Leo Timm, Epoch Times
Phạm Duy dịch
7-11-2015
Hãy
hình dung điều này: Một trường đại học có uy tín của Đức đang cung cấp một khóa
học nghe-nhìn trực tuyến (online) để giúp đỡ cả người Đức và người nước ngoài học
về “Tư tưởng xã hội chủ nghĩa dân tộc” (đó là chủ nghĩa Phát xít Đức). Một băng
video giới thiệu, được đăng lên mạng Youtube và được kết nối với các địa chỉ
truyền thông Mỹ quan trọng khác, đã cho thấy một giáo sư đang mỉm cười và nhiều sinh
viên, đang mời người xem khảo sát tỉ mỉ sự đóng góp của Adolf Hitler đối với di
sản lịch sử và triết học Đức. Khóa học không đề cập đến nạn tàn sát người Do
thái (Holocaust) hoặc Chiến tranh thế giới lần thứ II, và các bài phóng sự về
nó cũng đã che giấu các chi tiết này.
Tất
nhiên, điều này là không tưởng tượng nổi, và ở rất nhiều quốc gia, nó là bất hợp
pháp. Không thể có chuyện thảo luận về đề tài Hitler hoặc chủ nghĩa
Phát xít Đức mà không đề cập đến tội ác diệt chủng 12 triệu người tại
“Giải pháp cuối cùng của Đức Quốc Xã” và cuộc chiến tranh dài 6 năm đã được
phát động để thực hiện nó. Chủ nghĩa phát xít Đức, với những hồi tưởng đau lòng
của các nạn nhân tại các trại tập trung và phòng khí ngạt, là một cái gì đó mà
Đức và các nước Phương Tây đã cam kết không bao giờ quên, và không bao giờ cho
phép nó lại xảy ra.
Tuy
nhiên, khi nói đến hệ tư tưởng cộng sản của nhà cầm quyền Trung cộng, một cách
diễn giải tương đối khác hình như đang được áp dụng.
Tờ
Thời báo New York gần đây đã xuất bản một bài viết về một khóa học “Tư tưởng
Mao Trạch Đông” của Trường đại học Thanh Hoa. Kèm theo là câu hỏi thi vấn đáp,
với 8 câu hỏi với nhiều sự lựa chọn, lấy từ nội dung khóa học của Học viện Bắc
Kinh danh tiếng, đề cập về nền móng lý thuyết thường là lờ mờ và dài dòng của hệ
tư tưởng Mao Trạch Đông.
Nhưng,
khi bài viết của tờ Thời báo New York trình bày chi tiết về các phản ứng không
nhiệt tình của độc giả, cũng giống như chính khóa học của trường Thanh Hoa, nó
đã không lưu ý gì đến tình huống giết người hàng hoạt kinh hoàng – một
tình huống mà xét toàn cục, sự mất mát về người có thể so sánh với số người
bị giết trong cả hai chiến tranh thế giới cộng lại – đã đồng hành với lý thuyết
cộng sản của Mao.
Đối
với các phong trào chính trị biến động lớn như Đại Nhảy Vọt, chiến dịch Cải
cách Ruộng đất đầy bạo lực và 10 năm Cách Mạng Văn Hóa, tờ Thời báo New York đã
chỉ để cập đến một cách hời hợt như “nạn đói kém” và “sự hỗn loạn” trong bài
phóng sự của mình.
Cảnh đàn áp, làm nhục
dân chúng của Hồng vệ binh trong Cách mạng Văn hóa (CCSA 4.0)
Trong
cách diễn giải lịch sử không đầy đủ này, nhìn chung tư tưởng Mao Trạch Đông và
chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc vẫn là một điều tò mò, là một dấu vết còn sót lại
từ một Trung Quốc được cho là phát triển từ quá khứ lạc hậu của mình. Các khẩu
hiệu và tuyên truyền của Trung cộng xem ra như phương sách giữ thể diện, giống
như vật nương tựa cho một quốc gia hoàn thành con đường của mình đến một tương
lai tốt đẹp hơn.
Một
cách thuận lợi cho chế độ Trung cộng, sự hiểu sai ngữ cảnh và hiểu một cách phiến
diện này về nhà độc tài thành lập ra nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, và
về sự tiếp tục của hệ tư tưởng của Trung cộng đã gây một ấn tượng sai lầm lên sự
hiểu biết về các vụ việc đàn áp vẫn còn đang tiếp diễn đối với các nhóm
người dân tộc và các nhóm tôn giáo thứ yếu.
Ví
dụ như, 16 năm đàn áp môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công đã cho thấy tất cả
các biện pháp, bao gồm việc thu hoạch nội tạng từ hàng ngàn tù nhân sống, đã được
áp dụng trong nỗ lực của ĐCSTQ nhằm hủy diệt môn tu luyện này nhân
danh chống lại mê tín và giữ vững yêu cầu của ĐCSTQ đối với thuyết vô
thần và chủ nghĩa duy vật.
Bức
chân dung về hệ tư tưởng ĐCSTQ như là một sự lỗi thời về kinh tế và chính trị
đã bị tách ra khỏi những hành động bất lương đã và đang diễn ra, phớt lờ sự tiếp
tục liên quan của tư tưởng cộng sản trong việc định hướng các hành động và động
cơ thúc đẩy của chế độ Trung cộng, cũng như nguyên nhân của tình trạng khốn khổ
mà các nạn nhân đang sống, đang sắp chết dần chết mòn phải đối mặt.
No comments:
Post a Comment