Được đăng ngày Thứ ba, 21 Tháng 7 2015 11:18
Russell
Lamberti
(VNTB)- Nguy
cơ lớn nhất đối với Hy Lạp không phải là chính sách thắt lưng buộc bụng
hay vỡ nợ hoặc đồng euro hay đồng drachma. Và chắc chắn là không phải bị
doạ đưa ra khỏi thị trường tín dụng – mà đó là nền văn hóa của Hy Lạp, một
nền văn hoá chống lại thị trường tự do, thị trường không bị trói buộc và
một nền văn hoá chỉ muốn dựa nhà nước.
Hiện nay chỉ trích văn hóa bị coi là không thích hợp
về mặt chính trị, nhưng cho dù sử dụng đồng Euro hay đồng drachmas (đồng
tiền cũ của Hy Lạp – ND), ở trong hay ngoài của Liên minh châu Âu, Hy Lạp thực
sự cần sắp xếp lại sự rối loạn chức năng về mặt văn hóa của họ. Tôi không nói về
phong tục, truyền thống, kiến trúc, âm nhạc, và chắc chắn
là tôi không nói về thức ăn của nước này. Tôi đang nói về não trạng bài tư
bản chủ nghĩa. Những cuộc đàm phán, giao dịch, phản giao dịch, trưng cầu dân
ý, biểu tình và tất cả mọi thứ, hầu như, đều có rất ít ý nghĩa nếu người Hy Lạp
không bỏ tư tưởng dựa vào nhà nước và tái phát hiện chủ nghĩa tư bản đặc thù của
Hy Lạp.
Ví dụ tốt nhất là Argentina. Cuộc khủng hoảng nợ nần
và chủ quyền được cho là có thể đưa quốc gia trở lại định hướng thị trường, đấy
là khi chủ nghĩa xã hội ô dù của nhà nước, nghiện ngập nợ nần đã mất hết uy
tín. Đó là một lý thuyết rất hay. Nhưng Argentina, mười ba năm sau khi vỡ nợ
vào năm 2002, và sau nhiều năm lạm phát tăng cao, thiếu ngoại tệ, và tình trạng
bất ổn kinh tế, vẫn bám chặt vào những người theo chủ nghĩa xã hội thích chi
tiêu, thích can thiệp và cực kỳ ngu dốt, tiếp tục đưa nền kinh tế dâm đầu xuống
đất. Lý do là văn hóa nền tảng chưa thay đổi. Khi nền văn hóa sai lầm, thì trên
trở thành dưới, đen trở thành trắng, thất bại của chủ nghĩa xã hội lại thành
thất bại của chủ nghĩa tư bản.
Trong tác phẩm Não trạng bài tư bản chủ
nghĩa (The Anti-Capitalistic Mentality), Ludwig von Mises mô tả
nền văn hóa bài tư bản chủ nghĩa như sau:
Ví dụ John Doe (nhà triết học và
tâm lý học người Mỹ, 1859-1952, ND) cho rằng tất cả những ngành công nghiệp
mới, tức là những ngành cung cấp cho ông ta những tiện nghi mà tổ tiên ông
ta không hề biết là do một cái được gọi là tiến bộ tạo ra. Tích lũy tư bản,
máu làm ăn và công nghệ không có đóng góp gì cho sự hình thành một cách
tự phát của sự thịnh vượng đó. Chính người công nhân làm việc trên dây
chuyền sản xuất là người làm gia tăng năng suất lao động…
Các tác giả của những lời giải
thích phương pháp sản xuất tư bản chủ nghĩa như thế được các trường đại học
coi là những nhà triết học vĩ đại nhất và những ân nhân của nhân loại và
giáo lý của họ được hàng triệu người tôn kính, mà trong nhà của những
người đó, bên cạnh các tiện nghi hiện đại khác còn có cả radio và TV
nữa.
Nguy cơ lớn nhất đối với Hy Lạp không phải là chính
sách thắt lưng buộc bụng hay vỡ nợ hoặc đồng euro hay đồng drachma. Và
chắc chắn là không phải bị doạ đưa ra khỏi thị trường tín dụng – mà đó là nền
văn hóa của Hy Lạp, một nền văn hoá chống lại thị trường tự do, thị
trường không bị trói buộc và một nền văn hoá chỉ muốn dựa nhà nước.
Lấy ví dụ một nước Mỹ Latin khác: Venezuela.
Sau khi bị lạm phát làm cho tê liệt suốt những năm 1980 và những năm 1990, năm
1998 cử tri đã bỏ phiếu Hugo Chavez, một người theo đường lối kế hoạch
hoá tập trung, sẵn sàng chấp nhận lạm phát. Trong các cuộc bầu cử
năm 2000, 2006 và 2012 họ lại bỏ phiếu cho ông ta, và năm 2013 thì bỏ cho
người kế nhiệm ông ta là Nicolás Maduro, thậm chí ngay cả khi đất nước đang ở
trong một vòng xoáy siêu lạm phát chết người và đang dẫn nền kinh tế đến
sụp đổ hoàn toàn. Vấn đề của Venezuela cuối cùng không phải là quản lý tài
chính kém cỏi mà là nền văn hóa bài tư bản chủ nghĩa.
Hy Lạp thì cũng thế. Sau khi đã được giảm nợ và
tái cơ cấu các khoản nợ trong vòng năm mươi năm tiếp theo với lãi suất ưu đãi
- và sau khi thực sự đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2014 bằng
cách cắt giảm thuế và cắt quy mô chính phủ sơ cứng và cồng kềnh – nền văn
hoá độc hại của Hy Lạp lại giành được thế thượng phong và bầu lên một
nhóm người theo đường lối xã hội chủ nghĩa cứng đầu, để lôi đất nước xuống
bùn một lần nữa. Ở phía bên kia của bàn đàm phán cũng là những người
theo đường lối kế hoạch hoá tập trung của EU, IMF và ECB cũng không
thể nào giúp đỡ được nước này. Nhưng, Hy Lạp ngồi kẹt giữa hai bên tham
gia đàm phán đều theo kế hoạch tập trung vì người dân của họ chỉ thích
đòi hưởng thụ chứ không đòi tự do.
Hầu
hết các nước gặp rắc rồi - Nhưng một số thoát ra nhanh hơn một số khác
Bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào cũng có thể chi
tiêu quá mức và gặp rắc rối về tài chính, và hầu hết đều đã gặp. Cách
đây không lâu, vào năm 1976, nước Anh đã buộc phải cầu xin IMF và hy sinh chủ
quyền tài chính của mình cho tổ chức đó. Nửa sau của thập niên 1970, tình
hình tài chính của Anh cực kỳ lộn xộn. Năm 1971 Mỹ cũng không trả
được nợ và lâm vào khủng hoảng kinh tế trong suốt những năm 1970. Nhưng
cả hai nước đã thoát ra được. Cũng như Chile, Uruguay, và Philippines
sau những cuộc khủng hoảng ngân sách và tài chính trong những năm 1970 và
1980.
Nhưng một số không thoát ra được và tôi tin rằng
điều đó sẽ xảy ra khi nền văn hóa dân tộc là hoặc đã trở thành chủ yếu là
bài tư bản chủ nghĩa và người ta phụ thuộc vào nhà nước từ khi lọt
lòng đến lúc chết. Ngoài Argentina và Venezuela, chúng ta còn thấy tình
trạng bất ổn kinh tế và tài chính kéo dài sau những cuộc khủng hoảng đầy
đau đớn của Zimbabwe, Ghana, Bolivia, Nigeria, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và bây giờ là
các nước Nam Âu. Những quốc gia này dường như không học được gì từ những
sai lầm của họ, vì dường như họ không muốn hoặc không thể xác định vị trí của
bài học vì sự tù mù về trí tuệ trong môi trường văn hóa của họ.
Nhưng trên thực tế bài học khá rõ ràng. Cuộc khủng
hoảng kinh tế có thể làm cho một dân tộc về cơ bản là ủng hộ chủ nghĩa
tư bản (hay chủ yếu là ủng hộ chủ nghĩa tư bản) bị lạc đường hành
động một cách kiên quyết và khéo léo. Nhưng sẽ không thể phục hồi nếu
nền văn hóa lâm vào tình trạng bài tư bản chủ nghĩa theo kiểu trẻ con,
dựa vào nhà nước và bài xích tinh thần kinh doanh năng động và tự chủ.
Vì cuộc khủng hoảng có thể không làm cho quốc gia phục hồi mà còn làm
cho dân tộc chìm sâu vào suy thoái hơn nữa. Chỉ có sự thay đổi về mặt
văn hóa, mà đấy là kết quả của quá trình truyền bá những ý tưởng
đúng đắn mới có thể làm cho Hy Lạp (và các nước khác) trở thành mảnh đất
màu mỡ đủ sức chấp nhận những giải pháp thực tế. Nhu cầu truyền bá những
tin tức tốt của chủ nghĩa tự do và thị trường rõ ràng là cấp bách hơn bao
giờ hết.
*Russell Lamberti là đồng sáng lập Viện Mises
ở Nam Phi và là Chiến lược gia chính ở công ty tư vấn về phân tích
đầu tư ETM. Ông là đồng tác giả cuốn Khi đồng tiền phá huỷ các quốc
gia (When Money Destroys Nations).
No comments:
Post a Comment