Frank Fang & Larry Ong, Epoch Times
Dịch giả: X Toàn
12 Tháng Mười Một , 2015
Hình ảnh tòa nhà cổ Đại
Công Báo, trụ sở của tạp chí Đại Công Báo, ở Hồng Kông, tháng 1 năm 2007. Hiện
nay, trên trang tiểu blog Sian Weibo đang rò rỉ một thông báo nội bộ của tờ Đại
Công báo, tiết lộ rằng Đại Công báo đang dần chấm dứt hoạt động tại Trung Quốc
đại lục (Ảnh của Kwanyatsw/CC BY-SA 3.0)
Đại
Công Báo, tờ báo tiếng Trung được phát hành lâu đời nhất đang tiến hành
đóng cửa hàng chục chi nhánh trên toàn Trung Quốc và sa thải rất nhiều nhân
viên. Cư dân mạng Trung Quốc đã bày tỏ sự vui mừng trước thông tin này, còn các
nhà phân tích nói rằng việc đóng cửa tờ báo có trụ sở ở Hồng Kông này là hệ quả
của cuộc đấu đá phe phái dữ dội trong nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc.
Theo
một thông báo nội bộ của Đại Công Báo ra ngày 30 tháng 10, hiện đã bị rò rỉ
trên trang tiểu blog Sina Weibo của Trung Quốc, thì tổng số 21 văn phòng của Đại
Công Báo ở Trung Quốc đại lục, gồm có văn phòng ở Bắc Kinh, Thượng Hải,
Thâm Quyến và Phúc Kiến sẽ bị đóng cửa, và các nhân viên thì bị chấm dứt hợp đồng.
Cũng theo thông báo trên, các hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc đại lục của tờ
báo này sẽ ngừng hẳn vào cuối năm nay.
Theo
nhật báo Quả Táo, một tờ báo khổ rộng của Hồng Kông, các nguồn tin nội bộ cho
biết rằng khoảng 100 nhân viên sẽ bị thôi việc. Một nhân viên của Đại Công Báo
sau đó đã nói với các kênh truyền thông Hồng Kông này rằng bước thay đổi này
đơn thuần là “tái cấu trúc kinh doanh bình thường” và từ chối đưa thêm bình luận.
Các
bản tin trước đó trên các kênh truyền thông Hồng Kông nói rằng Đại Công Báo có
thể sáp nhập với Văn
Hối báo, cũng là một tờ báo khác của Hồng Kông.
Đại
Công Báo được thành lập ở thành phố đông bắc Thiên Tân vào năm 1902. Khởi đầu,
tờ báo này thề rằng sẽ không bao giờ nghiêng theo bất kỳ đảng chính trị, chính
quyền, hoạt động thương mại, hay cá nhân nào. Tuy nhiên, hiện nay cả Đại Công
Báo và Văn Hối Báo đều bị kiểm soát bởi Văn phòng Liên lạc – cơ quan đại diện
chính thức của chế độ Trung Quốc tại Hồng Kông.
Một
cư dân mạng từ Thâm Quyến, một thành phố Trung Quốc ở ngay phía bắc biên giới của
Hồng Kông, cho hay: “Thậm chí dù Đại Công Báo và Văn Hối Báo được phân phát miễn
phí, cũng không có ai thích đọc hai tờ này. Chúng chỉ là những cơ quan phát
ngôn của chế độ, nên việc người dân Hồng Kông không tôn trọng hai tờ này cũng
không mấy làm lạ”,
Một
cư dân mạng khác chất vấn rằng: “Tờ báo gì đây? Không cần một tờ báo Hồng Kông
giả để ca tụng cho chế độ Trung Quốc?”
Các
nhà phân tích nói rằng đảng cộng sản Trung Quốc đang hợp nhất hai tờ báo thân
chính quyền Bắc Kinh này để tiết kiệm các tài nguyên.
Cai
Yongmei, chủ bút của tờ báo Open Magazine của Hồng Kông nói với đài truyền hình
Tân Đường Nhân rằng các “hoạt động thương mại và công ty ở Trung Quốc đều biết
rằng Đại Công Báo và Văn Hối Báo không có độc giả tại Hồng Kông.”
Cũng
theo Cai, đặt quảng cáo trên những tạp chí này “ngang với vứt tiền đi – bạn
sẽ không có được bất cứ khách hàng nào”.
Phần
lớn các quảng cáo trên Đại Công Báo và Văn Hối Báo hoặc là có bản chất chính trị
hoặc là xuất phát từ các công ty có liên kết với đảng cộng sản Trung Quốc. Hiện
tại, cả hai tờ báo này nhận tài trợ từ đảng cộng sản Trung Quốc. Vào năm 2014,
Văn phòng Liên lạc đưa cho mỗi tờ báo 12,9 triệu đô la Mỹ, theo một bản tin
trên tạp chí Kinh tế Hồng Kông (Hong Kong Economic Journal).
Các
nhà phân tích khác nói rằng việc đóng cửa Đại Công Báo là một phần nỗ lực của
đương kim lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm trừ tận gốc phe
phái chính trị được dẫn dắt bởi người tiền nhiệm của ông Tập là cựu tổng bí thư
đảng cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân.
Đại
Công Báo được tin là tờ báo thân với phe Giang Trạch Dân bởi vì nó tích cực ủng
hộ các chiến dịch chính trị của ông Bạc Hy Lai (đồng minh của Giang Trạch Dân),
cựu Bí thư Trung Khánh đã thất thế, khi ông Bạc còn nắm quyền lực.
Vào
năm 2012 – năm diễn ra đại hội đảng cộng sản Trung
Quốc 18, tờ báo này đã tổ chức tại Hồng Kông một buổi biểu diễn các bài nhạc
đỏ – là các giai điệu cả ngợi đảng cộng sản Trung Quốc và chủ tịch Mao Trạch
Đông mà người Trung Quốc bị bắt hát trong suốt thời Cách mạng Văn hóa huyên
náo. Jiang Zaizhong, một cựu lãnh đạo của Đại Công Báo, đã có mặt trong tất cả các
phần biểu diễn, và khẳng định rằng ông có “cảm giác sảng khoái và thêm hiểu biết
sau mỗi màn biểu diễn”. Bạc Hy Lai cũng đã bắt đầu chiến dịch “hát nhạc đỏ” ở
Trùng Khánh nhằm tiến tới các tham vọng chính trị của mình.
Năm
2013, Đại Công Báo đã thêu dệt một thông điệp chính trị có tính đe dọa vào
trong một câu truyện bịa đặt có nhân vật chính là ông Tập. Cơ quan ngôn luận của
đảng cộng sản Trung Quốc là Tân Hoa Xã đã vội vàng yêu cầu Đại Công Báo rút lại
câu truyện, nhưng nó chỉ được rút sau khi cư dân mạng và các tờ báo Trung Quốc
hải ngoại đều biết.
Bằng
việc ép Đại Công Báo và Văn Hối Báo hợp nhất, “Tập Cận Bình sau đấy có thể kiểm
soát hiệu quả các kênh truyền thông này, và phe đối lập không thể sử dụng chúng
để tấn công ông”, theo Hua Bo, một nhà phân tích chính trị ở Bắc Kinh nói với
Đài Tân Đường Nhân.
Ghi chú: Tân
Đường Nhân (NTD) cùng với Đại Kỷ Nguyên (Epoch Times) là các công ty con của Tập
Đoàn truyền thông Kỷ Nguyên (Epoch Media) có trụ sở ở New York.
No comments:
Post a Comment