Mặc
Lâm, biên tập viên RFA
2015-07-23
2015-07-23
Mặc Lâm một lần nữa mời Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng
dạy môn quan hệ quốc tế tại Đại học George Mason trình bày những diễn biến mới
nhất trong vấn đề Biển Đông chắc chắn đang được chúng ta quan tâm nhất.
Mặc
Lâm: Kính thưa Giáo sư được biết ông vừa tham dự
hội nghị Biển Đông được Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh trong tuần trước, xin
ông cho biết quan điểm của học giả Trung Quốc có gì đáng chú ý hơn khi họ tham
dự các hội nghị tương tự ở nước ngoài?
Giáo
sư Nguyễn Mạnh Hùng: Không có khác biệt đáng kể. Nói chung, tất cả
đều bênh vực lập trường của chính quyền TQ, nhưng họ khác nhau về mức độ và
cách bênh vực. Họ đều chống việc Phi Luật Tân kiện TQ trước Tòa án Trọng tài quôc
tế, nhưng có người như giáo sư Yee Sienho, thuộc Viện Nghiên Cứu Biên Giới và Hải
dương học Trung Quốc lại ủng hộ thủ tục điều giải (conciliation), một phương thức
giải quyết tranh chấp qua các thủ tục pháp lý được trù liệu bởi luật quốc tế.
Tôi gặp ông này tại một hội nghị trước nữa ở Bắc Kinh, hồi tháng 11 năm ngoái,
khi ông đề cập đến giải pháp này. Lần này, gặp lại ông ở CSIS, tôi hỏi và ông
khẳng định vẫn ủng hộ thủ tục điều giải nhưng chống vụ kiện của Phi Luật Tân tại
Tòa án trọng tài quốc tế.
Mặc
Lâm: So với cuộc hội thảo vừa diễn ra tại CSIS
mà GS là một thành viên ông thấy có sự khác biệt nào quan trọng nhất?
Giáo
sư Nguyễn Mạnh Hùng: Cuộc hội thảo tại CSIS khác xa với cuộc hội thảo
ở Bắc Kinh mà tôi tham dư cách đây hơn hai tuần. Hội nghị ở BK là cuộc hội thảo
lần thứ 8 của “Cộng đồng học thuật về quan hệ quốc tế và chính trị học.” Số
tham dự viên lên đến gần 1,000, phần lớn là các học giả và chuyên viên TQ, chia
thành nhiều nhóm và thảo luận về các đề tài khác nhau, mà Biển Đông chỉ là một
trong các đề tài thảo luận. Ở CSIS, trọng tâm hội thảo là tranh chấp Biển Đông
với nhiều khía cạnh của nó. Đây là cuôc hội thảo lần thư 5 về đề tài này do
CSIS tổ chức.
Vì tính cách hấp dẫn của nó, nên chỉ hai giờ sau khi
loan tin đã có 400 người ghi danh, nhưng CSIS chỉ có chỗ cho 250 người cho nên
cuối cùng họ phải gạt ra ngoài 500 người muốn tham dự.Vi thế, toàn thể cuộc hội
thảo đều được phổ biến ngay lập tức (simulcast) trên internet để mọi người có
thể theo dõi, trừ panel cuôi cùng về cuộc thảo luận thử ở Hội đồng an ninh quốc
gia khi có một cuộc khủng hoảng (giả tưởng) ở Biển Đông.
Ở Bắc Kinh, tôi là diễn giả duy nhất không phải là
người TQ. Ở Washington, DC, ngoài các chuyên gia Mỹ, diễn giả đến từ nhiều nước,
nhiều châu lục khác nhau, trong đó có 2 học giả TQ.
Ở hội nghị Bắc Kinh, lẽ tự nhiên, khuynh hướng chủ yếu
là ủng hộ lập trường và chính sách của TQ. Ở CSIS lần này, khuynh hướng chủ yếu
là chỉ trích TQ, nhất là việc họ gấp rút xây đá ngầm thành đảo nổi trong vòng một
năm qua.
Ở CSIS, có cuộc “diễn thử khủng hoảng” (crisis
simulation), những người tham dự đều là các cựu viên chức chính phủ, có người
đóng vai cố vấn an ninh quốc gia, người khác đóng vai Tổng trưởng quốc phòng, Tổng
trưởng ngoại giao, Giám đốc Trung ương tình báo, thuyết trình viên. Họ thảo luận
để trình Tổng Thống lấy quyết định đối phó với một khủng hoảng giả tưởng trên
Biển Đông. Toàn thể cuộc hội thảo được phổ biến trên internet nên ai cũng xem
được. Riêng panel này vì tính cách nhạy cảm của nó, không được phổ biến trên
internet.
Mặc
Lâm: Việc Đô đốc tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương
thị sát trên Biển Đông liên tiếp 7 giờ liền theo GS nó đưa ra thông điệp gì
thưa ông?
Giáo
sư Nguyễn Mạnh Hùng: Nó đưa ra thông điệp là Mỹ không chấp nhận những
“sự đã rồi” do TQ đặt ra cho mọi người, và Mỹ nhất quyết chống lại việc đơn
phương thay đổi nguyên trạng, bất chấp luật quốc tế.
Mặc
Lâm: Hạ viện Nhật thông qua Đạo luật an ninh
giúp cho quân đội nước này hoạt động rộng rãi và hiệu quả hơn có phải thêm một
bất lợi lớn cho Trung Quốc?
Giáo
sư Nguyễn Mạnh Hùng: Đúng vậy. Trong cuộc hội thảo, có học giả đặt
câu hỏi cái gì đã khiến cho TQ áp dụng một chính sách tự gây thất bại
(self-defeating) như vậy. Vì coi sự can dự càng ngày càng tăng của Nhật ở Biển
Đông làm bất lợi cho TQ cho nên một học giả TQ khi đề nghị giải pháp giải quyết
tranh chấp đã đề nghị không cho Nhật “can thiệp” vào vấn đề Biển Đông; họ lập
luận rằng Biển Đông không đụng chạm đến quyền lợi và chủ quyền của Nhật.
Mặc
Lâm: Tất cả những diễn biến này có phải là yếu tố
khiến các nhà quan sát đi đến nhận định rằng phe bảo thủ Việt Nam có vẻ yếu thế
hơn trước đây vì yếu tố Trung Quốc đang suy giảm?
Giáo
sư Nguyễn Mạnh Hùng: Những hành động lấn áp của TQ đối với Việt
Nam, nhất là vụ giàn khoan HD 981 năm ngoái và việc xây cất ồ ạt gần đây nhằm
biến đá ngầm thành đảo nổi tạo ra sự chống đối mạnh mẽ tại VN trong quần chúng
cũng như trong chính quyền. Lập trường thân TQ là một lập trương thất nhân tâm
trong chính trị VN cho nên có lẽ ít người muốn bi gán cho cái nhãn hiệu thân
TQ.
Nói theo cách nói của ông thì có thể nói rằng quan
tâm về mối đe dọa TQ ở VN càng lớn thì ảnh hưởng chính trị của TQ ở VN càng nhỏ.
Tin,
bài liên quan
- Hội Nghị lần thứ năm về biển Đông tại CSIS ở Washington
- Hội thảo thường niên lần thứ 5 về chủ đề Biển Đông tại Washington DC
- Thủ tướng Nhật xác định Dự luật an ninh là để chống chiến tranh
- Trung Quốc cảnh báo hoạt động của hải quân Phi ở Bãi Cỏ Mây
- Philippines tuân thủ nguyên tắc duy trì hiện trạng khu vực tranh chấp biển Đông
- Trung Quốc gây thiệt hại dãi san hô của ĐNÁ khi xây đảo nhân tạo
- Hoa Kỳ và Trung quốc chuẩn bị họp quan trọng tại Washington
- Trung quốc công bố chi tiết cơ sở hạ tầng xây trên các đảo nhân tạo
- Không thể tự tạo chủ quyền bằng xây đảo nhân tạo
No comments:
Post a Comment