Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
đã đi vào lịch sử Việt Nam sau cuộc họp ngắn với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
tại Văn phòng Bầu dục trong Tòa Bạch Ốc trưa 7/7/2015. Nhưng ông Trọng được gì
và mất gì sau 3 ngày ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, kể từ sáng ngày 6/7 đến chiều 8/7
(2015)?
Lý do ông Trọng được chú ý vì ông là Tổng Bí thư đầu
tiên của đảng cầm quyền độc tài CSVN được mời sang thăm nước Mỹ và được Tổng
thống dân cử của cường quốc đứng đầu Thế giới tiếp đón long trọng, mặc dù ông
Trọng không phải là Thủ tướng hay Tổng thống.
Quyết định tiếp ông Trọng vượt ra ngoài truyền thống
ngoại giao của nước Mỹ đã bị một số Nhà lập pháp Quốc hội và các tổ chức nhân
quyền-tôn giáo chỉ trích.
Những người chống đối cho rằng ông Trọng chỉ nên được
Tổng thống Obama tiếp ở một phòng nào đó ít vinh dự hơn Văn phòng Bầu dục là
nơi đặt bàn làm việc lịch sử của các vị Tổng thống Mỹ.
Nhưng phía Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao Mỹ thì cho rằng
từ hai năm qua phía Việt Nam đã ngỏ ý muốn nâng cao hợp tác với Hoa Kỳ, quan trọng
nhất là trong các lĩnh vực Kinh tế, An ninh và Quốc phòng nên Hoa Kỳ đã muốn tạo
dịp để nghe trực tiếp từ ông Nguyễn Phú Trọng, người trong thực tế nắm quyền ở
Việt Nam.
Hơn nữa, cuộc thăm viếng của ông Trọng còn mang ý
nghĩa chính trị quan trọng đối với khu vực Á Châu và Thái Bình Dương sau khi
Chính quyền Obama chuyển các lực lượng phòng thủ của Mỹ từ Âu Châu và Trung
Đông sang Á Châu từ năm 2008 để đương đầu với thế lực bành trướng của Trung Quốc
trong khu vực.
Nhưng cuộc họp Obama-Nguyễn Phú Trọng đã đem lại kết
quả gì cho hai nước?
Trước hết, hai ông đã thảo luận các vấn đề cùng quan
tâm gồm có Quan hệ lâu dài giữa hai nước sau 20 năm thiết lập quan hệ ngoại
giao (11/7/1995 – 11/7/2015); Khả năng hoàn tất và ký kết Hiệp định Kinh tế
Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Parshership, TPP) gồm 12 nước do Hoa Kỳ chủ
động; Tình hình nhân quyền, tự do Tôn giáo, Tự do ngôn luận ở Việt Nam; sau
cùng là Tình hình Biển Đông, nơi Việt Nam đang phải đương đầu với chính sách
bành trướng và chiếm đóng biển đảo của Trung Quốc.
Có
và không
Cả hai ông Obama và Trọng đều nói cuộc học ở Tòa Bạch
Ốc hữu ích và thẳng thắn. Tuy nhiên, ngoài sự đồng thuận về tình hình Biển Đông
và không hài lòng những hành động gây bất ổn định của Trung Quốc, hai ông cũng
đồng ý tranh chấp ở vùng biển này phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa
bình theo Luật pháp Quốc tế.
Trong diễn văn trước cử tọa gồm các Học giả và
chuyên gia Quốc tế Hoa Kỳ tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và những vấn đề
Quốc tế (Center for Trategic&International Studies,CSIS) chiều 8/7, ông
Nguyễn Phú Trọng nói:"Chúng tôi đánh giá cao việc Chính phủ Hoa Kỳ ngày
càng quan tâm đến tình hình Biển Đông, bày tỏ kịp thời và nhất quán quan điểm ủng
hộ việc giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn
trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, không
đơn phương thay đổi nguyên trạng, quân sự hóa hoặc áp đặt kiểm soát trên biển,
trên không, ở Biển Đông. Việt Nam hoan nghênh các nước, trong đó có Hoa Kỳ,
đóng vai trò tích cực và có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn
định, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thúc đẩy hợp tác phát triển ở khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương.”
Rõ ràng là ông Trọng muốn ám chỉ đến Trung Quốc
nhưng không dám chỉ trích nước này, một đồng minh “chiến lược quan trọng và
cũng là chủ nợ lớn của Việt Nam”. Bắc Kinh đã bành trướng thế lực ở Biển Đông
trong hai năm qua, kể cả việc tân tạo 7 bãi đá chiếm của Việt Nam ở Trường Sa
năm 1988 thành các đảo nhân tạo và căn cứ quân sự. Hải quân và tầu Hải Giám
Trung Quốc cũng tiếp tục ngăn cấm, tấn công và tịch thu tài sản các thuyền đánh
cá Việt Nam hành nghề từ Hoàng Sa, bị Trung Quốc chiếm từ tay Quân lực Việt Nam
Cộng hòa năm 1974, xuống tận Trường Sa.
Về những vấn đề của hai nước, hai bên vẫn còn những
bất đồng về tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo và quyền tự do ngôn luận ở Việt
Nam.
Ông Trọng nói với Tổng thống Obama rằng, những nhận
thức khác biệt về nhân quyền và tự do tôn giáo của hai nước nên được tiếp tục
thảo luận trong tinh thần cởi mở và hợp tác trên “tầm cao mới”, nhưng ông Obama
và các viên chức Mỹ, tuy không nói ra nhưng có một lối nhìn khác.
Ông Nguyễn Phú Trọng bổ túc thêm trong diễn văn bằng
tiếng Việt tại CSIS: “Vấn đề nhân quyền là vấn đề mà chính giới và dư luận
Hoa Kỳ rất quan tâm, cũng là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ hai nước. Tôi khẳng
định Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề quyền con người. Đất nước chúng tôi tuy
còn không ít vấn đề cần tiếp tục phải giải quyết, trong đó có vấn đề quyền con
người, nhưng chúng tôi đang nỗ lực không mệt mỏi để xây dựng một xã hội ngày
càng tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Tôi hiểu trong vấn đề này, hai bên còn
có những khác biệt về nhận thức và cần tiếp tục thông qua đối thoại thẳng thắn,
xây dựng để có cách nhìn tổng thể về những thay đổi cơ bản mang tính hệ thống,
từ đó có đánh giá khách quan hơn về vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt
Nam, không để vấn đề này cản trở đà tiến triển tốt đẹp của quan hệ, cũng như ảnh
hưởng tới việc xây dựng lòng tin giữa hai nước.”
Khi được hỏi về viễn ảnh của vấn đế nhân quyền và tự
do ngôn luận ở VN trong tương lai, Tổng Bí thư CSCVN trả lời: “Tôi biết
nhân quyền là vấn đề Mỹ rất quan tâm, đây cũng là vấn đề VN rất coi trọng. Bảo
đảm và cải thiện quyền của công dân là ưu tiên cơ bản và chiến lược của chúng
tôi. Chúng tôi đã nỗ lực hết sức, nếu các bạn đến VN sẽ thấy quyền của các nhóm
dân cư dễ bị tổn thương như người nghèo, các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa,
được quan tâm.
Người dân VN chưa bao giờ được sống trong bầu không
khí dân chủ như hiện nay. Hiến pháp VN có chương riêng về quyền con người, quyền
và nghĩa vụ của công dân, và đang dần được luật hóa.
Nhưng cũng cần thấy rằng quyền của cá nhân phải đặt
trong bối cảnh quyền lợi chung của cộng đồng, mỗi người có trách nhiệm tôn trọng,
bảo vệ quyền của người khác và của cộng đồng.
Tôi nghĩ quốc gia nào cũng phải quản lý đất nước bằng
luật pháp. Các vụ việc người bị bắt ở VN không phải do vấn đề dân tộc hay tôn
giáo mà là họ vi phạm pháp luật.” (ViệtNamNet,
09/07/015)
Ông Trọng nói thế nhưng thực tế ở Việt Nam thì khác.
Người dân không có dân chủ và các quyền tự do như Hiến pháp quy định. Tất cả mội
thứ dân có là do đảng cho bao nhiêu thì được bấy nhiêu. Nhà nước độc quyền báo
chí, không cho lập hội hay hội họp không phù hợp với yêu cầu và quyền lợi của đảng.
Quyền tự do tôn giáo, thờ phượng cũng bị hạn chế bằng
các Nghị định hay Quyết định trái với các điều khoản ghi trong Hiến pháp 2013.
Ngược lại nhiều địa phương lại khuyến khích và tuyên dương những ai lập đền thờ
Hồ Chí Minh, người sáng lập đảng CSVN !
Từ
TPP đến quyền của Công nhân
Về TPP, ông Trọng đã nói với Đại diện Thương mại Hoa
Kỳ Michael Froman chiều ngày 06/07/015 rằng “Việt Nam là nước có trình
độ phát triển thấp nhất trong TPP, nên cũng gặp nhiều thách thức nhất và phải sửa
đổi nhiều quy định pháp luật nhất khi tham gia TPP.
Ông đề nghị Hoa Kỳ ủng hộ, cân nhắc đến trình độ
phát triển kinh tế của Việt Nam, và có những linh hoạt cần thiết, phù hợp đối với
Việt Nam trong đàm phán TPP.
Ông bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ mở rộng thị trường cho
hàng hóa của Việt Nam, và sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, nhất
là khi Việt Nam đã tham gia một hiệp định có tiêu chuẩn cao và toàn diện như
TPP.” (theo Phi Sơn, Thời báo Kinh tế Việt Nam
(TBKTVN), 7/7/2015)
Về phần mình, vẫn theo TBKTVN, ông Trọng cũng “khẳng
định với Đại diện Thương mại Micheal Froman, Việt Nam đã và đang thể hiện cam kết
của mình với tiến trình đàm phán TPP và sẽ chủ động, tích cực phối hợp với Hoa
Kỳ và các nước để thúc đẩy việc sớm kết thúc đàm phán.”
Trong diễn văn tại (CSIS) chiều 8/7, ông Trọng kêu
Hoa Kỳ đầu tư nhiều hơn là ở địa vị hàng thứ 7 trong số các nước làm ăn buôn
bán với Việt Nam. Đến năm 2014, mậu dịch giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã đến mức 36 ỷ
dollars, nhưng so với Trung Quốc thì chỉ là hạt muối bỏ biển.
Trước ông Trọng, hai ông Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang và Nguyễn Minh Triết cũng như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi Mỹ nhìn
nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, nhưng Mỹ chưa đáp ứng. Tại sao?
Bởi vì Điều 51 của Hiến pháp 2013 đã quy định: "Nền
kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều
hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo."
Nhiều kinh tế gia Việt Nam gọi chủ trương này là
“kinh tế nửa nạc nửa mỡ”, hay “giở giăng giở đèn” không giống ai nhưng lại do
các Doanh nghiệp Nhà nước cầm đầu và Nhà nước kiểm soát, không có tự do kinh
doanh và tự do cạnh tranh bình đẳng là những yếu tố trái với chế độ kinh tế thị
trường của các nước không Cộng sản.
Ngoài ra nền kinh tế của Việt Nam cũng không tôn trọng
và bảo vệ quyền của người lao động và thiếu sân chơi công bằng giữa các Doanh
nghiệp Nhà nước và tư nhân và giữa Công ty nước ngoài và của Việt Nam trên nhiều
lĩnh vực.
Vì vậy, nếu được Hoa Kỳ nhìn nhận Việt Nam có nền
kinh tế thị trường thì Việt Nam sẽ vượt qua được cửa ải quan trọng hàng đầu để
được vào TPP.
Trong các vấn đề đang được thảo luận giữa 12 nước
thành viên
TPP, có những điều khoản buộc nước hội viên phải tôn
trọng và bảo vệ quyền của công nhân và nhân quyền. Đối với Việt Nam thì đây là
miếng ăn khó nuốt vì đảng CSVN chỉ muốn tập trung công nhân vào Tổng liên đoàn
lao động của nhà nước (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) để chỉ huy và đôi khi
sử dụng lực lượng này để gây áp lực với các Công ty nước ngoài đang hoạt động ở
Việt Nam.
Việt Nam cũng sẽ phải thay đổi quyết định không cho
người dân được tự do lập hội, hay đảng chính trị nếu công nhân có quyền tổ chức
nghiệp đoàn mà không cần phải có phép của nhà nước.
Trong cuộc họp báo thường lệ chiều 7/7 (2015), Phát
ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest đã tiết lộ nhiều ràng buộc dành cho Việt Nam
khi gia nhập TPP, căn cứ theo bản ghi băng của Văn phòng báo chí phổ biến.
Sau đây là những cầu hỏi và trả lời liên quan đến Việt
Nam và cuộc họp giữa ông Trọng và Tổng thống Obama ngày 7/7/2015:
H: My main area of question is on Vietnam, if I
could for a moment. Vietnam and Cuba. Is Vietnam, in fact, a model -- the way
the President is treating Vietnam as a major trade partner involved in this TPP
-- is this the way that, despite its human rights problems that have been
acknowledged by the White House, that it would, in fact, like to deal with Cuba
itself?
(Câu hỏi chính của tôi liên quan đến Việt Nam, nếu
tôi có thể trong giây lát. Đó là vấn đề Cuba và Việt Nam. Có phải Việt Nam được
coi như một mẫu mực mà, căn cứ vào cách đối xử dành cho Việt Nam của Tổng thống,
thì ông coi Việt Nam là một đối tác thương mại có tầm vóc trong tổ chức TPP, mặc
dù (VN) có vấn đề về nhân quyền như Tòa Bạch ốc đã biết rất rõ, như thế có phải
là cách cũng sẽ được áp dụng với Cuba?)
(MR. EARNEST: Well, clearly we would like to see a
lot more progress be made on the human rights front in Vietnam; that’s true in
Cuba as well. I think where there tends to be some overlap in terms of the way
that we view these situations is when it comes to the advocacy that we make in
Vietnam for greater protection of human rights -- that what the President has
concluded is that the most effective way for us to do that is to try to engage
with the government of Vietnam.
And in the case of Vietnam, this is encouraging them
to be part of the Trans-Pacific Partnership. They are participating in the
negotiations. And the fact is, we are -- if we can complete a TPP agreement,
and if Vietnam signs on, they would be making specific commitments to better
protect and reflect the basic rights of workers in that country. That would be
important progress. Right now, we don’t just have a moral objection to the way
that basic universal human rights are not protected in Vietnam; we recognize
that in some instances the violation of basic human rights actually puts
American businesses at a significant economic disadvantage.
So by engaging with Vietnam, by getting them to sign
on to this broader agreement, we can get them to do a better job, at least, of
protecting basic universal human rights, while at the same time doing that in a
way that starts to level the playing field for American businesses and American
workers. This is part of the -- so I think this reflects a validation of the
President’s strategy that just trying to shun and isolate a country can, in
some cases, not put as much pressure on them as actually engaging them.)
And again, if we can complete this TPP agreement --
or the TPP agreement, then we’ll see Vietnam start to take those kinds of
steps. And again, this is consistent with the philosophy that we have applied
in Cuba -- that for almost 60 years we tried a strategy of isolating Cuba, and
we didn’t see nearly as much movement on the human rights front as we would
like to see. The President is ready to try a new strategy and is hopeful that,
in the years ahead, we’re going to see a Cuban government that will do a better
job of respecting and even protecting the basic human rights of their people.)
(Đ: (Tạm dịch): “Tất nhiên rõ ràng là chúng tôi muốn
thấy có tiến bộ nhiều hơn về lĩnh vực nhân quyến ở Việt Nam. Đó cũng là vấn đề
của Cuba nữa. Tôi nghĩ cũng có chuyện trùng hợp ở đây khi mà chúng ta muốn Việt
Nam cần bảo vệ nhân quyền hơn nữa nên Tổng thống đã kết luận rằng cách hữu hiệu
nhất cho chúng ta có thể làm được là tìm cách kết nối với Việt Nam. Đối với trường
hợp của Việt Nam là khuyến khích họ tham gia vào Hiệp định Đối tác Xuyên Thái
Bình Dương (TPP) mà thực tế là chúng ta đã làm như thế, nếu chúng ta hoàn tất
thỏa hiệp TPP và Việt Nam ký kết thì họ sẽ phải thực thi những cam kết bảo vệ
và phản ảnh những quyền cơ bản của công nhân tại nước họ. Đó sẽ là một bước tiến
quan trọng. Ngay bây giờ chúng ta không những có trách nhiệm tinh thần là chống
lại tình trạng những quyền căn bản của con người không được bảo vệ ở Việt Nam
mà thực tế là những vị phạm về nhân quyền đó đã làm cho các hoạt động thương mại
của Mỹ gặp nhiều khó khăn.”
Do đó mà quan hệ với Việt Nam và có được họ ký kết
vào thỏa hiệp có tầm vóc rộng lớn này thì chúng ta có thể làm tốt hơn, ít nhất
là bảo vệ những quyền cơ bản của con người thì đồng thời cũng có lợi cho các hoạt
động thương mại và công nhân Hoa Kỳ.
Điều này đã phản ảnh chiến lược của Tổng thống là
thay vì làm ngơ hay cô lập một quốc gia mà, trong một số trường hợp, gây áp lực
không hiệu quả như quan hệ với họ.
Do đó, nếu chúng ta hoàn tất Hiệp định TPP thì chúng
ta sẽ thấy Việt Nam khởi sự thực hiện những bước cam kết. Và đây cũng phù hợp với
triết lý chúng ta áp dụng với Cuba mà ngót 60 năm qua chúng ta đã theo đuổi chiến
lược cô lập Cuba, nhưng chúng ta không thấy có những tiến bộ nào về nhân quyền
mà chúng ta muốn thấy. Tổng thống sãn sàng theo đuổi một chiến lược mới và hy vọng
rằng, trong những nắm sắp tới, chúng ta sẽ thây chính phủ Cuba làm tốt hơn để
tôn trọng và bảo vệ những quyền căn bản của người dân Cuba.” )
Có
tréo cẳng ngỗng không?
H: (And just one quick question to follow up on the
meeting today. You made a forceful case for engaging with Vietnam, and many
human rights activists have wondered if it’s possible -- if it isn’t better to
engage without the symbolic validation of meeting with an elected official in
the Oval Office.)
(Tôi có thêm câu hỏi ngắn tiếp theo về phiên họp hôm
nay (Obama-Nguyễn Phú Trọng). Ông đã nói một cách thuyết phục về chuyện kết nối
với Việt Nam, nhưng nhiều nhà đấu tranh nhân quyền cũng đặt câu hỏi là liệu có
thể không, nếu quan hệ mà không cần phải chứng minh bằng một cuộc gặp gỡ (của
ông Nguyễn Phú Trọng) với một vị Dân cử (Tổng thống Obama) tại Văn phòng Bầu dục?
(MR. EARNEST: Well, again, Chris, I think the
President had the opportunity to talk about the goal of his meeting in the Oval
Office earlier. But what I would say is that this is -- this was a meeting
where they covered a lot of ground, both to reflect the deepened relationship
between our two countries in the 20 years since normalized diplomatic relations
were restored between the United States and Vietnam. But they obviously had the
opportunity to discuss the TPP agreement, and they had a discussion about human
rights. And that level of engagement, the President believes, is consistent
with the national security interests of the United States.
Đáp: (Tạm dịch: "Anh Chris, tôi nghĩ là
Tổng thống đã nói về mục tiêu của cuộc gặp gỡ tại Văn phòng Bầu dục rồi. Nhưng
điều mà tôi muốn nói rằng đây là cuộc họp bao trùm nhiều lĩnh vực, phản ảnh mối
quan hệ sâu rộng trong 20 năm qua giữa 2 quốc gia kể từ khi bình thường hóa ngoại
giao. Nhưng cả hai Nhà lãnh đạo đã thảo luận về TPP, vấn đề nhân quyền và mức độ
hợp tác mà Tổng thống tin là phù hợp với lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.”)
Liệu
Việt Nam có giữ lời không?
H: And on Vietnam. By some accounts, Vietnam is, of
the TPP countries, the farthest away in terms of human rights and labor rights.
How realistic is it that if they are included in that trade deal, that they
could live up to it?
(H: Cũng vẫn chuyện Việt Nam, khi Việt Nam là một
thành viên của TPP rồi, hãy phỏng đóan về chuyện Nhân quyền và Quyền lao động của
Công nhân, liệu những vấn đề này có được bao gồm trong TPP không, và liệu Việt
Nam có giữ lời hứa tuân thủ không?)
(MR. EARNEST: Well, I think that the point that we
would make -- and this sort of goes to Jim’s question from earlier -- right
now, as of today, there’s very little pressure that can be applied to Vietnam
and their human rights record. Obviously, we can speak out publicly and raise
our concerns about it, which we have and which we do. But in the context of a
TPP agreement, what we can actually do is compel Vietnam to better respect the
basic rights of workers in that country, and make clear to them that there is a
tangible incentive for them doing so; that they can join this powerful economic
block that could enhance some economic opportunities in their country.
From the perspective of the United States, however,
we view the TPP agreement as an opportunity to, first and foremost, start to
level the playing field. That if Vietnam is no longer trying to so grievously
oppress their workers and trample their basic human rights, that as they start
to do a better job of reflecting some of those rights and protecting them, that
that’s going to level the playing field. That companies can no longer seek a
significant economic advantage by going to a place where the rights of workers
are so frequently flouted.
We can also live up to a moral imperative. We
recognize that our country has a responsibility to speak out on human rights,
to make them a priority, and to make clear to other countries that they should
do the same.
And in the context of the TPP agreement, we cannot
just advocate for those positions but actually have some results to show for
it. So time will tell whether or not they will live up to the agreement. The
thing that I can tell you from right now is they will have a very clear
incentive to do so, an incentive that right now doesn’t exist at least on the same
scale.
Đ: (Tạm dịch): “Tôi nghĩ, mục tiêu mà chúng tôi muốn
làm, như là tôi đã trả lời câu hỏi của anh Jim vừa rồi, nhưng ngay bây giờ, vào
ngày hôm nay (7/7 (2015) chúng ta có rất ít điều kiện để gây áp lực đối với Việt
Nam và hồ sơ nhân quyền của nước này. Tất nhiên là chúng ta có thể bầy tỏ công
khai mối quan tâm của chúng ta, và cũng là việc chúng ta đã làm và đang làm.
Nhưng trong phạm vi của Hiệp định TPP thì chúng ta
có thể đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng những quyền căn bản của công nhân của nước
họ, và tất nhiên là cũng phải thẳng thắn cho Việt Nam biết là họ sẽ được “đãi
ngộ xứng đáng” nếu thực thi đúng như thế. Và do đó, họ sẽ được tham gia vào khối
kinh tế hùng mạnh này (TPP) để tạo cơ hội tốt cho nền kinh tế của Việt Nam.
Nói theo quan điểm của Hoa Kỳ, chúng ta coi Hiệp định
TPP như một cơ hội, trên hết là một sân chơi bình đẳng. Nếu Việt Nam không còn
áp chế công nhân của họ và vi phạm những quyền căn bản của con người, và bắt đầu
chứng minh bằng cách làm tốt hơn các quyền này và bảo vệ chúng thì đó là họ đã
đi vào luật chơi. Và như vậy, các Công ty sẽ không còn tìm cách đến những nơi
làm ăn mà quyền lợi của công nhân luôn luôn bị làm ngơ.
Tất nhiên là chúng ta cũng phải giữ đạo lý của mình.
Chúng ta nhìn nhận là Hoa Kỳ có bổn phận lên tiếng về Nhân quyền, coi đó là ưu
tiên hàng đầu, nên chúng ta cũng muốn nói thằng với các nước khác rằng họ cũng
cần làm như vậy.
“Trong phạm vi của TPP, chúng ta không thể chỉ cổ võ
cho những quan điểm như thế. Chúng ta có những bằng chứng cụ thể để trưng ra.
Do đó, thời gian sẽ trả lời xem họ có giữ những cam kết hay không. Điều mà tôi
có thể nói ngay bây giờ là họ sẽ được đãi ngộ nếu làm như thế, sự đãi ngộ này
hiện nay chưa có, ít ra không thể có cùng một mức độ.”
(Q: And just quickly, 40 years after the end of the
Vietnam War, how does the White House view our relationship with Vietnam? Is it
a change on the scale of Japan or Germany after World War II?
(H: Tôi muốn hỏi nhanh là 40 năm sau chiến tranh Việt
Nam, Tòa Bạch Ốc đánh giá quan hệ của chúng ta với Việt Nam như thế nào, liệu
có thể thay thế mức độ quan hệ giữa Hoa Kỳ với Nhật Bản và Đức Quốc sau Thế chiến
thứ II?)
(MR. EARNEST: Well, I think the relationship between
the United States and Vietnam has obviously improved over the last 40 years, of
course, but even over the last 20 years since our diplomatic relations were
restored. But they’ve got quite a way to go to try to reach the level of the
important alliances that the United States has with both Japan and
Germany.)
Đ: (Tạm dịch: “Tôi nghĩ liên lạc giữa Hoa Kỳ
và Việt Nam đã có những tiến bộ trong 40 năm qua, ngay cả trong 20 năm qua kể từ
khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được phục hồi. Nhưng còn phải mất một
thời gian để có thể tiến tới mức độ đồng minh quan trọng mà Hoa Kỳ đã có với Nhật
Bản và Đức quốc.”)
Đó là quan điểm rất minh bạch của Hoa Kỳ đối với việc
tuân thủ những cam kết của TPP dành cho Việt Nam qua lời của Phát ngôn viên Bạch
Ốc Josh Earnest.
Lời tuyên bố này không ghi trong “Tuyên bố tầm nhìn
chung” của hai nước, nhưng rõ ràng là Hoa Kỳ muốn đặt ra những điều kiện quan
trọng ràng buộc Việt Nam với TPP.
Ông Trọng kêu gọi Mỹ “linh hoạt” những ràng buộc này
trong cuộc tiếp Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman chiếu 6/7 thì chỉ 24 giờ
sau (chiều 7/7) ông Earnest đã trả lời như thế!
Như vậy, trong 3 ngày ở Thủ đô nước Mỹ, tuy ông Trọng
và phái đoàn đã vẻ vang được Tổng thống Obama tiếp và Phó Tổng thống Jose Biden
mời tiệc trưa, nhưng ông Trọng đã thất bại trong nỗ lực mưu tìm sự “thông cảm”
của Hoa Kỳ trong TPP.
Tuy vậy, về lĩnh vực các thỏa hiệp được ký kết thì
Tuyên bố tầm nhìn chung đã viết: “Các hiệp định và thỏa thuận dưới đây
có đóng góp vào việc phát triển quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ và tạo cơ
sở vững chắc cho sự hợp tác trong tương lai mà hai nước sẽ tiếp tục xây dựng,
bao gồm:
- Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa
Kỳ về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế
đánh vào thu nhập và Nghị định thư của Hiệp định;
- Bản Ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc
phòng Hoa Kỳ về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc;
- Bản Ghi nhớ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ về Chương trình các mối đe dọa
đại dịch mới nổi và Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu;
- Thỏa thuận Tài trợ giữa Cơ quan Phát triển và
Thương mại Hoa Kỳ và Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam;
- Việt Nam cấp giấy phép thành lập trường Đại học
Fulbright Việt Nam mới.
Trong các lần xuất hiện ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ông
Trọng luôn luôn nhã nhặn, vui vẻ (ít ra là bên ngoài đã nhìn thấy như thế)
không hề nhắc đến Xã hội Chủ nghĩa, hay Cộng sàn chủ nghĩa vì hai nước đã đồng
ý tôn trọng thể chế chính trị của nhau. Nhưng ông Trọng luôn luôn mong muốn Hoa
Kỳ không nên để những bất đồng như nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận
làm cản trở hợp tác giữa hai nước.
Tổng Bí thư Trọng cũng nói nhiều đến quyết tâm của
Việt Nam hợp tác và nâng quan hệ ngoại giao giữa hai nước “lên tầm cao mới”.
Về phía ông Obama, tuy rất cởi mở và tỏ vẻ thân thiện,
nhưng những tuyên bố của Phát ngôn viên Earnest đã phần nào phản ảnh cách ứng xử
của ông Obama trước phái đoàn cao cấp Việt Nam. Ông trọng chắc phải suy nghĩ
nhiều trên đường về Việt Nam ngày 10/7, sau khi dừng chân ở Liên Hiệp Quốc để gặp
Tổng Thứ ký Ban Ki Moon.
10/07/015
No comments:
Post a Comment