Sau
khi cơn hờn giận HD-981 tạm thời dịu xuống, Tập Cận Bình, vào đầu tháng Tư
2015, đã dành cho Nguyễn Phú Trọng một buổi tiếp đón trịnh trọng ngoài sự tưởng
tượng của y mặc dù trước đó họ Tập đã từ chối tiếp y. Đáp lại ơn mưa móc, cuối
tuần này, đảng CSVN cũng sẽ tiếp đón Tập Cận Bình bằng những lễ nghi vô cùng trịnh
trọng dù trên con đường biên giới hài cốt của hàng vạn thanh niên Việt Nam vẫn
còn rơi rớt và trong vùng biển Việt Nam máu ngư dân vẫn ngày đêm đổ xuống trong
tức tưởi âm thầm.
Rất
nhiều lý do tại sao nhân dân Việt Nam không chào đón Tập Cận Bình, tôi chỉ tóm
tắt 10 lý do tiêu biểu:
1.
Truyền bá tư tưởng CS độc hại sang Việt Nam
Mặc
dù máu của hàng vạn đồng bào Việt Nam đổ xuống trong cuộc chiến tranh chống
Pháp phát xuất từ lòng yêu nước chân thành và trong sáng, cuộc chiến gọi là “chống
Pháp giành độc lập” do CSVN phát động, về mặt chiến lược (lấy nông thôn bao vây
thành thị) và chiến thuật (biển người) đều hoàn toàn do Trung Cộng quyết định.
CSVN chỉ biết thừa hành. Và để rồi, sau khi chiếm được nửa nước, tư tưởng CS và
đường lối độc tài toàn trị dã man của Mao Trạch Đông được áp dụng một cách triệt
để tại miền Bắc, cụ thể nhất qua các cuộc Cải cách ruộng đất giết hại hàng trăm
ngàn người dân vô tội. Câu nói của Mao “Nhiệm vụ trung tâm và hình thức
cao nhất của cách mạng là nắm lấy quyền lực thông qua đấu tranh võ trang và giải
quyết vấn đề bằng chiến tranh” là tư tưởng chỉ đạo của đảng CSVN trong
khi vạch định đường lối suốt hai cuộc chiến. Chiến tranh là phương tiện để đạt
đến quyền lực chứ không phải giải phóng dân tộc như bộ máy tuyên truyền của đảng
rêu rao.
2.
Liên đới chịu trách nhiệm cho cái chết của hơn 3 triệu người Việt Nam
Cùng
với đảng CSVN, Trung Cộng phải liên đới chịu trách nhiệm cho cái chết của hơn 3
triệu người Việt Nam trên cả hai miền trong giai đoạn từ 1955 đến 1975 dưới
chiêu bài “Chống Mỹ cứu nước”. Cuộc chiến này thực chất chỉ nhằm bành trướng chủ
nghĩa CS trên toàn lãnh thổ Việt Nam và mở rộng vùng an toàn biên giới phía Nam
của Trung Cộng như chính Mao thừa nhận. Dưới mắt Mao Trạch Đông và các lãnh đạo
Trung Cộng sau y, vị trí của Việt Nam không khác gì vị trí của Bắc Triều Tiên
và Đài Loan. Ngoài ra, các lãnh đạo CSVN chỉ là những con cờ trong cuộc chạy
đua của Trung Cộng để giành ảnh hưởng trong phong trào CS quốc tế với Liên Xô.
Ngay cả khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước” một thời là mệnh lệnh thiêu thân của hàng
triệu thanh niên miền Bắc trước 30-4-1975 cũng phát xuất từ Trung Cộng trong
chiến tranh Triều Tiên. Bằng chứng, ngày 7 tháng 7 năm 1954, khi chưa có một
người Mỹ nào đến Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tuyên bố “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ
thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp
của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ”.
Câu nói đó lập lại câu của Mao Trạch Đông khi nói về Mỹ.
3.
Cướp Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam
Bất
chấp luật pháp quốc tế, ngày 19 tháng 1, 1974 Trung Cộng đã đánh chiếm quần đảo
Hoàng Sa của Việt Nam. Hải quân Việt Nam Cộng Hoà có 75 sĩ quan và binh sĩ hy
sinh trong đó Hộ Tống Hạm Nhật Tảo (HQ-10) có 63 người chết bao gồm hạm trưởng
Ngụy Văn Thà. Vào ngày 14 tháng 3, 1988, hải quân Trung Cộng đã bắn chìm 3 tàu,
giết chết 74 binh sĩ Việt Nam ở phía nam bãi đá Gạc Ma. Quốc Vụ Viện Trung Cộng,
ngay sau đó, đã hợp thức hóa hành động cướp đảo này khi phê chuẩn thành lập
thành phố Tam Sa bao gồm các đảo vừa chiếm được trên biển Đông trong đó có
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà chúng gọi là Tây Sa và Nam Sa.
4.
Ủng hộ Pol Pot tàn sát dân Việt Nam
Chính
Mao Trạch Đông, ngày 21 tháng 6, 1975 đã tuyên bố ủng hộ Pol Pot gây hấn với Việt
Nam và sau đó viện trợ cho Pol Pot hàng trăm xe tăng, đại pháo và nhiều máy bay
chiến đấu để chuẩn bị cho các trận đánh lớn có thể xảy ra. Trong giai đoạn này,
Trung Cộng là đồng minh duy nhất của Khmer Đỏ. Pol Pot chủ trương chỉ cần một
người Campuchia giết được ba chục người Việt, dân Campuchia sẽ tiêu diệt toàn bộ
dân tộc Việt Nam. Các cuộc đột kích vào đảo Thổ Châu, Phú Quốc, nhiều địa
phương thuộc các tỉnh An Giang, Tây Ninh, đốt phá làng mạc, giết người, bắt
cóc, bịt mắt thả sông của Khmer Đỏ trong giai đoạn 1977-1978 phát xuất từ chủ
trương này.
5.
Giết chết 30 ngàn thanh niên Việt Nam trong chiến tranh biên giới 1979
Ngày
17 tháng 2, 1979, Đặng Tiểu Bình xua khoảng từ 300 ngàn đến 500 ngàn quân, tùy
theo nguồn ghi nhận, tấn công Việt Nam trong cuộc chiến gọi là Chiến Tranh Biên
Giới Việt-Trung. Kết quả, hơn 30 ngàn thanh niên Việt Nam đã bị giết trong hơn
ba tuần lễ chiến tranh xâm lược này. Trên đường rút lui, binh lính Trung Cộng
được lệnh san bằng các thị xã, thị trấn mà Trung Cộng chiếm được, dùng thuốc nổ
phá sập từ công sở đến bưu điện, từ bệnh viện đến trường học, từ chợ búa đến cầu
cống. Cuộc chiến tranh biên giới là để thanh toán nợ máu xương giữa hai đảng
CS, không dính dáng gì đến dân tộc Việt Nam nhưng nhân dân Việt Nam đã và đang
phải trả bằng máu từ bao nhiêu thế hệ trước năm 1975 cho đến nay và chưa biết
ngày nào mới trả hết nợ giùm cho đảng CSVN.
6.
Phát động chiến tranh xoi mòn biên giới Việt Nam
Dù
sở hữu một lãnh thổ bao la, các thế hệ lãnh đạo Trung Cộng vẫn hèn hạ tiếp tục
phát động chiến tranh xoi mòn biên giới Việt Nam. Hàng loạt các trận xoi mòn
biên giới đã xảy ra khi chiến tranh Việt Nam còn đang diễn ra trước 1975. Sau
chiến tranh biên giới 1979, Trung Cộng tiếp tục các trận chiến xoi mòn như trận
Cao Bằng năm 1980, Lạng Sơn và Hà Tuyên năm 1981, Vị Xuyên Hà Tuyên năm 1984,
Lão Sơn Hà Giang năm 1984, Vị Xuyên lần nữa vào năm 1985 và năm 1986. Riêng trận
Lão Sơn ngày 26 tháng Tư, 1984, theo lời kể của viên tư lịnh quân Trung Cộng mà
người viết đã dịch từ China Defence vài năm sau đó, đã có 3700 binh sĩ Việt Nam
bị giết. Thân xác họ, thay vì được trao trả cho phía Việt Nam hay chôn cất, đã
bị đốt cháy bằng xăng dọc chân núi Lão Sơn trong lãnh thổ Việt Nam. Trung Cộng
có thể khoác lác tuyên truyền về con số và cách chết của tuổi trẻ Việt Nam,
nhưng Lão Sơn rơi vào tay Trung Cộng là sự thật.
7.
Ngang nhiên vi phạm các quy định của Công ước Luật biển 1982 và luật pháp quốc
tế
Tháng
5, 2009 Trung Cộng trình lên Liên Hiệp Quốc bản đồ mới trong đó có “Đường lưỡi
bò 9 đoạn” bao gồm bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển với khoảng 80% diện
tích mặt nước của biển Đông, chỉ chừa lại khoảng 20% cho tất cả các nước còn lại.
Việt Nam, nếu căn cứ vào “đường lưỡi bò” của Trung Cộng, chỉ có bờ mà không còn
biển. Dù lời tuyên bố không được quốc tế chấp nhận, Trung Cộng vẫn ngang nhiên
tiến hành việc xây dựng các cơ sở không chỉ về hành chánh, y tế, du lịch mà cả
phi đạo quân sự trong vùng biển Việt Nam. Từ đầu năm 2015, Trung Cộng đã tiến
hành xây dựng 5 đảo nhân tạo chung quanh quần đảo Trường Sa với mục đích kiểm
soát khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên hiện đang có 5 quốc gia tuyên bố chủ
quyền trong đó có Việt Nam. Thái độ và hành động bá quyền của Trung Cộng vi phạm
các quy định của Công ước Luật biển 1982 cũng như luật pháp quốc tế về hàng hải.
8.
Tàn sát ngư dân Việt Nam
Trung
Cộng thẳng tay tàn sát một cách dã man tầng lớp ngư dân Việt Nam vô tội trên những
chiếc thuyền gỗ thô sơ và không một tấc sắt trong tay. Những tên cướp biển nói
tiếng Quan Thoại này trong 40 năm qua đã giết rất nhiều ngư dân vô tội. Trong
thời kỳ internet tương đối phổ biến, những tin tức như cái chết thảm thương của
9 ngư dân Thanh Hóa còn được biết đến nhưng 30 năm trước đó thì không ai biết.
Không có một kết toán nào tổng kết bao nhiêu ngư dân Việt Nam đã chết dưới tay
của hải quân Trung Cộng. Nỗi bất hạnh của ngư dân Việt Nam đã âm thầm hòa tan
vào sự chịu đựng triền miên của dân tộc Việt Nam như máu của họ đã và đang hòa
tan vào nước Biển Đông xanh thẳm.
9.
Nuôi dưỡng tập đoàn lãnh đạo độc tài CSVN
Lãnh
đạo Trung Cộng nuôi dưỡng một tập đoàn lãnh đạo độc tài CSVN đan tâm rước voi
giày mả tổ. Lãnh đạo Trung Cộng hơn ai hết biết rất rõ tham vọng cố bám vào chiếc
ghế quyền lực của giới lãnh đạo CSVN. Làm gì thì làm, nói gì thì nói, lãnh đạo
CSTQ cũng hiểu hiện nay chỉ còn năm đảng cầm quyền mang nhãn hiệu búa liềm. Nắm
giữ CSVN về mặt lý luận tư tưởng không chỉ để bảo vệ cơ chế mà còn tránh sự sụp
đổ dây chuyền trong trường hợp cách mạng dân chủ tại Việt Nam diễn ra trước. Về
phía CSVN, chủ trương “hợp tác hổ tương bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các
quốc gia” của lãnh đạo CSVN là một bằng chứng đầu hàng và tuân phục tuyệt đối
quan thầy Trung Cộng. Ngay cả các cường quốc Anh, Nhật, Pháp cũng không chủ
trương “hợp tác bình đẳng” nói chi là những nước mang số phận nhược tiểu, sân
sau như Việt Nam. Lãnh đạo các nước nhỏ sở dĩ vượt qua được những nhược điểm
khách quan của đất nước họ bởi vì họ biết cách vận dụng chính sách đối ngoại của
các cường quốc để phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
10.
Thiếu tư cách của một lãnh đạo
Tập
Cận Bình không có tư cách của một lãnh đạo cũng như một con người với những nhận
thức lịch sử tối thiểu để nhân dân Việt Nam có thể tha thứ và chào đón y. Lãnh
đạo Trung Cộng tận dụng bộ máy tuyên truyền để đưa biến cố Tàn Sát Nam Kinh
(Nanking Massacre) thành một trong những cuộc thảm sát khủng khiếp nhất trong lịch
sử loài người sau khi thành phố này rơi vào tay Nhật trong chiến tranh Hoa-Nhật
lần thứ hai (1937–1945). Từ 1950 đến 2010, lãnh đạo các chính phủ Nhật đã 52 lần
xin lỗi về các lỗi lầm do quân đội Nhật gây ra nhưng các lãnh đạo Trung Cộng vẫn
chưa vừa ý. Nhật Bản chỉ chiếm đóng Trung Hoa 9 năm còn Trung Quốc chiếm đóng
Việt Nam hàng trăm lần lâu hơn thế. Các lãnh đạo Trung Cộng có bao giờ xin lỗi
một cách chính thức dân tộc Việt Nam về bao nhiêu tội ác mà tổ tiên của Tập Cận
Bình đã gây ra cho dân tộc Việt Nam trong suốt dòng lịch sử?
Với
điều kiện địa lý chính trị hiện nay, Việt Nam dù có tự do dân chủ vẫn phải đối
đầu với các lãnh đạo Trung Cộng và vẫn phải gặp nhiều khó khăn nhưng chắc chắn
sẽ đối đầu trong cương vị một chính phủ hợp hiến, chính danh của một nước có chủ
quyền được quốc tế cảm tình chứ không phải đám lãnh đạo chỉ biết cúi đầu tuân
phục thiên triều Trung Cộng như hiện nay. Nhưng dù sao đó cũng là chuyện ngày
mai, còn hôm nay, nhân dân Việt Nam dứt khoát không có lý do gì để chào đón Tập
Cận Bình.
04.11.2015
No comments:
Post a Comment