Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2015-07-22
2015-07-22
Sóng một ngày một
vào sát chỗ ở của con người. RFA
Đến phố cổ Hội An, ngoài việc thăm thú những vườn
rau, những ngôi làng sinh thái, đi dạo phố cổ, trải nghiệm cảm giác sống trong
một đêm thế kỉ trước với đèn dầu tù mù, những người già ngồi đánh cờ trước hiên
nhà, những hội hô hát bài chòi mãi miết… Tắm biển cũng là một trong những điểm
nhấn ở thành phố du lịch này. Tuy nhiên, bờ biển Hội An đang bị xâm thực nặng nề
trong vài năm trở lại đây mà nguyên nhân của nó có một phần không nhỏ do con
người gây ra.
Xây dựng gây nguy hiểm
cho bờ biển
Một
cư dân Hội An tên Văn, chia sẻ: “Thì
vừa rồi hắn đóng mấy cây cột sắt chịu gỉ mất mấy trăm tỉ rồi cũng rút lên rồi,
chỉ bỏ mấy cái bao cát để chống sóng vậy thôi, không biết làm vậy tới đâu. Bây
giờ bãi biển bị sóng ăn hết rồi!”.
Theo ông Văn, nguyên một dải bờ biển Hội An dài gần 15km chỉ còn lại vỏn vẹn một đoạn ngắn chưa đầy 3km ở bờ biển An Bàng là có thể tắm được nhưng cũng chỉ tắm vào những giờ sóng lặng và tắm được ở một số điểm nhất định.
Điều này khác xa với trước đây, người ta có thể tắm ở
biển An Bàng, Cửa Đại hay Hà My một cách thoải mái bởi các bãi biển này nổi tiếng
hiền lành, sóng vừa đủ để tắm và bãi cát dài thoai thoải, không có những hố ngầm
hay những đợt sóng ngầm như hiện tại.
Nhưng trong vòng chưa đầy ba năm, mọi bờ biển ở Hội
An đều trở nên nguy hiểm, ngay cả việc đứng trên bờ ngắm biển người ta cũng sợ
bị sóng cuốn bất ngờ cả người và chỗ đứng ném ra khơi hoặc chôn sâu xuống vực
nước. Bởi các bãi biển ở Hội An, đặc biệt là bãi biển Cửa Đại vốn là một bãi biển
nổi tiếng trước đây, bây giờ vắng hoe khách du lịch và không ai dám bước xuống
nước nữa vì khoảng cách giữa bờ và mép nước là một vực sâu thẳng đứng.
Có nhiều nơi, độ cao giữa bờ cát và mép nước có thể
lên đến 3m, 4m và độ sâu của vực nước có thể lên đến vài chục mét. Hay nói cách
khác, khi đứng trên bờ cát cũng có nghĩa là đứng trên một vực thẳm sâu hàng vài
chục mét và bên dưới là con nước dữ đang cuồn cuộn ăn vào cát. Vì sóng ngầm quá
dữ nên trong vòng chưa đầy ba năm, một bãi cát rộng hàng trăm mét tính từ đường
lộ vào đến mép nước này chỉ còn chưa đầy ba chục mét tính từ đường lộ đến mép vực.
Nhà cầm quyền thành phố Hội An đã cho kè một số đoạn bằng bê tông và một số đoạn bằng bao tải đựng cát. Nhưng nghe ra phương pháp này chỉ mang tính nhất thời, không thể là phương pháp dài hạn. Bởi nguyên nhân ban đầu chưa được giải quyết nên những tác động phía sau như chắn sóng, làm đê chỉ mang tính chất tạm bợ.
Kè chắn sóng không
chống chọi được với sóng xâm thực (RFA)
Theo
ông Văn giải thích, nguyên nhân ban đầu là do một số khách
sạn, khu nghỉ mát đã cố tình rào bờ biển, xây dựng lấn biển và đưa những ống
thoát nước thải ra biển. Những việc này tưởng chừng đơn giản nhưng trên thực tế
các ống thoát nước thải đã làm thay đổi đáng kể năng lượng và vectơ lưu thông của
sóng, các móng nhà bằng đá kè lấn biển là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thay
đổi dòng chảy ngầm. Và ngăn bải biển thành từng ô, sau đó xây nhà, trồng cây vô
tội vạ lại làm ảnh hưởng đến gió, và gió đổi hướng thì tác động không nhỏ đến
sóng.
Một khi có sự cộng hưởng của ba yếu tố vừa nêu thì
sóng biển sẽ trở nên dữ tợn, có thể nuốt chửng bờ cát dài trong vòng một đêm,
thậm chí là nuốt chửng bờ biển trong vài giờ đồng hồ, sau một trận bão chẳng hạn!
Hiện tại, theo ông Văn, muốn cứu vãn bờ biển Hội An, chỉ có một cách duy nhất
là nghiên cứu, sắp xếp lại các khu nghỉ mát, khách sạn cho hợp lý và xây bờ kè
đồng bộ, đừng làm việc theo kiểu manh mún như đang thấy.
Văn hóa làng nghề bị
thay đổi đột ngột
Một
người tên Mẫn, trước đây là ngư dân đánh bắt hải sản gần bờ, ở
phường Cẩm Nam, thành phố Hội An, chia sẻ: “Để
bờ biển Cửa Đại nó bị lở đó. Do nhiều nguồn tin nhưng chính xác là do tập đoàn
khách sạn chắn biển làm hỏng hết bờ biển. Muốn cứu bờ biển bây giờ phải tốn tiền
tỉ tỉ tỉ. Nguyên nhân lở là do con người chứ không phải do tự nhiên. Do cho
thuê xây khách sạn vô tội vạ, khách sạn nó lấn sóng, sóng lại lấn bãi.”
Kè chắn sóng của một
khách sạn ở biển Cửa Đại (RFA)
Theo
ông Mẫn, vấn đề bờ biển Hội An bị sóng xâm thực nên hiểu
theo cả hai nghĩa, nghĩa bóng và nghĩa đen, nghĩa tự nhiên và nghĩa xã hội.
Nghĩa đen và nghĩa tự nhiên thì ai cũng nhìn thấy, đó là sóng biển đã lấn quá
sâu vào bờ. Còn nghĩa bóng và nghĩa xã hội thì những con sóng khác, con sóng thực
dụng, sóng xô bồ đang xâm thực một cộng đồng người đến độ phải giật mình khi
nhìn lại.
Gần năm trăm gia đình ngư dân đánh bắt gần bờ đã
thay đổi loại hình sinh sống bởi người ta không còn bãi để tập kết thúng chài,
ghe thuyền. Các bãi này đã bị khách sạn và khu nghỉ mát rào chắn, họ buộc phải
bỏ nghề, chạy theo dịch vụ du lịch, người già thì bán đậu phộng rang, bán nước
dừa, trái cây dạo khắp các bờ biển. Người trẻ hơn, có vốn liếng thì tìm cách đấu
thầu đất để mở nhà hàng, quán nhậu. Khắp nơi, đi dọc bờ biển Hội An, bất kì chỗ
nào cũng có thể gặp những quán ăn, nhà hàng, tụ điểm nhậu nhẹt. Không khí sặc
mùi bia rượu và thức ăn.
Và khi động cơ kiếm tiền trở nên cấp thiết, người ta
sẽ bất chấp để kiếm tiền. Bởi nếu kiếm ít tiền thì không đủ sống vì còn phải
đóng thuế bãi, đóng thuế cho dân phòng, bảo kê. Chính vì vậy, người ta tha hồ
chặt chém, tha hồ coi thường những người đồng hương mà xởi lởi, bưng bê đối với
khách Tây, khách Nhật. Vô hình trung, thói quen này về lâu về dài sẽ trở thành
một thứ tính cách vừa bệnh hoạn vừa lạc hậu và hoàn toàn thiếu văn hóa.
Ông
Mẫn chia sẻ thêm là liệu Hội An có còn đẹp trong mắt khách du lịch nữa
hay không một khi con người trở nên thô thiển, yếu kém và quá ham tiền? Hơn mười
lăm năm du lịch, cái giá mà Hội An phải trả đó là một phức hợp dân cư đủ các loại
tính xấu bày ra trước mắt du khách. Và hơn mười lăm năm làm du lịch, thời gian
bằng với một đứa trẻ mới ra đời cho đến lúc dậy thì, Hội An trở nên lở lói vì bờ
biển bị xâm thực, con người bị thực dụng hóa và trở nên xa lạ, lạnh lùng với đồng
bào của họ.
Nhóm
phóng viên tường trình từ Việt Nam
No comments:
Post a Comment