “Dù sao trái đất vẫn quay”.
Với một
người trí thức chân chính có thể phát hiện của họ là sai, không sao cả vì đó là
khoa học, nhưng bản thân họ phải luôn tin là họ đúng và họ bảo vệ cái điều họ
suy nghĩ và trong quá trình tranh luận dần dần chân lý sẽ lộ ra. Nhà vật lý học
người Mĩ tác giả cuốn sách “Lược sử thời gian” sau hai mươi năm nghiên cứu về hố
đen cuối cùng đã thẳng thắn thừa nhận “Tôi đã sai” nhưng những nghiên cứu về hố
đen của ông đã mang lại cho ngành vũ trụ học biết bao những tri thức quý giá. Vậy thì những nhà trí thức lại nói và làm những công việc
mà thâm tâm họ biết rõ là nó sai nhưng họ vẫn nói và vẫn làm thì được liệt vào
hạng trí thức nào đây? Có lẽ không có từ nào chính xác hơn để gọi họ bằng cụm từ
“Trí thức lưu manh”.
Tất
nhiên, khi họ rao giảng cái điều mà chính bản thân họ biết là sai thì họ chỉ
còn cách ngụy biện và dùng những cụm từ thật kêu, thật “Triết học” để hù dọa những
người thiếu kiến thức như những từ tất yếu lịch sử, biện chứng. Thậm chí, trơ
tráo hơn có khi họ còn xuyên tạc sự thật như một bài báo trên báo nhân dân, họ
nêu ra một danh sách dài dằng dặc những quốc gia chỉ có một đảng nằm ở đẩu ở
đâu tận phi châu mà tên nước chẳng một ai biết đến. Họ tưởng rằng không có ai
đi kiểm tra cái điều ấy ai ngờ có người lại tỷ mẩn đi kiểm tra lại và đề nghị
báo nhân dân cải chính. Nhưng có lẽ nổi đình nổi đám về sự trắng trợn và hù dọa
có lẽ không ai hơn ông phó giáo sư, đại tá Thanh khi ông bảo với mọi người
chính quyền mà thay đổi thì ai trả cho các ông lương hưu? Hóa ra là các nước
Đông Âu tuy thay đổi chính quyền nhưng những người phục vụ cho chế độ cũ lương
hưu vẫn được trả.
Hay như
việc khai thác bô xít chỉ vì đây là một “Chủ trương lớn của đảng” Mà biết bao
ông giáo sư tiến sỹ lưu manh hùng hổ nhảy vào bảo vệ cho bằng đuộc bằng những số
liệu ma và kết quả bô xít thành dở cười dở khóc.
Đáng buồn
nhất là những ông giáo sư, tiến sỹ nằn trong quốc hội. Trước ống kính truyền
hình, trước bao nhiêu cặp mắt nhìn vào mà có nghị tiến sỹ thản nhiên nói một
câu trở thành kinh điển cho sự trơ tráo : “Lạm phát đâu! Tôi đi nước ngoài ăn
đĩa rau mất hàng trăm ngàn trong khi về Việt Nam chỉ hết có vài ngàn.” Chẳng lẽ
một ông tiến sỹ mà lại không hiểu thế nào là lạm phát? Ông hiểu! Ông biết!
Nhưng ông vẫn nói và không xấu hổ.
Lại còn
có ông nghị tiến sỹ , mười năm ngồi ở quốc hội chẳng chất vấn được điều gì
chính phủ lại đi chất vấn về việc “Vi trùng có sống được trong mắm tôm không?”.
Hồi nghị quyết trung ương 4 khi mọi người đòi hỏi phải công khai việc phê bình
và tự phê bình cho toàn dân biết thì ông lí sự rất cùn rằng : “Đảng là đại diện
cho dân nên chỉ cần công khai trong đảng tưc là đã công khai trước nhân dân rồi
(Tôi chỉ nói ý thôi vì câu nói của một vị “Ráo sư” như thế đi tra cứu làm gì
cho phí công). Ông cũng là một người trong nhân dân. Nếu tôi hỏi ông “Vừa qua
kiểm điểm ông A về trong trung ương về vấn đề gì thì ông tịt không biết. Thế mà
ông dám nói “Công khai truốc dân rồi”. Với cái tư duy lô gic kiểu này lưu manh
gọi ông bằng bác.
Hình
như tầng lớp trí thức lưu manh luôn luôn ngược với tầng lớp vô sản lưu manh thì
phải. Khi bị bần cùng hóa tầng lớp vô sản lưu manh tăng lên nhanh chóng. Ngược
lại khi được trọc phú hóa thì tầng lớp trí thức lưu manh lại tăng lên chóng mặt.
Lúc mà chính quyền chỉ cần những người có bằng tiến sỹ ủng hộ mình bất kể là
chính quyền sai hay đúng. Nếu ủng hộ thì họ có chức, có quyền và tất nhiên là
có tiền thì đấy cũng là lúc chính quyền bắt đầu lưu manh hóa tầng lướp trí thức
và thế là bằng giả, tiến sỹ đểu mọc lên như nấm sau mưa. Cứ cái đà này thì có lẽ
chỉ một vài năm nữa chúng ta sẽ phổ cập tiến sỹ đến cấp huyện.
“Hiền
tài là nguyên khí quốc gia” Hiền tài là gì? Chẳng phải là trí thức đó sao! Một
quốc gia mà lưu manh hóa trí thức , lưu manh hóa nguyên khí quốc gia thì đất nước
đó sẽ đi về đâu khi mà thế kỉ thứ hai mốt là thế kỉ của nền kinh tế tri thức?
Nơi khơi
nguồn của đạo đức xã hội là từ đâu? Không phải bỗng dưng mà các cụ ngày xưa nói
câu “Dột từ nóc dột xuống” . Tầng lớp trí thức chính là cái nóc trên cùng của một
xã hôi mà các tầng lớp xã hội khác nhìn vào để noi theo. Cái nóc nhà ấy bị lưu
manh hóa làm gì đạo đức xã hội chẳng suy đồi.
Là người
có học, việc đầu tiên phải học đó là “Phải biết xấu hổ”. Cái đầu tiên mà tri thức
tạo thành ở mỗi con người chính là hai từ “Liêm sỉ”. Bọn lưu manh không có liêm
sỉ vì vậy chúng dám làm bất kể điều gì.
Chúng
ta không nên đòi hỏi người trí thức phải có chữ “Dũng” dù rằng “Dũng” là một
trong bách tính của người đàn ông. Có thể thiếu chữ “Dũng” nhưng là trí thức
không thể thiếu hai từ “Liêm sỉ”. Thấy cái sai nếu không có đủ dũng khí để phê
phán thì ít nhất cũng nên biết im lặng.
Xin viết
lại ở đây đôi câu đối viết dưới biển “Thiên nam sư biểu” đặt trong chùa Đức
viên để thấy đựoc thế nào là một người trí thức :
Bác
hồ sử, cùng hồ kinh, thánh đạo uyên nguyên khai hậu học
Hành
di lễ, tang di nghĩa, hiền nhân phong tiết thiệu tiên nho
Tạm dịch :
Uyên
bác về sử, hiểu tận cùng về kinh, đạo thánh hiền uyên thâm mở nền học vấn
Ra
làm quan vì lễ, về quy ẩn vì nghĩa nối được cái tiết tháo của những bậc tiền
nhân
Hà nội
14-3-2013
No comments:
Post a Comment