Việt
Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Jun 4, 2015
Biển Đông đã trở thành nơi kiểm chứng quan trọng nhất
cho mối quan hệ kinh tế, chính trị và quân sự đang thay đổi giữa Trung Quốc và
Hoa Kỳ.
Các đảo, đá, rạn san hô và bãi cạn nằm trong trung
tâm của tranh chấp – phần lớn chúng không có dân cư và ngập khi thủy triều lên
– bao phủ chỉ một vài kilomet vuông của vùng biển hơn ba triệu kilomet vuông.
Nhưng những tranh chấp dai dẳng về chủ quyền trong các nước ven biển (chủ yếu
là Trung Quốc, Việt Nam và Philippines nhưng có liên quan đến Malaysia, Brunei
và Indonesia) đã chuyển thành cuộc đối đầu nguy hiểm khó lường giữa các siêu cường
(Trung Quốc và Hoa Kỳ).
Về lý thuyết, các tranh chấp đơn giản bao gồm ba yếu
tố: (1) những người sở hữu các mỏm; (2) những quyền lợi, nếu có, có bao gồm quyền
sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng biển xung quanh và dưới đáy
biển; và (3) quyền sở hữu có ý nghĩa gì đối với tàu và máy bay của các quốc gia
khác có hành trình đi qua khu vực này , nơi mà có một số tuyến đường biển nhộn
nhịp nhất và quan trọng nhất của thế giới.
Trung Quốc và các quốc gia ven biển khác tranh chấp
quyền sở hữu (phần 1) cũng như các quyền lợi đi kèm: các nguồn tài nguyên và
quyền kiểm soát hàng hải tại khu vực (yếu tố 2 và 3). Mỹ đã chính thức không có
quan điểm về quyền sở hữu và kiểm soát các nguồn tài nguyên (yếu tố 1 và 2)
nhưng có một cam kết mạnh mẽ về “tự do hàng hải” và chống lại những nỗ lực khẳng
định quyền kiểm soát vùng biển xung quanh (yếu tố 3).
Washington muốn dừng việc phát triển của các mỏm đá
và các hoạt động khác mà Mỹ coi là “khiêu khích” việc tạm hoãn để chờ một giải
pháp của bất cứ quốc gia nào, nếu có, sở hữu chúng và khẳng định tàu và máy bay
của mình có quyền hoạt động bất cứ nơi nào trong khu vực. Trung Quốc nói rằng
mình sở hữu các mỏm đá nên có quyền thực hiện đầy đủ chủ quyền trên chúng - bao
gồm xây dựng các cấu trúc và cải tạo đất, cũng như tuyên bố lãnh hải xung quanh
chúng và tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế.
Biển Đông thường được làm như một tranh chấp pháp lý
đơn thuần. Nhưng nó thực sự là một cuộc thi về quyền lực và ảnh hưởng giữa một
siêu cường đương nhiệm và một siêu cường đang trỗi dậy. Biển Đông đã trở thành
một trận chiến nảy lửa của ý chí giữa một sức mạnh cố hữu (Mỹ) và một sức mạnh
động mà muốn viết lại hiệp ước được tạo ra vào cuối Thế chiến II khi nó phần lớn
bất lực (Trung Quốc).
Ở đây, biển Đông thúc đẩy một mô hình đa phương mang
tính pháp lý để giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế (ưa chuộng bởi
Mỹ) chống lại một cách tiếp cận song phương dựa trên ngoại giao và sức mạnh
quân sự (ưa chuộng bởi Trung Quốc).
Vấn đề này đặt ra những câu hỏi về việc liệu các quốc
gia có thể bị ràng buộc bởi các quyết định của tòa án quốc tế chống lại ý muốn
của họ (Philippines đã đưa tranh chấp của mình ra trọng tài quốc tế nhưng Trung
Quốc đã khẳng định không chấp nhận thẩm quyền của trọng tài viên).
Về mặt quân sự, nơi đây thử nghiệm xem sức mạnh hải
quân của Trung Quốc sẽ bị giới hạn bởi các chuỗi đảo đầu tiên (Nhật Bản, Đài
Loan và Philippines) hay ra tới trung tâm của Thái Bình Dương.
Nói rộng ra, ở đây làm nổi lên vấn đề về việc liệu
Trung Quốc sẽ vẫn duy trì chủ yếu sức mạnh trên đất liền hay trở thành một sức
mạnh hải quân để cạnh tranh với Mỹ với các hoạt động tại tất cả các đại dương
trên thế giới.
Tổng quát hơn, cuộc đối đầu này đặt ra câu hỏi về việc
liệu Mỹ đang cố gắng tham gia cùng Trung Quốc hoặc xây dựng một mạng lưới các
liên minh ở châu Á và Thái Bình Dương để ngăn chặn thế lực kinh tế, chính trị
và quân sự của đất nước này. Hàn Quốc, Philippines, Nhật Bản, Đài Loan và
Malaysia đang nằm trong nhiều mức độ đồng minh khác nhau của Mỹ. Đồng thời, Hoa
Kỳ cũng làm ấm các liên kết chặt chẽ hơn với Việt Nam, thúc đẩy sự nghi ngờ của
Trung Quốc về việc tạo vòng vây.
Và các tranh chấp ở Biển Đông đã trở thành vướng mắc
trong chính trị trong nước của cả hai bên. Đối với Trung Quốc, đó là về điều chỉnh
khuôn khổ quốc tế sau chiến tranh để phù hợp với sự “trỗi dậy hòa bình” của nước
này và công nhận các quyền của Bắc Kinh như một “thế lực lớn” sau nhiều thế kỷ
bị sỉ nhục dưới tay của thực dân phương Tây và Nhật Bản.
Đối với Hoa Kỳ, các tranh chấp được gắn chặt với các
cuộc thảo luận đầy rẫy về suy giảm kinh tế, chính trị, ngoại giao và quân sự của
nước này. Mặc dù chính quyền Obama nên có một cách tiếp cận mạnh mẽ hơn để phô
diễn sức mạnh của Mỹ và tổng thống kế tiếp nên cứng rắn hơn với Trung Quốc, Nga
và Iran.
Cả chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lẫn Tổng thống Mỹ
Barack Obama không thể biểu hiện bất kỳ điểm yếu nào về vấn đề này. Giờ đây, đó
là vấn đề về niềm tự hào quốc gia của cả hai bên. Cho đến nay, hai bên đã chọn
cho một chiến lược leo thang có kiểm soát.
Trung Quốc đã tăng tốc cải tạo đất và đang gửi hàng
ngàn khách du lịch mỗi năm vào các tour tàu du lịch tới đảo nước này tuyên bố
chủ quyền. Mỹ đã phản ứng bằng phái một máy bay do thám gần một số mỏm tranh chấp
để thực hiện tuyên bố của mình về tự do hàng hải (hoàn thành với đoàn quay phim
được mời để đưa ra quan điểm rõ ràng).
Trung Quốc đã gợi ý rằng có thể tuyên bố một khu vực
xác định phòng không trong khu vực, tại đó có lẽ tàu và máy bay của nước này sẽ
tích cực hơn trong đáp trả các chuyến bay qua khu vực bằng máy bay quân sự và
dân sự.
Có một yếu tố quan trọng trong sân khấu của cuộc
xung đột này, mà đang diễn ra ở phía trước của phương tiện truyền thông và các
hội nghị: cả hai bên đều muốn xuất hiện mạnh mẽ trước khán giả trong nước và
các đồng minh nước ngoài của họ trong khi giảm thiểu các nguy cơ đối đầu tình cờ.
Để tránh tai nạn, đôi bên đã đạt được một sự hiểu biết
giữa hai quân đội về làm thế nào để xử lý các cuộc gặp gỡ ngoài ý muốn trên biển
giữa lực lượng hải quân của họ và tìm cách làm tương tự cho ngành hàng không
sau khi một loạt các vụ đánh chặn “dựng tóc gáy” với máy bay quân sự Mỹ bởi các
máy bay chiến đấu Trung Quốc hoạt động từ đảo Hải Nam.
Cả hai chính phủ đã cảnh báo bên còn lại trước việc
xuất bản tài liệu chiến lược quân sự có vẻ như để kéo sự quan tâm của truyền
thông và làm nổi thêm các cuộc tranh cãi.
Đồng thời, cả hai không muốn gây nguy hiểm cho các mối
quan hệ rộng lớn hơn. Trên một loạt các vấn đề từ biến đổi khí hậu, bảo vệ sở hữu
trí tuệ, thương mại và tội phạm mạng tới Trung Đông và sự phát triển của các
công nghệ quân sự nhạy cảm, hai bên vẫn cần nhau.
Chủ tịch của Trung Quốc đã được mời thực hiện một
chuyến thăm chính thức Washington vào cuối năm nay, có nghĩa là cả hai bên đều
có một động lực mạnh mẽ để nhấn mạnh sự hợp tác hơn đối đầu trong mối quan hệ tổng
thể.
Vấn đề là cả hai bên vẫn cam kết một chiến lược leo
thang có kiểm soát, có thể dễ dàng trở thành một chiến lược không kiểm soát được
nếu không được quản lý một cách cẩn thận. Số lượng tuyệt đối của các đối tác
trong tranh chấp Biển Đông làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm.
Mỹ dường như chỉ có quyền kiểm soát hạn chế trong hoạt
động của Việt Nam và Philippines. Manila là một đồng minh của Mỹ, nhưng Hà Nội
trên danh nghĩa là một chính quyền cộng sản, mặc dù Việt Nam rất muốn quan hệ
ngày càng chặt chẽ với Mỹ ở cấp độ quân sự giữa hai bên.
Các chỉ huy máy bay và các tàu riêng lẻ trong khu vực
phải đưa ra quyết định ngay lập tức trong trường hợp các chạm trán ngoài ý muốn
hoặc hành vi bất ngờ. Về lý thuyết, các chỉ huy tại chỗ có thể được kiểm soát
thông qua giao thức nghiêm ngặt, nhưng trong thực tế những người này có thể
không luôn luôn làm việc và thông tin liên lạc giữa các bên quân đội lại nghèo
nàn.
Trong năm 2014, các vụ đánh chặn sát của Trung Quốc
với máy bay quân sự Mỹ, thu hút sự phản đối quyết liệt từ các quan chức Mỹ, được
đổ lỗi cho các sĩ quan quân sự riêng trên đảo Hải Nam. Cho dù đây là sự thật
hay chỉ là vấn đề của chính sách trung ương vẫn chưa rõ ràng nhưng nó chỉ ra mối
quan ngại về mức độ chỉ huy tập trung và kiểm soát các lực lượng quân sự địa
phương.
Có một nhu cầu cấp thiết trong việc phá vỡ chu kỳ
leo thang và tìm một cách tốt hơn để quản lý các tranh chấp. Luật pháp quốc tế,
những lời kêu gọi việc ngưng các vụ tranh chấp và những “quy ước” khác của quan
hệ quốc tế cũng hữu ích không nhỏ vì các tranh chấp cơ bản là về sức mạnh quân
sự.
Thay vì thêm một cuộc đối đầu, hy vọng phía bên kia
sẽ lùi bước, cả hai bên cần phải tìm một số cách ngoại giao sáng tạo để biến đổi
các tính chất của tranh chấp và thay đổi câu chuyện trước khi nó trở nên tệ hại
hơn.
©
2007-2015 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment