Monday, November 9, 2015
Bức hình có tên là Nhân Chứng của Dornsife
College of Letters, Arts and Sciences thuộc University of Southern California.
Nó nói lên khát vọng của người lính Đông Đức nhìn về Tây Đức khi bức tường Bá
Linh chưa bị giật sập. Nó cũng như khao khát của người Việt và nhà cầm quyền Việt
Nam hiện nay muốn phá bỏ bức tường thù hằn ngăn cách - Một bức tường hổ thẹn!
NƯỚC
ĐỨC VÀ CỘNG SẢN SỤP ĐỔ
Đúng ngày này 26 năm trước - 09/11/1989 - Bức tường
Bá Linh ngăn cách nước Đức sụp đổ. Đây là một sự kiện lịch sử dẫn tới thống nhất
nước Đức sau đó 11 tháng. Sau đó là chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở ngay quê hương
sinhy ra nó - Liên Xô.
Bức tường Bá Linh dài 151km được Cộng Hòa Dân Chủ Đức
- Đông Đức - theo phe cộng sản dựng lên vào ngày 13 tháng 8 năm 1961. Người Đức
ở phía Tây gọi bức tường Bá Linh là Bức tường Hổ thẹn - Wall of Shame. Phía
Đông được gọi là Bức tường Bảo vệ chống Phát xít - Anti-Fascist Protective
Wall.
Đêm 9/11/1989 bức tường Bá Linh bị đập bỏ
VIDEO
:
The fall of the Berlin Wall in 1989
Bức tường tồn tại hơn 28 năm, và phía bị cho là Hổ
thẹn chiến thắng phía Bảo vệ chống Phát Xít. Nước Đức thống nhất rất ôn hòa.
Phía Hổ thẹn đã giữ nguyên đơn vị hành chánh, chức vụ và trả lương bên chống
Phá xít. Chi phí ngày ấy ước tính tốn 3,000 tỷ đô la. Và nước Đức hùng cường chỉ
sau 2 nhiệm kỳ của thủ tướng Gerhard Schröder lúc bấy giờ.
Bên Bảo vệ chống Phát xít cũng sản sinh tài năng
Angela Merkel hôm nay, ngày đó bà sinh ra và lớn lên ở thành phố phía Đông nước
Đức, Hamburg.
NHỮNG
XÁO TRỘN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM VÀ MIẾN ĐIỆN
Những thế hệ người Việt chúng tôi ngày ấy vừa xong đại
học nhìn nước Việt u tối với thảm hại kinh tế đang diễn ra với lạm phát 700%,
tương lai vừa mới ra trường của chúng tôi cầm tớ quyết định phân công nhiệm sở
trên tay mà không biết nên đi, hay ở lại Sài Gòn. Quyết định đi, ở của chúng
tôi nó ám ảnh đến nỗi mà phim "Moskva không tin vào những giọt nước mắt" của
đạo diễn Vladimir Menshov sản xuất năm 1980, mà thế hệ chúng tôi xem và đặt cái
tên rất riêng: "Hộ khẩu Moskva".
Tôi còn nhớ như in như mới hôm qua, thời ấy, thông
tin bị đóng chặt, xã hội Việt Nam có được thông tin sớm không phải từ báo đài,
mà từ các quan đầu triều đưa tin. Tin Bức tường Bá Linh bị đập bỏ được ông Trần Xuân Bách - thường trực ban bí thư, ủy viên bộ
chính trị trung ương đảng cộng sản ở Việt Nam chuyên nghiên cứu lý luận đưa ra
đường lối ngoại giao - thông báo ngay hôm sau 10/11/1989, trong một buổi nói
chuyện của ông với gần 1.000 sinh viên chen chúc nhau trong phòng đọc sách của
Ký Túc Xá 230 Ngô Gia Tự - Đại học xá Minh Mạng cũ.
Ông Bách nói chuyện ròng rả suốt 3h30' trong một buổi
chiều Sài Gòn mát mẻ như hôm nay. Ông vẽ ra một tương lai đổi mới với Perostroika và Democracy ở nước Nga dưới sự lãnh đạo
của ông Gorbachev, và Việt Nam chúng ta cũng sẽ đi theo. Sau buổi nói chuyện của
ông Trần Xuân Bách, chúng tôi như được mở ra ánh sáng, và hừng hực lửa hy vọng,
nhiệt tình với tương lai.
Nhưng rồi, trong hội nghị trung ương đảng cộng sản ở
Việt Nam lần thứ 8 vào tháng 3 năm 1990, của thời ông Nguyễn Văn Linh làm tổng
bí thư, ông Trần Xuân Bách bị phê phán, và bị kỷ luật buộc phải rời trung ương
đảng. Mọi kế hoạch một Việt Nam đổi mới theo con đường đa nguyên đa đảng của
ông Bách bị xem là thù địch, chống phá đảng.
Sau đó là Hội nghị Thành Đô vào 2 ngày 3 và 4 tháng 9 năm
1990 đã khép lại những ước mơ, và nước Việt phát triển trong hoang tàn hủy hoại
từ văn hóa, giáo dục, đến tài nguyên môi trường, lẫn chính trị như hôm nay,
trong khi chúng tôi đầu đã bạc. Đớn đau cho một dân tộc nhục nhằn.
Gần 3 thập niên đã qua, cũng là bấy nhiêu năm nước
Việt xoay trục từ Liên Xô sang Trung Hoa. Mô hình kinh tế ăn bám ngày xưa thay
bằng mô hình kinh tế đổi tài nguyên môi trường lấy cơ sở hạ tầng để phát triển.
Đời sống xã hội và thông tin được cởi trói. Nhưng hậu quả của nó để lại hôm nay
là một xã hội ô nhiễm từ không khí đến nguồn nước và cả xã hội.
Việt Nam đang chuẩn bị cho một thời kỳ mới với đa
phương quan hệ làm ăn lẫn ngoại giao, nhưng với một tài nguyên thiên nhiên đã cạn.
Tài nguyên con người một phần nhỏ là chất lượng lại nằm ngoài hệ thống công quyền.
Khoa học kỹ thuật và công nghệ là con số không tròn trịa. Kinh tế lệ thuộc xuất
khẩu tài nguyên, nông ngư nghiệp và cò thương mại cho Trung Hoa, phải bắt đầu
làm lại từ đầu.
Gần 3 thập niên thế hệ chúng tôi chìm trong nỗi u uất
của những ý tưởng chưa bao giờ thực hiện được vì sao chép nền chính trị Trung
Hoa. Thế hệ chúng tôi giờ trí lực vẫn tinh anh, nhưng sức khỏe hao mòn
không còn đủ để chạy đường xa, chỉ còn mong tạo ra những thủ lĩnh cho thế hệ
sau.
Tổng thống Thein Sein vẫn vui vẻ dù biết mình thất bại
trong tranh cử ở Miến Điện trong ngày 08/11/2015
Cũng ngần ấy thời gian Miến Điện chuyển đổi bằng con
đường hòa hợp hòa giải dân tộc, với kết quả bầu cửa tự do hôm nay có kết quả: đảng
cầm quyền của tổng thống Thein Sein và các tướng về hưu vẫn thấy thoải mái, khi
mà sự thất bại đang lờ mờ hiện ra trước mặt.
BÀI
HỌC HÒA HỢP HÒA GIẢI
Bài học hòa hợp hòa giải nước Đức lấy từ bài học hòa
hợp hòa giải nội chiến Hoa Kỳ về cách hành xử nhân bản giửa kẻ thắng người
thua.
Bài học hòa hợp hòa giải của Miến Điện là Hội nghị Diên Hồng của những trí thức Miến Điện trong
nước và lưu vong làm cầu nối cho nhà cầm quyền độc tài quân sự và đảng đối lập
vì tự do dân chủ ngồi lại với nhau, với thỏa thuận xóa bỏ hận thù lo chuyện xây
dựng quốc gia.
Việt Nam hoàn toàn khác xa Miến Điện đa nguyên trong
độc tài. Việt Nam càng khác xa hơn nước Đức thống nhất trong một Tây Đức hùng
cường và dân chủ đa nguyên, nhân bản.
Việt Nam đang ở trong một thể chế độc
tài toàn trị và phá nát sự hòa hợp hòa giải dân tộc sau sự cố 30/4/1975. Nên Việt Nam cần những bước đi
khác để tự lực tự cường.
Lâu nay nhà cầm quyền Việt Nam đã sử dụng con người
của mình, từ chủ tịch nước đến các nhà ngoại giao để đi làm trung gian hòa giải
dân tộc, kêu gọi kiều bào về nước dựng xây là một sai lầm không thể thực hiện
được, vì không ai tin với những lời nói của kẻ đã đẩy mình ra biển cả để mưu cầu
hạnh phúc!
Việt Nam không thể phát triển, tự lực, tự cường, nếu không làm được việc hòa hợp hòa giải dân tộc. Các thế hệ F1,5; F2 và F3 của người Việt tỵ nạn hôm nay có đủ cả trí lực và sức lực để đưa Việt Nam đến tự lực, tự cường, trong khi các thế hệ F2, F3, F4 của nhà cầm quyền chưa cho thấy có năng lực dựng xây.
Việt Nam không thể phát triển, tự lực, tự cường, nếu không làm được việc hòa hợp hòa giải dân tộc. Các thế hệ F1,5; F2 và F3 của người Việt tỵ nạn hôm nay có đủ cả trí lực và sức lực để đưa Việt Nam đến tự lực, tự cường, trong khi các thế hệ F2, F3, F4 của nhà cầm quyền chưa cho thấy có năng lực dựng xây.
NHỮNG
BƯỚC ĐI MỚI CHO VIỆT NAM
Vì trong hoàn cảnh khó khăn hơn trong chính trị do
người cộng sản gieo ra. Nên Việt Nam hôm nay cần những bước đi khác Đức và Miến
Điện sau đây.
Đầu tiên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cần phải mời
và thành lập một tổ chức trí thức Việt Nam bao gồm những thành viên uy tín cho
cả 2 phía: nhà cầm quyền và dân chúng. Họ sẽ ngồi lại với nhau, vạch ra phương
án, lộ trình làm việc với nhà cầm quyền và với người dân Việt trong nước và
toàn cầu để cùng nhau một Hội nghị Diên Hồng trong tương lai gần.
Sau đó, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cùng với tổ
chức trí thức này và đại diện tinh anh của người dân Việt trong nước và toàn cầu
ngồi lại với nhau đưa ra hiến pháp mới để tạo sự hòa hợp, hòa giải dân tộc và tự
lực tự cường cho một mô hình mới áp dụng vào xã hội Việt Nam.
KẾT
Như vậy những ai sẽ là những trí thức đại diện cho cả
2 phía để làm trung gian hòa giải vấn đề lớn cho dân tộc và nước Việt tương
lai? Dù tài hèn sức mọn, tôi vẫn rất muốn cùng với mọi người góp sức cho việc
làm trung gian hòa giải này.
Asia Clinic, 17h30' thứ
Hai, 09/11/2015
---------------------------------
Bài đọc
liên quan:
No comments:
Post a Comment