Thứ Hai, ngày 09 tháng 11 năm 2015
Trong
năm 2015, một loạt các con cái của lãnh đạo CSVN được thăng tiến một cách
vượt bậc, gây nên những sóng gió về truyền thông. Dư luận trong nhân dân gọi đó
là cuộc kế vị của những '' thái tử đảng ''. Báo chí CSVN cũng đưa những bài viết
về sự bố trí nhân sự kiểu con ông, cháu cha này. Có tờ báo ngầm lên án việc bổ
nhiệm con cháu lãnh đạo vào chức vụ cao cấp, có tờ ngược lại thì bênh.
Dư luận ồn ào đến nóng bỏng, từ vỉa hè đến nghị trường những cái tên như Lê Trương Hải Hiếu, Lê Phước Hoài Bảo, đến Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Thanh Nghị được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Hoặc em trai của bộ trưởng công an Trần Đại Quang được bầu làm bí thư tỉnh uỷ Thái Nguyên, một chức danh hàm tương đương với bộ trưởng một bộ.
Một thế tử đảng khác âm thầm tiến chậm và chắc hơn và không gây xôn xao dư luận là thế tử Nguyễn Sinh Nhật Tân, con trai của uỷ viên BCT, chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Trong đại hội đảng bộ của Bộ Công Thương hồi tháng 8 vừa qua, Nguyễn Sinh Nhật Tân đã lẻn một cách êm ái vào được vào ban thường vụ đảng uỷ bộ này, có tên trong 9 người đứng đầu Bộ Công Thương. Khả năng không xa Nguyễn Sinh Nhật Tân sẽ được bổ nhiệm làm thứ trưởng bộ Công Thương.
Nhưng không phải cứ thái tử đảng nào cũng được phần thăng tiến vượt bậc như vậy.
Thái tử Nông Quốc Tuấn con của cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh sau khi loé sáng ngời ngời làm đến chức bí thư tỉnh uỷ Băc Giang. Vào một ngày khi ông Mạnh đã về hưu bên người vợ trẻ mới cưới, Tuấn bị điều sang làm phó ban dân tộc và mất hút khỏi chính trường từ đó đến nay.
Con rể của Phạm Quang Nghị là Bạch Ngọc Chiến nằm trong số cán bộ nòng cốt, xếp vào diện luân chuyển để thăng tiến. Chiến được điều từ Hà Nội về Nam Định làm phó chủ tịch tỉnh Nam Định vào năm năm 2014 , nhằm tiếp cập chức chủ tịch tỉnh Nam Định trong đợt bầu nhân sự mới. Nhưng Bạch Ngọc Chiến không được bầu vào danh sách uỷ viên thường vụ tỉnh uỷ Nam Định trong đại hội đảng bộ họp cuối tháng 9 vừa qua.
Trước đại hội đảng bộ Nam Định hai tháng, tờ báo Vietnamnet có đưa bài viết về hiện tượng có một số tỉnh tẩy chay các cán bộ do trên luân chuyển về. Hàm ý của cách giât tiêu đề bài báo có ý muốn nói sự bất công cho Bạch Ngọc Chiến ở Nam Định, tuy không cụ thể nêu tên. Tờ báo này hiện nay do Phạm Anh Tuấn làm tổng biên tập, Tuấn vốn là đàn em của Hồ Quang Lợi, và Lợi là đàn em của Phạm Quang Nghị bí thư thành uỷ Hà Nội.
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/251332/-co-bieu-hien-van-dong-khong-bau-cho-can-bo-luan-chuyen-.html
Không lọt vào thường vụ tỉnh uỷ, Bạch Ngọc Chiến chỉ còn chức danh phó chủ tịch có tiếng mà không có miếng. Cơ hội đi lên của Chiến, một thái tử Đảng đã bị ngừng lại tai đây.
Con trai của Phạm Quang Nghị là Phạm Quang Thanh, từ khi mới là sinh viên ra trường, Thanh nhờ thế bố đã thăng tiến nhanh chóng đến chức phó tổng giám đốc công ty trách hữu hạn quỹ Bảo Việt. Nhưng trong cuộc thay đổi nhân sự mới đây, một người trẻ tuổi cùng trang với Phạm Quang Thanh đã được chọn là tổng giám đốc quỹ Bảo Việt. Phạm Quang Thanh con trai của Phạm Quang Nghị không có tên trong hội đồng quản trị. Tương tư như anh rể của mình, Thanh chỉ còn chức danh phó chủ tịch không quyền lực.
Không có tên trong thường vụ, không có tên trong hội đồng quản trị. Con rể và con trai của Phạm Quang Nghị không những chẳng đi lên tiếp được, có khi còn có thể thụt lùi trong tương lai như dạng Nông Quốc Tuấn con của Nông Đức Mạnh.
Em đỡ đầu, cánh tay mặt của Phạm Quang Nghị là Hồ Quang Lợi vốn là trưởng ban tuyên giáo thành uỷ Hà Nội còn thê thảm hơn, Lợi không có được một chức danh đảng nào trong ban chấp hành đảng bộ Hà Nội khoá mới.
Nhưng đâu phải chỉ có thái tử Đảng nhà họ Phạm. Quận chúa của Uỷ viên bộ chính trị, trưởng ban tổ chức trung ương Tô Huy Rứa là Tô Linh Hương sau 2 tháng nắm quyền chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần xây dưng Vinaconex cũng vội vã rời khỏi chức vụ này ở tuổi 24.
Thế tử nhà Phùng Quang Thanh là Phùng Quang Hải số phận có vẻ bí hiểm hơn những thế tử đảng khác. Phùng Quang Hải là bí thư đảng uỷ, chủ tịch hội đồng quản trị công ty 319, một công ty xây dựng quân đội có doanh thu khủng khiếp gần 7 nghìn tỷ vào năm ngoái. Cuối tháng 8 vừa rồi, đại hội đảng bộ của công ty 319 tổ chức nhưng không thấy thông báo kết quả danh sách thường vụ đảng uỷ tổng công ty mới. Phùng Quang Hải có còn làm bí thư đảng uỷ của tổng công ty 319 này hay không đến nay vẫn chưa rõ. Có lẽ số phận của Phùng Quang Hải còn phải chờ đợi vào số phận của cha mình là ông Phó bi thư quân uỷ Trung Ương, bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh trong hai hội nghị trung ương tới đây.
Như vậy không phải thái tử đảng nào cũng có số phận hanh thông như thái tử đảng nhà Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Hùng hay cựu uỷ viên BCT Nguyễn Văn Chi. Có nhiều thái tử đã phải âm thầm dừng bước quan lộ, có những thái tử phải nín thở chờ đợi phụ thuộc vào số phận của cha anh mình như Phùng Quang Thanh.
Sau khi một loạt thái tử khác đã yên vị, còn những thái tử của nhà Phạm Quang Nghị thất thế. Báo Vietnamnet tung ra nhiều bài ngầm chỉ trích hiện tượng con cái lãnh đạo được thăng tiến để ám chỉ các con nhà Nguyễn Tấn Dũng. Lúc này vị thế của Phạm Quang Nghị chưa được quyết định, nhưng sau thấy có vẻ Nghị sẽ thất thế. Tờ báo này quay sang ca ngợi sự đúng đắn, đổi mới, cải cách trong việc lựa chọn cán bộ trẻ hết lời.
Dư luận rối mù cảm xúc chạy theo những bài định hướng của những tờ báo trở mặt như bàn tay này. Lúc lên án việc cán bộ trẻ luân chuyển không được vận động bầu, lúc lại lên án việc bầu cán bộ quá trẻ rồi có lúc lại hoanh nghênh việc bầu cán bộ trẻ. Khiến thiên hạ không biết đâu là đúng, đâu là sai. Đến giờ cũng không ai rõ việc lựa chọn cán bộ trẻ như thế là do năng lực, do kinh nghiệm truyền thống cha anh để lại sẽ tốt hơn. Hay việc lựa chọn con ông cháu cha như thế sẽ thiếu công bằng, hạn chế những người tài.
Chẳng có sự công bằng nào hết, chẳng có cán bộ trẻ nào được chọn vì năng lực hay truyền thống gia đình một cách khách quan cả. Vì nếu thế thì con trai, con rể của Phạm Quang Nghị, Phùng Quang Thanh tất phải có vị trí tương xứng như con của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng. So bề dàỳ công tác, hoạt động thì Bạch Ngọc Chiến, Phạm Quang Thanh, Phùng Quang Hải không hề thua kém Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Sinh Nhật Tân....thế nên sự diễn giải cho rằng con cái lãnh đạo kế nghiệp là hạnh phúc dân tộc như kiểu đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm hay Thích Thanh Quyết cho rằng con cái lãnh đạo có ghen, có kinh nghiệm làm thì tốt....là những diễn giải mang tính nịnh bợ phù thịnh nhất thời. Nó không phải là những lý thuyết chân chính để chọn lựa những người lãnh đạo một cách công bằng, dân chủ.
Tuy nhiên thì chẳng có gì là khó hiểu trong sự nhập nhằng này, từ lâu nay chế độ cộng sản vẫn luôn có những cách sắp đặt nhân sự theo kiểu của họ, không giống ai, không giống quy luật nào. Nên việc con ông này lên, con ông kia xuống cũng không có gì mới mẻ cả. Từ bao nhiêu năm nay cách lựa chọn vẫn thế, có điều người ta chỉ thấy những người đi lên mà chẳng thấy những thái tử đi xuống mà thôi.
Dư luận ồn ào đến nóng bỏng, từ vỉa hè đến nghị trường những cái tên như Lê Trương Hải Hiếu, Lê Phước Hoài Bảo, đến Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Thanh Nghị được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Hoặc em trai của bộ trưởng công an Trần Đại Quang được bầu làm bí thư tỉnh uỷ Thái Nguyên, một chức danh hàm tương đương với bộ trưởng một bộ.
Một thế tử đảng khác âm thầm tiến chậm và chắc hơn và không gây xôn xao dư luận là thế tử Nguyễn Sinh Nhật Tân, con trai của uỷ viên BCT, chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Trong đại hội đảng bộ của Bộ Công Thương hồi tháng 8 vừa qua, Nguyễn Sinh Nhật Tân đã lẻn một cách êm ái vào được vào ban thường vụ đảng uỷ bộ này, có tên trong 9 người đứng đầu Bộ Công Thương. Khả năng không xa Nguyễn Sinh Nhật Tân sẽ được bổ nhiệm làm thứ trưởng bộ Công Thương.
Nhưng không phải cứ thái tử đảng nào cũng được phần thăng tiến vượt bậc như vậy.
Thái tử Nông Quốc Tuấn con của cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh sau khi loé sáng ngời ngời làm đến chức bí thư tỉnh uỷ Băc Giang. Vào một ngày khi ông Mạnh đã về hưu bên người vợ trẻ mới cưới, Tuấn bị điều sang làm phó ban dân tộc và mất hút khỏi chính trường từ đó đến nay.
Con rể của Phạm Quang Nghị là Bạch Ngọc Chiến nằm trong số cán bộ nòng cốt, xếp vào diện luân chuyển để thăng tiến. Chiến được điều từ Hà Nội về Nam Định làm phó chủ tịch tỉnh Nam Định vào năm năm 2014 , nhằm tiếp cập chức chủ tịch tỉnh Nam Định trong đợt bầu nhân sự mới. Nhưng Bạch Ngọc Chiến không được bầu vào danh sách uỷ viên thường vụ tỉnh uỷ Nam Định trong đại hội đảng bộ họp cuối tháng 9 vừa qua.
Trước đại hội đảng bộ Nam Định hai tháng, tờ báo Vietnamnet có đưa bài viết về hiện tượng có một số tỉnh tẩy chay các cán bộ do trên luân chuyển về. Hàm ý của cách giât tiêu đề bài báo có ý muốn nói sự bất công cho Bạch Ngọc Chiến ở Nam Định, tuy không cụ thể nêu tên. Tờ báo này hiện nay do Phạm Anh Tuấn làm tổng biên tập, Tuấn vốn là đàn em của Hồ Quang Lợi, và Lợi là đàn em của Phạm Quang Nghị bí thư thành uỷ Hà Nội.
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/251332/-co-bieu-hien-van-dong-khong-bau-cho-can-bo-luan-chuyen-.html
Không lọt vào thường vụ tỉnh uỷ, Bạch Ngọc Chiến chỉ còn chức danh phó chủ tịch có tiếng mà không có miếng. Cơ hội đi lên của Chiến, một thái tử Đảng đã bị ngừng lại tai đây.
Con trai của Phạm Quang Nghị là Phạm Quang Thanh, từ khi mới là sinh viên ra trường, Thanh nhờ thế bố đã thăng tiến nhanh chóng đến chức phó tổng giám đốc công ty trách hữu hạn quỹ Bảo Việt. Nhưng trong cuộc thay đổi nhân sự mới đây, một người trẻ tuổi cùng trang với Phạm Quang Thanh đã được chọn là tổng giám đốc quỹ Bảo Việt. Phạm Quang Thanh con trai của Phạm Quang Nghị không có tên trong hội đồng quản trị. Tương tư như anh rể của mình, Thanh chỉ còn chức danh phó chủ tịch không quyền lực.
Không có tên trong thường vụ, không có tên trong hội đồng quản trị. Con rể và con trai của Phạm Quang Nghị không những chẳng đi lên tiếp được, có khi còn có thể thụt lùi trong tương lai như dạng Nông Quốc Tuấn con của Nông Đức Mạnh.
Em đỡ đầu, cánh tay mặt của Phạm Quang Nghị là Hồ Quang Lợi vốn là trưởng ban tuyên giáo thành uỷ Hà Nội còn thê thảm hơn, Lợi không có được một chức danh đảng nào trong ban chấp hành đảng bộ Hà Nội khoá mới.
Nhưng đâu phải chỉ có thái tử Đảng nhà họ Phạm. Quận chúa của Uỷ viên bộ chính trị, trưởng ban tổ chức trung ương Tô Huy Rứa là Tô Linh Hương sau 2 tháng nắm quyền chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần xây dưng Vinaconex cũng vội vã rời khỏi chức vụ này ở tuổi 24.
Thế tử nhà Phùng Quang Thanh là Phùng Quang Hải số phận có vẻ bí hiểm hơn những thế tử đảng khác. Phùng Quang Hải là bí thư đảng uỷ, chủ tịch hội đồng quản trị công ty 319, một công ty xây dựng quân đội có doanh thu khủng khiếp gần 7 nghìn tỷ vào năm ngoái. Cuối tháng 8 vừa rồi, đại hội đảng bộ của công ty 319 tổ chức nhưng không thấy thông báo kết quả danh sách thường vụ đảng uỷ tổng công ty mới. Phùng Quang Hải có còn làm bí thư đảng uỷ của tổng công ty 319 này hay không đến nay vẫn chưa rõ. Có lẽ số phận của Phùng Quang Hải còn phải chờ đợi vào số phận của cha mình là ông Phó bi thư quân uỷ Trung Ương, bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh trong hai hội nghị trung ương tới đây.
Như vậy không phải thái tử đảng nào cũng có số phận hanh thông như thái tử đảng nhà Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Hùng hay cựu uỷ viên BCT Nguyễn Văn Chi. Có nhiều thái tử đã phải âm thầm dừng bước quan lộ, có những thái tử phải nín thở chờ đợi phụ thuộc vào số phận của cha anh mình như Phùng Quang Thanh.
Sau khi một loạt thái tử khác đã yên vị, còn những thái tử của nhà Phạm Quang Nghị thất thế. Báo Vietnamnet tung ra nhiều bài ngầm chỉ trích hiện tượng con cái lãnh đạo được thăng tiến để ám chỉ các con nhà Nguyễn Tấn Dũng. Lúc này vị thế của Phạm Quang Nghị chưa được quyết định, nhưng sau thấy có vẻ Nghị sẽ thất thế. Tờ báo này quay sang ca ngợi sự đúng đắn, đổi mới, cải cách trong việc lựa chọn cán bộ trẻ hết lời.
Dư luận rối mù cảm xúc chạy theo những bài định hướng của những tờ báo trở mặt như bàn tay này. Lúc lên án việc cán bộ trẻ luân chuyển không được vận động bầu, lúc lại lên án việc bầu cán bộ quá trẻ rồi có lúc lại hoanh nghênh việc bầu cán bộ trẻ. Khiến thiên hạ không biết đâu là đúng, đâu là sai. Đến giờ cũng không ai rõ việc lựa chọn cán bộ trẻ như thế là do năng lực, do kinh nghiệm truyền thống cha anh để lại sẽ tốt hơn. Hay việc lựa chọn con ông cháu cha như thế sẽ thiếu công bằng, hạn chế những người tài.
Chẳng có sự công bằng nào hết, chẳng có cán bộ trẻ nào được chọn vì năng lực hay truyền thống gia đình một cách khách quan cả. Vì nếu thế thì con trai, con rể của Phạm Quang Nghị, Phùng Quang Thanh tất phải có vị trí tương xứng như con của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng. So bề dàỳ công tác, hoạt động thì Bạch Ngọc Chiến, Phạm Quang Thanh, Phùng Quang Hải không hề thua kém Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Sinh Nhật Tân....thế nên sự diễn giải cho rằng con cái lãnh đạo kế nghiệp là hạnh phúc dân tộc như kiểu đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm hay Thích Thanh Quyết cho rằng con cái lãnh đạo có ghen, có kinh nghiệm làm thì tốt....là những diễn giải mang tính nịnh bợ phù thịnh nhất thời. Nó không phải là những lý thuyết chân chính để chọn lựa những người lãnh đạo một cách công bằng, dân chủ.
Tuy nhiên thì chẳng có gì là khó hiểu trong sự nhập nhằng này, từ lâu nay chế độ cộng sản vẫn luôn có những cách sắp đặt nhân sự theo kiểu của họ, không giống ai, không giống quy luật nào. Nên việc con ông này lên, con ông kia xuống cũng không có gì mới mẻ cả. Từ bao nhiêu năm nay cách lựa chọn vẫn thế, có điều người ta chỉ thấy những người đi lên mà chẳng thấy những thái tử đi xuống mà thôi.
Được
đăng bởi Thanhhieu Hieubui vào lúc 21:06
No comments:
Post a Comment