Sunday, November 15, 2015

Chuyện gì xảy ra khi những nhà độc tài chết? (Andrea Kendall-Taylor và Erica Frantz)





Andrea Kendall-Taylor và Erica Frantz
Athena chuyển ngữ
Dịch giả gửi tới Dân Luận
16/11/2015

Những nhà độc tài trên thế giới ngày càng cao tuổi – nhưng những người ủng hộ dân chủ chớ vội mừng.

Hiện tại trên thế giới có khoảng 55 nhà lãnh đạo độc tài đang cầm quyền. Mười một người trong số đó ít nhất đã 69 tuổi, và họ đang gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Phần lớn trong số 55 người đó đã cầm quyền hàng thập kỷ, ví dụ như nhà độc tài Jose Eduardo của Angola (73 tuổi), Nursultan Nazarbayev của Kazakhstan (75 tuổi), và Robert Mugabe của Zimbabwe (91 tuổi). Mới đầu thì đây tưởng chừng như là một bức tranh đầy hy vọng với những người quan tâm đến dân chủ, những người gần đây đã ghi lại sự hồi sinh chậm chạp mà vững chắc của nền độ tài. Chắc chắn rằng con số 20% lãnh đạo độc tài trên thế giới gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người kế nhiệm tạo cơ hội cho những nền dân chủ mới xuất hiện – hoặc ngược lại?

Mặt khác, chính sự già cả và ốm yếu của những nhà độc tài này là nguyên nhân khiến nhiều người lo lắng. Một số người sợ rằng, khi những nhà độc tài đã cầm quyền trong khoảng thời gian dài chết đi sẽ châm ngòi cho các cuộc đấu đá chính trị và bất ổn xã hội khiến đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn. Việc những nhà độc tài như Abdelaziz Bouteflika của Algeria, Paul Biya của Cameroon, và Omar al-Bashir của Sudan vẫn chưa chọn được người kế vị dường như càng làm gia tăng mối lo ngại.

Cả hai quan điểm trên đều có chỗ đúng – nhưng nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng có ít cơ sở cho cả hai lập luận nói trên. Trong bản đánh giá của chúng tôi về 79 nhà độc tài đã qua đời giai đoạn 1946 – 2014, chúng tôi nhận thấy rằng cái chết của một nhà độc tài gần như không hề mang lại nền dân chủ. Tương tự, nó cũng không làm cho chế độ sụp đổ. Thay vào đó, khoảng 92 phần trăm trường hợp, chế độ vẫn tồn tại sau cái chết của nhà độc tài. Cái chết của Hugo Chávez (Venezuela) năm 2013, Meles Zewani (Ethiopia) năm 2012, và Kim Jong Il (Triều Tiên) năm 2011 đều là minh chứng cho điều này. So sánh với các trường hợp nhà độc tài bị lật đổ - như đảo chính, bầu cử, hay hết thời – và thỉnh thoảng khiến cho chế độ sụp đổ theo, thì cái chết của một nhà độc tài gần như chẳng có nghĩa lý gì.

Cái chết của một nhà độc tài không những không mang lại nền dân chủ mà còn không cải thiện được khả năng tự do hóa của một đất nước trong dài hạn. Những người kế nhiệm lên nắm quyền và những người đi trệch hướng thường rất dễ chọc tức những “kẻ bảo vệ” – những nhân tố của chế độ giúp kiểm soát quyền lực và hạn chế những thay đổi trong hệ thống. Mọi người dường như đã quên mất rằng, nhà độc tài hung bạo của Syria, Bashar al-Assad, đã lên nắm quyền sau cái chết của cha vào năm 2000 với hy vọng dân chủ hóa đất nước. Ngay sau khi thừa hưởng quyền lực, ông ta bắt đầu một loạt các cải cách chính trị, bao gồm cả những cố gắng nâng cao tự do báo chí, trả tự do cho các tù nhân chính trị, và phổ cập Internet. Tuy nhiên, khả năng thay đổi chế độ của ông Assad lại bị giới hạn bởi những nhân vật chịu ảnh hưởng từ cha của Assad, những người đã gây sức ép về chính trị và ảnh hưởng để chặn đứng các thay đổi chính sách và hạn chế việc thực hiện chúng.

Chúng tôi cũng nhận thấy rằng các cuộc đảo chính và nổi dậy của người dân thường không xảy ra sau cái chết của nhà độc tài. Trong thời gian nhà độc tài nắm quyền, chỉ có 6 phần trăm trường hợp xảy ra đảo chính, so với 32 phần trăm khi nhà độc tài rời bỏ quyền lực bằng những cách khác. Tương tự, những cuộc biểu tình lớn sau cái chết của một nhà độc tài nào đó thường xảy ra ít hơn so với các trường hợp khác. Điều này vẫn tiếp tục duy trì ngay cả khi chúng tôi nhìn lại vào khoảng thời gian năm năm sau khi chuyển giao người lãnh đạo.

Trong một số trường hợp, ví dụ như Kuwait hoặc Ả rập Saudi, sự phục hồi của chế độ độc tài sau cái chết của người cầm quyền phản ánh sự vững chắc của chế độ quân chủ chuyên chế, nơi mà các quy trình kế tục được định chế hóa ở mức cao đảm bảo sự ổn định qua các thế hệ. Đối với các trường hợp khác, sự hồi phục của chế độ lại phụ thuộc vào khả năng của người cha trong việc lựa chọn người con kế nhiệm mình, ví dụ như Syria (2000), Azerbaijan (2003), và Togo (2005). Tuy nhiên, đối với các nước có cơ chế kế nhiệm không rõ ràng như Venezuela (2013), Zambia (2008) hay Turkmenistan (2006), đều vẫn duy trì chế độ sau khi người lãnh đạo qua đời.

Có lẽ chúng ta không nên quá bất bất ngờ khi có rất ít sự thay đổi sau khi một nhà độc tài qua đời. Những nhà độc tài qua đời khi đang cầm quyền thường là những chính trị gia đặc biệt lão luyện – đã tránh được rất nhiều mối đe dọa đến quyền lực của họ - và họ tạo ra hệ thống chính trị có khả năng tiếp tục tồn tại khi họ chết đi. Trung bình, những nhà độc tài chết khi đang giữ chức thường đã cầm quyền được khoảng 16 năm, trong khi những nhà độc tài khác chỉ có 7 năm. Khoảng thời gian nắm quyền lâu như vậy chỉ có thể là do phát triển một nhóm nội bộ những người ưu tú, những người được giữ một chức vụ nào đó hoặc được trang bị những công cụ giúp giữ vững chế độ. Nói cách khác, khả năng cầm quyền đến lúc chết của nhà độc tài chính là chiếc lược then chốt để nâng cao sự chắn chế đô sau khi ông ta qua đời.

Sự xuất hiện của một đảng ủng hộ là một trong những chiến lược quan trọng giúp củng cố sự vững chắc của chế độ độc tài và tạo thuận lợi cho quá trình kế nhiệm. Một phần trong các nghiên cứu học thuật đã chứng minh sức mạnh trường tồn của các đảng phái chính trị dưới chế độ độc tài. Trong khi những đảng này khác với các đảng dưới chế độ dân chủ, họ vẫn đóng vai trò quan trọng trong chế độ độc tài, ví dụ như làm đối trọng interventionist militaries, phân phát lợi ích đến người dân, và thúc đẩy hệ tư tưởng của chế độ. Hơn nữa, những đảng này có thể cùng lựa chọn những cá nhân có tham vọng chính trị hoặc những người đang tìm kiếm bổng lộc. Một khi các đối thủ chính trị tiềm năng của chế độ được khích lệ tham gia vào hệ thống, đảng đó sẽ là điểm hội tụ để đàm phán và chọn ra một người lãnh đạo mới có thể tiếp tục bảo vệ lợi ích của họ.

Mặc dù cái chế của các nhà độc tài khi đang nắm quyền thường không thúc đẩy sự sụp đổ hay không vững chắc của chế độ, thì những sự kiện này vẫn thỉnh thoảng diễn ra. Vì vậy khi nào thì chúng ta nên lo lắng về một tương lai bất ổn? Chế độ được cai trị bởi “những kẻ mạnh” – nơi mà quyền lực chính trị tập trung vào tay một cá nhân – thường sẽ gặp nguy hiểm khi người lãnh đạo chết đi. Nhưng ngay cả như vậy thì sự bất ổn vẫn hiếm khi xảy bởi có rất nhiều chế độ cai trị kiểu cá nhân nhận được sự trợ giúp từ một đảng chính trị. Đối với những đảng đầu tư vào sự phát triển thường là những chế độ tồn tại rất lâu sau khi nhà lãnh đạo qua đời. Ví dụ, sau cái chết của Hafez al-Assad ở Syria vào năm 2000 và Meles Zenawi của Ethiopia vào năm 2012, các đảng cầm quyền – Đảng Baathist ở Syria và Mặt trận Cách mạng Dân chủ Nhân dân Ethiopia – đều đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chế độ.

Đối với các quốc gia mà chế độ thiếu vắng một đảng lãnh đạo hiệu quả, thì chúng tôi thấy rằng những quốc gia gần đây phải trải qua các cuộc biểu tình và bất ổn nội bộ thì đều có nguy cơ cao xảy ra đảo chính và biểu tình khi người lãnh đạo qua đời. Những điều này đều trùng khớp với nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự bất ổn gần đây làm gia tăng khả năng bất ổn trong tương lai của một đất nước. Giai đoạn bất ổn làm nảy sinh các mạng lưới và kinh nghiệm hữu ích trong việc huy động biểu tình nhằm đối mặt với sự bất mãn mà cuộc chuyển đổi lãnh đạo mang lại. Ví dụ như trường hợp cái chết của Tổng thống Lansana Conte (Guine, 2008) và Tổng thống Omar Bongo (Gabon, 2009).

Trong một nhóm nhỏ các trường hợp mà chúng tôi đã xem xét, cái chết của một nhà độc tài đã kéo theo sự bất ổn trong thời gian dài. Đối với những trường hợp này, sự bất ổn không bắt nguồn từ những bất đồng đối với người kế nhiệm, mà bắt nguồn từ những chiến lược mà người lãnh đạo mới sử dụng để củng có quyền lực. Trong một xã hội phân chia theo sắc tộc và vị trí địa lý, các nhà lãnh đạo cơ hội có thể tận dụng sự chia cắt nay để nâng cao tầm ảnh hưởng của họ. Đó là các trường hợp ở Bờ Biển Ngà, nơi cái chết của tổng thống Félix Houphouët-Boigny vào năm 1993 đã châm ngòi cho chủ nghĩa dân tộc ăn sâu vào cuộc nội chiến chín năm sau đó.

Trong bản báo cáo “Freedom in the World” năm 2015, Freedom House thuật lại nguy cơ suy giảm nền dân chủ trên diện rộng đang ở mức cao nhất trong 25 năm trở lại đây. Không may, kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng 11 nhà độc tài cao tuổi thường mang lại ít cơ hội cho việc thay đổi chế độ. Thay vì tạo ra không gian để thay đổi, cái chết của những nhà độc tài này sẽ không thay đổi chế độ toàn trị vững chắc mà họ đã tạo dựng lên. Mặc dù rất nhiều cuộc chuyển giao lãnh đạo mang lại cơ hội cải cách chính trị cho nền độc tài, nhưng việc những nhà độc tài qua đời lại không mang lại kết quả tương tự. Nó chỉ đơn giản là một sự kiện không đáng để mắt tới.

----------------------------------
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả và không phản ánh quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ.







No comments: