Friday, July 17, 2015

Sẽ tập trung quản lý chặt thông tin trên các blog và mạng xã hội (Nhật Báo Ba Sàm)





Nhật Báo Ba Sàm
Posted by adminbasam on 17/07/2015


Đôi lời: Vẫn tiếp tục tư duy “quản không được thì cấm”! Thời buổi internet, sử dụng mạng thông tin toàn cầu mà tư duy quản lý thông tin của Bộ 4T mang ra áp dụng từ thời “tiền khởi nghĩa”. Có vẻ như Bộ Thông tin – Truyền thông vẫn chưa có đủ khả năng cập nhật cách quản lý mới.
Do thông tin từ báo “lề phải” không rõ ràng, minh bạch, nên người dân mới tìm đọc tin tức từ các trang mạng xã hội khác. Thay vì khuyến khích báo chí trong nước minh bạch trong vấn đề đưa tin, Bộ 4T lại cấm đoán các blogger đưa tin trên mạng XH. Ngay cả khi cấm được các blogger trong nước đưa tin, Bộ 4T cũng khó có thể cấm người dân đọc tin tức từ các báo mạng nước ngoài. Cho dù Bộ 4T có “quản” được các đài nước ngoài như VOA, RFA, RFI… thì cũng không thể quản hàng triệu tờ báo tiếng nước ngoài trên thế giới đưa tin liên quan tới Việt Nam. Hãy vứt bỏ tư duy “quản không được cấm” đó đi!

--------------

17-07-2015

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra trong 6 tháng cuối năm 2015 là tập trung quản lý thông tin trên Internet, đặc biệt là thông tin trên các blog, mạng xã hội.

Thông tin trên được đưa ra tại Dự thảo Báo cáo sơ kết công tác quản lý nhà nước 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trên thực tế, một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng không gian mạng để đưa những thông tin vu khống, sai sự thật, bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo… Và, nếu không kịp thời những thông tin xấu, độc hại sẽ tác động rất lớn đến tâm tư của người dân.
Trước đó, trong một lần trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, không có chủ trương ngăn chặn mạng xã hội phát triển, nhưng với các blog xấu thì “ngoài biện pháp kỹ thuật, chúng tôi đã khuyến cáo các cơ quan báo chí tăng cường thông tin chính thống để đấu tranh lại với các luận điệu xuyên tạc trên blog cá nhân phản động.”
Cũng trong 6 tháng qua, một số cơ quan báo chí, truyền hình, xuất bản hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, để xảy ra những sai phạm phải xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi ấn phẩm vi phạm, tạm dừng phát sóng chương trình; một số trang thông tin điện tử tổng hợp trên Internet bị rút giấy phép hoạt động.
Nguyên nhân được chỉ ra là hiện có nhiều trang thông tin điện tử, mạng xã hội, blog cá nhân có máy chủ đặt tại nước ngoài nên khó kiểm soát, ít chịu sự tác động của văn bản pháp quy Việt Nam.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh về tốc độ đưa tin, chạy theo lợi nhuận của một số cơ quan báo chí, thông tin điện tử khiến việc kiểm soát nội dung chương trình, ấn phẩm thiếu triệt để.
Để quản lý thông tin trên Internet, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ tăng cường công tác thanh kiểm tra, chấn chỉnh hiện tượng cung cấp thông tin sai sự thật, các luận điệu xuyên tạc, chống phá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước./.


____

Biết bao giờ họ mới bỏ được thứ tư duy cổ lỗ sĩ?
17-07-2015

Trong một cuộc họp tổng kết bán niên hôm nay (17.7.2015), lãnh đạo bộ 4T tuyên bố sẽ dứt khoát với các blog và mạng xã hội, cụ thể là quản lý chặt thông tin trên đó, vi phạm là xử lý liền (tất nhiên công an, tòa án xử chứ bộ đếch xử lý được bởi bộ không phải là chủ quản của nó). Tôi có ý kiến nông cạn thế này:
– Blog bờ liếc, mạng miếc là một phương tiện tồn tại trong xã hội, vì vậy phải chịu sự quy định của luật pháp. Nước nào cũng thế, chả riêng gì xứ ta.
– Vấn đề là, như thế nào là vi phạm. Nếu người ta đăng tải lên đó nội dung phản dân hại nước, phi nhân tính, làm băng hoại phẩm chất con người, cố tình lộ bí mật quốc gia… thì cứ trị thẳng cánh. Nhưng những ý kiến trái chiều với hệ chính thống, ngược với đường lối của nhà cầm quyền, thậm chí vạch ra những xấu xa của chế độ, của đảng cầm quyền (đảng cũng chỉ là một tổ chức xã hội, có tốt có xấu chứ không phải ngọc Biện Hòa không tì vết) thì nhà cai trị nên biết lắng nghe, tiếp thụ, đừng ngu si coi đó là vi phạm.

– Xã hội mở bây giờ khác ngày xưa nhiều rồi. Nhà cai trị đừng cả vú lấp miệng em, lấy thịt đè người, đừng đi vào vết xe đổ như cải cách ruộng đất (1953-1957), nhân văn giai phẩm (1956-1958), chống xét lại (1968); ngày xưa còn có cơ hội sửa sai, chứ bây giờ không có đâu.






No comments: