Ỷ Lan, thông tín viên RFA
2015-11-20
2015-11-20
Ông Carl Gersman, Chủ tịch Quỹ Quốc gia Tài
trợ Dân chủ. Courtesy queme.net
12 tổ
chức Nhân quyền và Dân chủ Quốc tế, với 90 nhân vật trên thế giới, từ những
Khôi nguyên Giải Nobel Hòa bình, lãnh đạo tôn giáo, Giáo sư Đại học, nhà tư
pháp, nhà văn, nhà báo… đã ký tên vào bức Thư Ngỏ gửi Tổng Thống Hoa Kỳ yêu cầu
can thiệp với Nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho người Tù nhân vì Lương thức
lâu năm nhất, là Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ bị giam giữ hơn 30 năm qua.
Chúng tôi hỏi thăm một trong 90 người ký tên là ông Carl Gersman, Chủ tịch Quỹ
Quốc gia Tài trợ Dân chủ về việc này.
Đứng
bên cạnh Hòa thượng Thích Quảng Độ
Ỷ
Lan: Thưa
Ông Carl Gershman, ông đã ký tên vào Thư Ngỏ gửi Tổng Thống Hoa Kỳ Obama xin
can thiệp trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Lý do gì khiến ông tham
gia ký tên như thế?
Carl
Gershman: Tôi
nghĩ rằng ngài Thích Quảng Độ không riêng là một hình ảnh dũng cảm tại Việt Nam
đã từng bao nhiêu năm tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo từ thập
niên 60. Hòa thượng đã bị bắt giam từ năm 1963, và từ đó, không ngừng đấu tranh
chẳng chút nào do dự. Hòa thượng là tiếng nói cao cả cho tự do tôn giáo, bảo vệ
sự độc lập của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) thoát ly sự kiểm
soát của nhà cầm quyền. Tôi nghĩ rằng Hòa thượng đứng lên tranh đấu không riêng
cho Việt Nam, mà cho toàn thể thế giới. Rất, rất quan trọng để chúng ta đứng
bên cạnh ngài. Hòa thượng đã từng được đề cử 9 lần làm ứng viên Giải Nobel Hòa
bình, Hòa thượng còn đoạt nhiều giải Nhân quyền nổi danh khác, trong đó có giải
“Tôn vinh nhà Dân chủ dũng cảm” của Phong Trào Dân chủ Thế giới. Hòa thượng là
một anh hùng, ngài đứng lên bảo vệ các nguyên tắc dân chủ, nhân quyền và tự do
tôn giáo. Tôi nghĩ rằng chuyện tối khẩn mà Tổng Thống Hoa Kỳ phải nắm lấy cơ hội
trong chuyến viếng thăm Châu Á này để đòi trả tự do cho Đức Tăng Thống.
Ỷ
Lan: Ông
có nghĩ rằng sự liên đới quốc tế qua một lá thư thỉnh cầu mang lại tác động gì
chăng?
Carl
Gershman: Chắc
chắn. Làm như vậy chúng tôi cũng nghĩ đến những tù nhân khác, vì đang có đông đảo
tù nhân bị giam cầm trên toàn thế giới vì dám kêu gọi cho nhân quyền. Nhưng
chúng ta chẳng bao giờ làm đủ để nhắc nhở tới từng người đang bị giam giữ, những
người tù này đang cần giữ vững tinh thần, giữ vững tâm thức mà họ nhận được từ
sự liên đới của kẻ khác. Đó là điều gây ra áp lực trên chính quyền. Nếu nhà cầm
quyền Việt Nam muốn được thế giới tôn trọng, thì không thể nào còn giam giữ những
người như Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, và cũng là dịp đem lại nguồn hy vọng
cho những người như ngài. Cho nên tôi nói: Chắc chắn! Và vô cùng thiết yếu cho
chúng ta tiếp cận Tổng Thống Obama và các vị lãnh đạo trên thế giới cất tiếng
tác động nhà cầm quyền Việt Nam.
Đại lão Hoà thượng
Thích Quảng Độ
Ỷ
Lan: Tòa
Bạch Ốc vừa ra lời tuyên bố về chuyến đi của Tổng Thống Hoa Kỳ ứng hợp với
chính sách Hoa Kỳ về “Tái cân bằng Châu Á”, và cũng để thắt chặt mối quan hệ với
Việt Nam. Ông có nhận định gì về quan hệ Mỹ - Việt cho sự đổi thay tương lai tại
Việt Nam?
Carl
Gershman: Nhìn
kỹ, thì Việt Nam đang muốn quan hệ tốt với Hoa Kỳ, trong khi quan hệ với Trung
quốc thì gặp khó khăn. Quan hệ này nhằm phát triển kinh tế. Nhưng Việt Nam
không thể nào phát triển kinh tế hoặc có quan hệ tốt với các quốc gia dân chủ,
mà lại đồng lúc giam cầm những người như Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Thật
quá mâu thuẫn với mục tiêu của Việt nam. Cho nên, nếu Việt Nam muốn bước vào tiến
trình họ nhắm thì họ phải trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, đồng thời
với việc cởi nới chính trị.
Ỷ
Lan: Xin
được hỏi một câu chót. Ông có lời gì gửi tới các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam
hôm nay không?
Carl
Gershman: Như
chị biết, tôi muốn nói với họ rằng, dù khó khăn đến thế nào, họ không bao giờ bị
bỏ quên. Tổ chức NED của chúng tôi đang hoạt động giúp đỡ các bloggers. Chúng
tôi muốn tỏ tình liên đới với những ai đang thấy họ bị hiểm nguy bị bắt giữ. Họ
không cô độc đâu, và tôi nghĩ rằng họ nên kỳ vọng vào tương lai. Bởi vì tôi tin
rằng dân chủ đang tiến hành tại Đông Nam Á và Đông Á, và rằng với sự phát triển
kinh tế đang mang lại những áp lực ngày càng lớn, rất lớn cho việc mở cửa chính
trị, mà tôi nghĩ không nên mất niềm hy vọng. Tôi nghĩ rằng lịch sử đang đứng về
phía họ, họ đang có tình liên đới của những bằng hữu phương Tây.
Ỷ
Lan: Xin
cám ơn ông Chủ tịch Carl Gershman.
Ỷ
Lan, Phóng viên Đài Á Châu Tự do tại Paris.
VIDEO :
Hội nghị quốc tế về thúc đẩy dân chủ toàn cầu
No comments:
Post a Comment