Sunday, November 8, 2015

Myanmar tiến hành kiểm phiếu cuộc bầu cử lịch sử (VOA Tiếng Việt)





VOA Tiếng Việt
08.11.2015

Myanmar đang kiểm phiếu của cuộc bầu cử tương đối tự do lần đầu tiên của nước này sau một phần tư thế kỷ.
Các cử tri hân hoan bước ra khỏi các phòng phiếu với ngón tay có mực đen đánh dấu đã bỏ phiếu. Nhiều cử tri lần đầu tiên đi bầu.

Ước tính 32 triệu cử tri hợp lệ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hôm nay để chọn trong số hơn 6.000 ứng cử viên làm đại diện trong hai viện của quốc hội và nghị viện địa phương.  
Các giới chức bầu cử cho hay tỉ lệ cử tri đi bầu khoảng 80%.

Trong danh sách cử tri không có mấy trăm ngàn người Hồi giáo Rohingya.  Người dân thiểu số này không được bầu cử sau nhiều năm bị chính phủ gạt ra bên lề.

Trong số những cử tri lần đầu tiên đi bỏ phiếu có biểu tượng dân chủ 70 tuổi Aung San Suu Kyi, người được một đám đông lớn những người ủng hộ và phóng viên đón chào tại một khu vực bỏ phiếu ở Yangon.

Bà Suu Kyi không phát biểu trước đám đông trong lúc các cận vệ của bà mở đường để bà vào phòng bỏ phiếu.  Bà đã bị quản thúc tại gia khi Myanmar bầu cử tự do lần sau cùng vào năm 1990, và bị giam cầm tại nhà như vậy trong gần 20 tiếp theo sau đó.

Liên minh Dân chủ Toàn quốc (NLD) của khôi nguyên giải Nobel Hòa bình này giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử năm 1990, nhưng kết quả của cuộc bầu cử năm đó bị chế độ quân nhân cầm quyền phớt lờ.

Tư lệnh quân đội Myanmar, ông Min Aung Hlaing nói với các phóng viên báo chí sau khi ông bỏ phiếu ở thủ đô Naypyidaw rằng quân đội sẽ chấp nhận ý muốn của nhân dân.

Đảng NLD cần phải giành được hơn hai phần ba số ghế mới có thể thành lập chính phủ và chọn ra tổng thống.  Nếu không giành được đủ số phiếu như vậy, đảng này sẽ phải thành lập liên minh với một số đảng phái nhỏ hơn để thành lập chính phủ.

Trong khi đó đảng đương quyền Liên minh Đoàn kết và Phát triển được quân đội hậu thuẫn chỉ cần giành được  một phần ba số ghế là có thể tiếp tục nắm quyền, bởi vì quân đội đã tự động nắm giữ 25% số ghế trong quốc hội.

Quân đội Myanmar sẽ tiếp tục nắm giữ quyền lực lớn, và họ được bảo đảm các vi trí lãnh đạo trong các bộ quan trọng, như bộ quốc phòng, bộ nội vụ và cơ quan an ninh biên giới theo hiến pháp.  Quân đội cũng có thể nắm lại quyền của chính phủ, và kiểm soát nền kinh tế.

Cuộc bầu cử hôm nay diễn ra 4 năm sau khi chính phủ quân nhân cầm quyền trong suốt một thời gian dài chuyển giao quyền hành lại cho một chính phủ dân cử dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Thein Sein, người đã đưa ra một số cải cách nhằm chấm dứt tình trạng bị cô lập kinh tế và ngoại giao của Myanmar.

Lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi đi bỏ phiếu tại Yangon, Myanmar, ngày 8/11/2015

Bà Aung San Suu Kyi không được ra ứng cứ tổng thống bởi vì hiến pháp của Myanmar, còn gọi là Miến Ðiện, không cho phép người nào có chồng hoặc con sinh ra ở nước ngoài làm tổng thống. Chồng quá cố của bà Suu Kyi là người Anh, và hai người con trai của bà cũng sinh ra ở Anh. Nhưng hôm thứ Năm bà nói rằng nếu đảng của bà thắng cử, bà sẽ nắm giữa một vai trò trong chính phủ "trên tổng thống." Bà không giải thích chi tiết tuyên bố đó.
Đảng NLD cần phải giành được hơn hai phần ba số ghế mới có thể thành lập chính phủ và chọn ra tổng thống.  Nếu không giành được đủ số phiếu như vậy, đảng này sẽ phải thành lập liên minh với một số đảng phái nhỏ hơn để thành lập chính phủ.

Trong khi đó đảng đương quyền Liên minh Đoàn kết và Phát triển được quân đội hậu thuẫn chỉ cần giành được  một phần ba số ghế là có thể tiếp tục nắm quyền, bởi vì quân đội đã tự động nắm giữ 25% số ghế trong quốc hội.

Quốc hội Myanmar sẽ tiếp tục nắm giữ quyền lực lớn, và họ được bảo đảm các vi trí lãnh đạo trong các bộ quan trọng, như bộ quốc phòng, bộ nội vụ và cơ quan an ninh biên giới theo hiến pháp. Quân đội cũng có thể nắm quyền của chính phủ, và kiểm soát nền kinh tế.
Cuộc bầu cử hôm nay diễn ra 4 năm sau khi chính phủ quân nhân cầm quyền trong suốt một thời gian dài chuyển giao quyền hành lại cho một chính phủ dân cử dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Thein Sein, người đã đưa ra một số cải cách nhằm chấm dứt tình trạng bị cô lập kinh tế và ngoại giao của Myanmar.

-----------------------

Trọng Thành  -  RFI     
Đăng ngày 08-11-2015

Đón mừng kết quả bầu cử sơ bộ trước trụ sở đảng đối lập, Mandalay, ngày 08/11/2015. Mandalay là nơi chung sống của nhiều cộng đồng Phật giáo, Hồi giáo và Ấn Độ giáo. REUTERS/Olivia Harris

Hôm nay 08/11/2015, hơn 30 triệu cử tri Miến Điện được kêu gọi đi bầu Quốc hội lưỡng viện và các hội đồng dân cử địa phương. Theo Ủy ban bầu cử quốc gia, khoảng 80% cử tri đã tham gia cuộc bỏ phiếu lịch sử này. Theo nhiều dự đoán, đảng đối lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi rất có thể sẽ giành chiến thắng, tuy nhiên, đảng cầm quyền Liên minh Đoàn kết và Phát triển, với đa số là các cựu quân nhân, cũng có ứng cử viên tại hầu hết các đơn vị bầu cử.

Truyền thông đổ dồn chú ý vào lãnh đạo đảng đối lập, 70 tuổi, hơn 15 năm bị quản thúc tại gia dưới thời tập đoàn quân sự. Đây là lần thứ hai giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi đi bỏ phiếu tại đất nước mình. Trong trang phục toàn mầu đỏ - mầu biểu tượng của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ -, bà Aung San Suu Kyi đã bỏ phiếu sớm tại một trường học ở trung tâm Rangoon. Ngay sau đó, bà lên đường đến đơn vị bầu cử Kawhmu, cách Rangoon khoảng 60 km về phía nam, nơi bà ứng cử.

Cuộc bỏ phiếu hôm nay được coi như một trắc nghiệm đối với tiến trình chuyển đổi dân chủ, được khởi sự cách nay bốn năm, sau khi tập đoàn quân sự tự giải thể nhường chỗ cho chính quyền của các cựu quân nhân của Tổng thống Thein Sein. Hơn 1.000 quan sát viên quốc tế và hơn 10.000 quan sát viên trong nước có mặt để theo dõi cuộc bầu cử.

Theo ghi nhận của phóng viên RFI có mặt tại chỗ, tại các điểm bầu cử gần Rangoon, hàng đoàn dài cử tri xếp hàng đợi đến lượt, ngay từ hơn năm giờ sáng giờ địa phương, lúc trời còn tối. Thông tín viên Rémy Fave tường trình từ Rangoon,

« Vào lúc sáu giờ sáng, khi phòng bỏ phiếu mở cửa, những người giám sát chứng kiến các hòm phiếu rỗng, xem xét kỹ lưỡng và đưa cho những cử tri đầu tiên kiểm tra. Sau đó, họ niêm phong hòm phiếu cũng với sự giám sát của các cử tri. Đây là một hiện tượng hoàn toàn mới tại Miến Điện. Cuộc bỏ phiếu cách nay 5 năm đã diễn ra với rất nhiều vi phạm.
Trong cuộc bầu cử lần này, các cử tri hết sức chú ý đến các biện pháp bảo đảm tính minh bạch của cuộc bỏ phiếu. Các danh sách cử tri không phải đã hoàn toàn chuẩn mực, nhưng tất cả đều được công khai, không giống như cách nay 5 năm.

Một điểm mới nữa là, các cử tri đều phải nhúng ngón tay út vào một thứ mực không xóa được, sau khi bỏ phiếu. Đây là một biện pháp để ngăn chặn khả năng một người bỏ phiếu nhiều lần. Sáng nay, tại một đơn vị bầu cử ở phía đông Rangoon, một số cử tri đã tự hào giơ cao ngón tay út mầu tím, sau khi thực hiện quyền bỏ phiếu. Cuộc bỏ phiếu tại đây đã diễn ra trong những điều kiện tốt hơn rất nhiều so với 5 năm trước ».

Thiếu các thăm dò dư luận, hết sức khó đoán định khả năng chiến thắng của đảng đối lập. Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ khẳng định nhiều trường hợp mua phiếu bầu xảy ra tại vùng đồng bằng Irrawaddy. Trước đó, đảng đối lập và các nhà quan sát đã tố cáo tình trạng hỗn loạn trong bỏ phiếu tại hải ngoại, việc các quan sát viên quốc tế không được giám sát hàng trăm nghìn quân nhân bỏ phiếu, việc hàng trăm nghìn người Hồi giáo Rohingya bị tước quyền bầu cử, cũng như bầu cử bị hủy bỏ tại rất nhiều vùng bị coi là có xung đột sắc tộc.
Theo một số dự báo, kết quả bầu cử chính thức sẽ chỉ được thông báo trong nhiều ngày nữa, chủ yếu do việc kiểm phiếu tại các vùng hẻo lánh. Theo các nhà quan sát, phản ứng của chính quyền là rất khó đoán trước.

Lãnh đạo quân đội, ông Min Aung Hlaing, tái khẳng định trước báo giới : nhân dân có quyền cao nhất, và không có lý do gì mà quân đội « không chấp nhận kết quả » của cuộc bỏ phiếu. Trong khi đó, đài truyền hình nhà nước liên tục truyền đi các thông điệp cảnh báo các mưu toan cách mạng Mùa xuân Ả Rập.

---------------------------
BBC Tiếng Việt    8-11-2015

VOA Tiếng Việt   8-11-2015

RFA   8-11-2015

Việt Nam Thời Báo      11-9-2015





No comments: