Thiện Tùng
24/11/2015
Đúng là
có chuyện cũng khá phổ biến, lớp trẻ sinh sau 1975 thắc mắc đại khái:Sao lại
có không ít người theo Đảng trong kháng chiến, đang hay từng là đảng viên, giờ
đây họ ra mặt chống lại đảng của mình? Có phải họ là những người phản bội
không?”
Không
hiểu, hỏi cho biết đó là sự cầu thị phải được tôn trọng và khuyến khích. Chính
từ những câu hỏi có phần hơi ngây ngô ấy, chúng tỏ các em bị bỏ “đói” về lịch
sử và thông tin xác thực. Trách nhiệm ấy thuộc ngành, người nào hay tự
biết lấy.
Hôm
16/11/2015 trên trang Bauxite Việt Nam có đăng bài “Những
ai phản bội ông cha” của tác giả Nguyễn Đình Cống. Chuyện bể dâu,
thăng trầm, phức tạp suốt chặng đường dài lịch sử, với bài viết ngắn, ông Cống
cố gãi nhưng xem mòi chưa đã ngứa lắm với lớp trẻ. Bài viết này, với những
thông tin xác thực, tôi cũng chỉ mong góp phần nào đó với ông Cống gãi cho lớp
trẻ đỡ ngứa hơn.
Cách
đây cũng không lâu, tôi có viết bài “Chống Cộng sản và chống Đảng Cộng
sản có gì khác nhau?” đăng trên trang Bauxite Việt Nam hôm
6/9/2015 (Việt Nam Thời báo đăng lại sau đó). Bài viết đó, tôi cố
nói rõ: “Chống Cộng sản không đồng nghĩa với “chống Đảng Cộng sản”. Chống Cộng
sản là chống hành vi (đường lối, chính sách…), còn chống Đảng Cộng sản là chống
về tổ chức. Trong thực tế, người ta chống hành vi chớ đâu có chống tổ chức Đảng
CSVN?
Trên đường
dài suốt 85 năm từ khi chủ thuyết Cộng sản du nhập vào Việt Nam 1930-2015, mỗi
khi giương cờ hay áp dụng chủ thuyết, Cộng sản đều không thành công – nếu không
nói thất bại thảm hại. Điều đó được chứng minh trên mỗi chặng đường: Dưới cờ Đảng,
hai cuộc khởi nghĩa Xô Viết Nghệ-Tĩnh và Nam Kỳ Khởi nghĩa hồi thập niên 30 bị
dìm trong biển máu; áp dụng học thuyết Cộng sản tiến hành cải tạo Xã hội Chủ
nghĩa (XHCN) gây thảm họa ở Bắc Việt Nam từ sau 1954 đến 1975; cải tạo XHCN ở
Nam Việt Nam từ sau 1975 đến 1986; quyết giữ cái đuôi Định hướng XHCN từ 1986
cho đến nay, nếu không cho là thảm họa thì cũng phải nói là tai họa. Vậy thì Đảng
không phải là Thánh nhân, cũng gồm những người trần tục, khó tránh khỏi sai lầm?.
Dầu có
bảo thủ đến đâu, cũng phải thừa nhận một điều, trong thời chiến cũng như thời
bình, mỗi khi giương ngọn cờ Dân tộc, áp dụng, dầu chỉ chừng mức, thể chế Dân
chủ, đa nguyên, đa đảng, đều thành công với nhiều mức độ khác nhau. Chẳng hạn:
Những năm đầu thập niên 40, với Mặt trận Việt Minh, giương cao cờ dân tộc thành
công trong cuộc khởi nghĩa 1945; cũng với cờ Dân tộc, áp dụng đa nguyên, đa đảng
trong 9 năm kháng chiến 1946-1975, theo kiểu “góp gió thành bão”, huy động được
sức người sức của, từng bước giành thắng lợi từ cục bộ đến toàn bộ. Cụ thể
là: Ở Miền Bắc có Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Dân chủ của giới
Tư sản yêu nước, Đảng Xã hội Cấp tiến của giới Trí thức yêu nước. Ở Miền
Nam có các Giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên. Trong những năm từ
1960 đến 1975 có Mặt trận Dân tộc Giải phóng, Mặt trận Liên Minh các dân tộc vì
hòa bình, và có Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam với hàng nửa triệu đảng viên.
Vậy là cuộc kháng chiến vẫn có nhiều Đảng, Phái, Tôn giáo tham gia với sự hậu
thuẫn của nhân dân. Đó là việc cả dân tộc cùng nhau góp sức người sức của bảo vệ,
gìn giữ ngôi nhà chung chớ không phải của riêng ai.
Là người
trong cuộc, tôi tham gia kháng chiến ở Miền Nam. Vì cuộc thế luôn biến đổi, tôi
đã phải trải qua: đảng viên Đảng Lao động VN, Đảng Nhân dân Cách mạng VN và Đảng
CSVN sau năm 1976. Vì không ưng ý với hành vi của Đảng CSVN nên tôi từ nhiệm và
trả thẻ đảng cuối năm 1986.
Nói khó
nghe nhưng dễ hiểu, Đảng CSVN như “con ốc mượn hồn”(1): Nó ra đời năm 1976 (sau
chiến tranh), kết tinh từ Đảng Lao động VN, Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội Cấp tiến,
Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam(2). Quả vậy: Đảng Lao đông Việt Nam trong thời
chiến luôn thủ vai “anh cả đỏ”, chi phối toàn cục. Dựa vào thế thượng phong, tại
Đại hội 4 năm 1976, Đảng Lao động Việt Nam đổi tên thành Đảng CSVN, đổi tên nước
thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sau đó, Đảng CSVN lần lượt “khuyên”
các đảng vừa kể “tự nguyện” giải thể, được xem như những cái chết “tự chọn”. Những
đảng viên các đảng giải thể được kết tập úp bộ vào ngôi nhà chung – Đảng CSVN.
Số lượng đảng viên Đảng CSVN tăng đột biến, trở thành Đảng tạp chủng từ đó. Vậy
là, trong Đảng CSVN có cộng sản và không cộng sản?
Sau khi
thống nhứt đất nước, nhập đảng, đổi tên nước, không chấp nhận chủ nghĩa Tư bản
với nền kinh tế thị trường, Đảng CSVN thiết lập thể chế chính trị Độc tài Đảng
CS trị trên toàn lãnh thổ VN, tiến hành cài tạo XHCN mọi phương diện. Từ đó,
ngay trong Đảng CSVN chớ không đâu khác, bắt đầu xuất hiện nạn bất đồng chính
kiến, thường thường xảy ra việc “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, hay nói cách
khác “ông nói gà, bà nói vịt” ngày một đậm độ cho tới ngày nay. Cũng dễ hiểu, để
tránh đa nguyên đa đảng ngoài xã hội, Đảng CSVN gom hết chúng vào mình thì
tránh sao khỏi khuynh hướng đa nguyên chính trị ngay trong Đảng CSVN? Vậy là, Đảng
CSVN hiện nay không thực chất, Cộng sản chỉ là danh nghĩa.
Có người
nói rằng, trong kháng chiến lập đảng này đảng nọ chỉ là động tác giả,
mang tính chiến thuật (sách lược), chỉ là thủ đoạn của những người Cộng sản thứ
thiệt. Về hiện tượng có thể là như thế, nhưng về bản chất phải xem xét
thêm, có câu “dò sông dò biển dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người”,
nhứt là về mặt chính trị. Tôi không tham kiến vế chuyện này, chỉ nêu một số sự
kiện mang tính lịch sử mà tôi biết được để rộng đường suy xét.
Ở Việt
Nam, những người theo chủ thuyết Cộng sản, ngay từ đầu, họ đã đưa ra đường lối
cách mạng vô sản có 3 giai đoạn: Dân tộc Dân chủ, Xã hội chủ nghĩa
và Cộng sản chủ nghĩa. Những người Việt Nam yêu nước phần lớn họ
không được biết hay cóc cần biết chủ thuyết ma quái gì cả. Họ chỉ chấp nhận đồng
hành với những người Cộng sản giai đoạn 1 (Dân tộc Dân chủ). Họ hình thành đảng
này phái nọ nhằm tập hợp lực lương để cùng với bất cứ ai, tổ chức nào chung
nhau làm cuộc “Cách mạng Dân tộc Dân chủ”, với mục
đích chống ngoại xâm, thiết lập thể chế dân chủ. Chính những người theo chủ
thuyết Cộng sản cũng hiểu điều đó, trong quá trình hợp tác, họ phân vai phân vế
và ghi rõ trong cương lĩnh của mình: Những người tiêu biểu của giai cấp
công nhân lãnh đạo; giai cấp công nhân+nông dân là chủ lực quân; nhân sĩ trí thức
là bạn đồng minh có điều kiện(bạn đường chớ không phải bạn đời) (3). Trong
kháng chiến, các đảng phái… nương vào nhau, hợp tác với nhau làm cuộc “Cách mạng
Dân tộc Dân chủ”. Vậy là, Dân tộc Dân chủ là mục đích cuối cùng của nhân dân Việt
Nam nói chung, là giai đoạn khởi đầu của những người theo chủ thuyết Cộng sản
nói riêng. Sau 1975, những Nhân sĩ Trí thức (bạn đường) cầm đầu các tổ chức
cách mạng vang danh một thời đã hết hạn sử dụng, cho về vườn, họ như những con
nai vàng ngơ ngác trước hoang mạc. TS Hà Sĩ Phu chua xót tình đời, viết ra mấy
câu văn vần, người ngoài cuộc như tôi, cũng cảm thấy xót xa:
Bốn
anh Trí, Phú, Địa, Hào.
Chỉ
thương anh Trí lao đao đến giờ.
Đảng
ta thấy Trí ngu ngơ,
Cho
Công-Nông-Trí chung cờ liên minh.
Trông
lên liềm+búa hai hình,
Trí
ta vẫn chẳng thấy mình ở đâu !
Quay
sang tìm Phú-Địa-Hào,
Thấy
ba bụng phệ… đã vào Đảng ta.
Cuộc
“Cách mạng Dân tộc Dân chủ” trải qua 29 năm (1946-1975), nhân dân ta nói chung
phải trả giá bằng núi xương sông máu. Đến 30/04/1975, mới hoàn thành vế “Dân tộc”
– loại được ngoại xâm. Lẽ ra phài tiếp tục tiến hành thực hiện vế 2 (Dân chủ) để
hoàn thành trọn vẹn cuộc “Cách mạng Dân tộc Dân chủ” theo thệ ước với nhau.
Đàng này, những người Cộng sản “thứ thiệt” cầm đầu trong Đảng CSVN nhận lớp bước
“Dân chủ”, bằng mọi cách, mọi giá chuyển ngay sang giai đoạn XHCN để tiến về
đích CSCN của mình. Tìm về mục đích CSCN là việc riêng của những người Cộng sản,
hay tự đi tìm. Ỷ thế cậy quyền, Đảng CSVN buộc cả dân tộc phải cùng đi với họ.
Thế là Đảng CSVN bội ước, còn thiếu nhân dân nói chung món nợ “Dân chủ”. Đã trải
qua 40 năm, Đảng CSVN chẳng những không chịu trả món nợ xương máu ấy, còn hành
hung với bất cứ ai theo đòi. Trước bất công dai dẳng, Tùng tôi viết bài “Dân
chủ - nợ chính trị khó đòi” đăng trên trang Bauxite Việt Nam hôm
23/10/2015. Vậy là ai, tổ chức nào phản bội? Phản bội lại kẻ phản bội là người
chính trực?
Dưới thể
chế Độc tài Đảng trị, người dân thấp cổ bé miệng có oan ức, khổ sở thế nào cũng
chỉ trùm mền rên. Động lòng trắc ẩn trước hiện tình, những đảng viên và giới
Trí thức ngoài quốc doanh, vì nặng lòng yêu nước thương dân, thấy được trách
nhiệm của mình, lên tiếng: đòi nợ “Dân chủ”; chống lại (phản biện) những
hành vi sai trái của Đảng đương quyền trong đối nội và đối ngoại, nhứt là việc
để cho công an và côn đồ đàn áp dân oan, để nạn tham nhũng lan tràn, để mất đất+biển
đảo, để cho đất nước ngày càng một lệ thuộc vào Trung Quốc, v.v… –Chống sai
là hành động đúng, lấy lý gì mà Đảng CSVN trừng phạt người ta?!
Dầu muốn
hay không, phải thừa nhận ở Việt Nam ta đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa một
bên theo lập trường “giai cấp”, đặt lợi ích Đảng trên hết; một bên theo lập trường
“dân tộc”, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết. Phía theo khuynh hướng Dân
tộc đấu tranh bất bạo động, lấy “Cách mạng Dân tộc Dân chủ” làm
công sự. Phía đương quyền theo khuynh hướng Giai cấp gần như sử
dụng tối đa công cụ bảo vệ chuyên chính (công an, cảnh sát và hệ thống thông
tin đại chúng), lấy “Học thuyết Mác Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh” làm
công sự, nhơn danh gì có thể nhơn danh, lợi dụng gì có thể lợi dụng, khéo léo
núp bóng tiền để “ăn mày dĩ vãng”.
Cũng dễ
hiểu thôi, Độc tài và Dân chủ luôn đối lập nhau, nếu Đảng CSVN chấp nhận thực
hiện Dân chủ thật sự thì nó không còn là nó. Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú
Trọng chán nản nói đại ý: “Không biết đến hết thế kỷ nầy có CNXH hoàn
chỉnh hay chưa”. Vậy là Đảng CSVN đã nhụt chí trên đường về đích. Họ cố bám
thể chế Độc tài Đảng trị chẳng qua là để vụ lợi.
Lớp trẻ
sinh sau 1975 thắc mắc: “Sao lại có lắm người là đảng viên Cộng sản, đã
từng theo Đảng trong chiến tranh, giờ đây lại ra mặt chống Đảng?!”. Do
không thấu hiểu lịch sử, thiếu thông tin xác thực, họ thắc mắc như
thế cũng dễ cảm thông. Bởi vì: từ khi đổi tên và giành được quyền lãnh đạo đất
nước (1976), Đảng CSVN nặng nói về lịch sử đảng, nhẹ dần nói về lịch sử đất nước
và dân tộc, khiến cho lớp trẻ có những nhận thức nông nổi. Chẳng biết tương lai
rồi đây sẽ ra sao khi Bộ Giáo dục(4) vừa mới đưa ra đề án định xóa bỏ môn lịch
sử bằng cách“tích hợp môn lịch sử vào các môn khác trong chương trình phổ
thông”. Trong khi Trung Quốc đang khai thác môn lịch sử, Bộ Giáo dục định
bỏ môn lịch sử dân tộc chẳng biết với dụng ý gì? Mong rằng nó không bị Hán hóa
để dân tộc Việt còn biết đến cội nguồn của mình.
22/11/2015
T.T.
(1)
Vỏ con ốc, sinh vật khác vào sống trong đó, người ta gọi là “ốc mượn hồn”.
(2)
Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam ra đời năm 1964, khi bị giải thể năm 1976 có
khoảng 500.000 ngàn đảng viên, là “gạo cội” phong trào kháng chiến Miền Nam.
(3)
Bạn đường là bạn trên đường, còn bạn đời thì đời đời vẫn là bạn.
(4)
Hai chữ “Giáo dục” đã hàm chứa nội dung “Đào tạo”?
Tác giả
gửi BVN
Được
đăng bởi bauxitevn vào lúc 07:55
No comments:
Post a Comment