Việt
Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Jun 4, 2015
Nga
và Trung Quốc căng buồm ra biển
Siêu cường trong màn trình diễn tại phía đông Địa
trung hải
*
Ngày 21 tháng 5, Nga và Trung Quốc kết thúc mười
ngày tập trận hải quân chung ở phía đông Địa Trung Hải, trong đó bao gồm cuộc tập
trận bắn đạn thật. Mặc dù quân đội của hai nước tuyên bố rằng cuộc tập trận hải
quân chỉ có nghĩa cải thiện khả năng tương tác thì sự hiện diện của họ trên biển
có ý nghĩa chính trị rộng lớn hơn.
Trong vài năm, Nga và Trung Quốc đã tham gia các cuộc
tập trận song phương và đa phương trong khu vực châu Á, chủ yếu là với các
thành viên khác của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải-Kazakhstan, Kyrgyzstan,
Tajikistan và Uzbekistan. Đây là lần đầu tiên mà lực lượng hải quân Nga và Trung
Quốc đã tiến hành diễn tập chiến thuật chung ở châu Âu và cuộc diễn tập lớn đầu
tiên của Trung Quốc trong vùng biển xa như vậy.
Cuộc diễn tập tiến hành sau chuyến thăm Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình của Moscow nhân ngày 09 tháng 5 kỷ niệm Nga chiến thắng
phát xít. Để bắt đầu, ba tàu Trung Quốc và sáu tàu Nga khởi hành từ cảng
Novorossiysk của Nga trên Biển Đen. Cuộc diễn tập lên đến đỉnh điểm ở các cuộc
tập trận Biển Chung 2015. Theo Chuẩn Đô đốc Viktor Kochemazov, người chỉ huy
các tàu của Nga, các cuộc diễn tập chống phá hoại, chống tàu, chống tàu ngầm,
và phòng không đã được tiến hành như một phần của “hoạt động đảm bảo sự an toàn
của tàu thuyền ở vùng sâu vùng xa của thế giới đại dương.”
Các quan chức Trung Quốc và Nga cho rằng các cuộc tập
trận tại Địa Trung Hải phản ánh nhu cầu của họ về chuẩn bị cho công tác an ninh
phi truyền thống và cải thiện an toàn hàng hải. Thực tế thì tàu của Nga và
Trung Quốc đã tham gia, cùng với tàu từ Hoa Kỳ và các nước khác, trong đó nhiệm
vụ chống cướp biển, đặc biệt là ở vùng Vịnh Aden. Ba tàu Trung Quốc liên quan đều
đã tham gia vào các nhiệm vụ chống cướp biển, và một tàu khu trục nhỏ (Linyi)
cũng đã tham gia vào sứ mệnh giải cứu thứ hai của Trung Quốc trong khu vực vào
tháng ba, lúc này để sơ tán 600 công dân Trung Quốc và hàng trăm người nước
ngoài từ Yemen. Nhiệm vụ cứu hộ đầu tiên của Trung Quốc trong vùng Địa Trung Hải
diễn ra vào năm 2011 để đáp ứng với tình trạng bất ổn ở Libya và liên quan đến
một nỗ lực tạm thời sơ tán 38.500 công nhân Trung Quốc sử dụng các tàu du lịch
thuê, thuyền chở hàng giám sát bởi một tàu hải quân Trung Quốc. Kể từ đó, hải
quân Trung Quốc ngày càng hiện diện trong khu vực, ghé thăm các cảng tại Cairo,
Haifa, và Istanbul vào năm 2012. Đồng thời, các tàu của Nga đã di chuyển đến
Tartus ở Syria, một hành động dường như hỗ trợ cho các lợi ích của Nga ở đó .
Hai năm sau, vào tháng Giêng năm 2014, một tàu khu trục nhỏ của Trung Quốc đã
tham gia vào lực lượng đa quốc gia loại bỏ vũ khí hóa học từ Syria. Sau nhiệm vụ
đó, vào cuối tháng năm 2014, hai tàu của Nga và Trung Quốc tham gia tập trận
chung lần đầu tiên ở phía đông Địa Trung Hải để tăng cường phối hợp, và hải
quân hai nước quyết định tổ chức các bài tập mở rộng hơn trong năm 2015.
Trung Quốc và Nga đều nhìn thấy cơ hội trong một miền
nam châu Âu suy yếu. Nhưng tập trận Trung-Nga năm 2015 cũng là một đối sách kịp
thời với NATO ở châu Âu (Operation Atlantic Resolve), cũng như một số chính
sách khác giữa Hoa Kỳ, Georgia và các đồng minh ở châu Á. Như trong lần tập trận
trước, các hoạt động của Trung Quốc-Nga cũng là bước đệm như một cơ hội tiếp thị
cho các nhà sản xuất vũ khí Nga tìm kiếm khách hàng Trung Quốc. Vũ khí của Nga
bán sang Trung Quốc được thúc đẩy gần đây sau một thời gian tạm lắng, gần đây
Trung Quốc trở thành quốc gia nước ngoài đầu tiên mua hệ thống phòng thủ tên lửa
phòng không của Nga S-400. Tuy nhiên lúc này, Trung Quốc cũng nhấn mạnh công
nghệ riêng của mình cho đối tác Nga -hai tàu Trung Quốc tham gia là tàu khu trục
nhỏ Jiangkai II tên lửa hành trình, mà Trung Quốc có thể đang cố gắng bán cho
Nga. Nhà phân tích quốc phòng Nga Alexander Mozgovoy đã lập luận rằng các tàu
Trung Quốc có thể giúp Nga lấp các khoảng trống trong đội tàu của mình cho đến
khi đủ số lượng tàu khu trục lớp Sergei Gorshkov được sản xuất.
Hơn nữa, tập trận đại diện cho một sự phô diễn quyền
lực toàn cầu và phản ánh lợi ích kinh tế đang tăng của Trung Quốc ra ngoài châu
Á. Trung Quốc và Nga đều nhìn thấy cơ hội trong một miền nam châu Âu suy yếu.
Trong năm 2008, Công ty Vận tải biển Trung Quốc (COSCO) đầu tư 4.3 tỷ € để vận
hành một trong ba thiết bị đầu cuối tại cảng Piraeus của Hy Lạp và xây dựng lại
một thiết bị đầu cuối thứ hai ở đó, một liên doanh mà sẽ cung cấp cho Con đường
tơ lụa trên biển (Maritime Silk Road) của Trung Quốc đầu ra quan trọng ở Địa
Trung Hải và làm cho các cảng Hy Lạp là một trung tâm quan trọng đối với thương
mại của Trung Quốc. COSCO, một công ty nhà nước của Trung Quốc, muốn sở hữu phần
lớn cảng, giả định rằng việc tư nhân hóa này vẫn tiếp tục dưới thời chính phủ
cánh tả mới ở Hy Lạp. Chính phủ Trung Quốc cũng đang tài trợ các tuyến đường sắt
tốc độ cao giữa Piraeus, Belgrade, và Budapest, được hoàn thành vào năm 2017.
Trong khi đó, Gazprom, công ty khí đốt quốc doanh của
Nga, đang tìm cách phát triển một đường ống dẫn khí đốt mới qua Thổ Nhĩ Kỳ và
Hy Lạp nối tắt qua Ukraine. Trong tháng 12 năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir
Putin bất ngờ thông báo rằng ông đã ngừng South Stream, tuyến đường có thể xuất
khẩu khí đốt của Nga tới Bulgaria. Thay vào đó là Turkey Stream, một tuyến đường
xuất khẩu mới qua Thổ Nhĩ Kỳ, mà sẽ kết nối với Hy Lạp. Các quan chức Liên minh
châu Âu phản đối South Stream, trong đó lập luận họ đưa ra là việc duy trì sự
thống trị của Nga trên thị trường khí đốt châu Âu. Mặc dù đề xuất Turkey Stream
mới của Nga là một cơ hội trêu ngươi để mang lại đầu tư cần thiết cho Hy Lạp,
Hoa Kỳ đã thúc giục các quốc gia này ủng hộ cho một dự án thay thế “Trans
Adriatic Pipeline” rằng sẽ mang khí từ Azerbaijan đến Albania, Hy Lạp và Thổ
Nhĩ Kỳ thông qua một đường ống dưới lòng Biển Adriatic.
Đối với Nga, điểm rộng hơn về sáng kiến đầu tư mới tại
châu Âu – cũng như các cuộc diễn tập quân sự Trung-Nga ở Địa Trung Hải – là để
nhắc nhở Hoa Kỳ và châu Âu, dù thích hay không, Nga vẫn là một cường quốc toàn
cầu. Ví dụ, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov lưu ý rằng kết luận chính ông nêu ra
từ chuyến viếng thăm ngày 12 tháng năm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Sochi
và cuộc gặp với Tổng thống Nga là “giải pháp của nhiều vấn đề cấp bách hiện nay
phụ thuộc vào nỗ lực chung phối hợp của chúng ta trên trường quốc tế.”
Không có nghi ngờ về tầm quan trọng của Trung Quốc với
châu Âu – Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU, sau Mỹ và Liên
minh châu Âu là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc. Như kế hoạch COSCO
cho cảng Piraeus chứng thực, Con đường tơ lụa trên biển (Maritime Silk Road) của
Trung Quốc đã có tác động đến châu Âu, và cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra
ở đó đang cung cấp những cơ hội mới cho đầu tư của Trung Quốc. Vì lý do này,
các quan chức Trung Quốc đã bỏ nhiều công sức để nhấn mạnh rằng các cuộc tập trận
quân sự Trung-Nga không nhắm vào bất kỳ nước thứ ba nào. Tuy nhiên, trong khi
các sự kiện ở Ukraine, Iraq, và biển Đông đang dậy sóng trên các diễn đàn, điều
quan trọng là cũng cần luôn cảnh giác ở miền nam châu Âu.
©
2007-2015 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment