Sunday, June 21, 2015

Chung quanh vài luận điểm mới về Hồ Chí Minh - Phần 2 (Nguyễn Văn Trần)





03:33:pm 18/06/15

Tiếp theo phần I

Phần 2- Hận thù qua, lịch sử sẽ đánh giá đúng công và tội

Tác giả “ Chung quanh vấn đề nhận thức và đánh giá Hồ chí Minh hiện nay » (Lê Kỳ Sơn,Viet-studies, 17-05-2015, internet) tỏ ra lương thiện – vì chắc không phải đảng viên – khi phê phán những người lãnh đạo đảng cộng sản hà nội « sau 30/04/75 không biết đối xử có tình có nghĩa với dân miền nam để đoàn kết dân tộc, không biết tận dụng cái thế  chiến thắng  mà có một đường lối đối ngoại tốt đẹp giúp đưa Việt nam sớm phát triển, hàn gắn những đau thương của cuộc chiến dài » !

Tiếp theo, ông chỉ ra nền « kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa » ngày càng suy thoái, sản sanh ra những « nhóm lợi ích » dựa vào chức quyền cướp giựt tài sản của dân làm cho xã hội băng hoại, đời sống cơ cực và dân chúng khắp nơi phản ứng mạnh, công khai chưa từng thấy . Người có nhận thức không tránh khỏi lo âu sự tồn vong của chế độ .

Tác giả phê phán để muốn nói rằng nguyên nhân của bi kịch này là « lỗi hệ thống » do những người theo cộng sản Staline và Mao Trạch-đông gây ra, chớ không phải Hồ Chí Minh vì Hồ theo Lê-nin . Và Hồ là nhà cách mạng yêu nước, dân tộc, dân chủ vì suốt đời, ông tâm niệm « Không có gì quí hơn Độc lập, Tự do » !

Từ quan điểm này, tác giả đã không ngần ngại bảo vệ vị trí Hồ Chí Minh trong lịch sử việt nam « Chúng ta vững tin rằng năm tháng qua đi, hận thù được xóa bỏ, dân tộc hòa hợp lại, lịch sử sẽ đánh giá đúng công lao, sự nghiệp của Hồ Chí Minh : “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà yêu nước vĩ đại, chiến sĩ tiên phong của phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX ” » .

Vậy chúng ta thử, học theo tác giả Lê Kỳ Sơn, nhìn lại Hồ Chí Minh qua vài sự kiện đơn giản cũng đủ đễ ghi nhận Hồ Chí Minh là người có công hay tội đối với đất nưóc Việt nam, dân tộc Việt nam .

Nên đưa « Bác ” ra khỏi lò hấp « Made in Hà Nội ”

Để bênh vực quan điểm của mình, Ông Lê Kỳ Sơn cho rằng Hồ Chí Minh là người việt nam theo cộng sản đầu tiên nhưng không phải ông du nhập cộng sản vào Việt nam . Vì từ « bài phát biểu ở Đại hội Tours, đến các bài báo trên Le Paria, rồi tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp xuất bản tại Pháp năm 1925,… không có bài viết nào trực tiếp tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản, tất cả đều đứng trên lập trường người dân thuộc địa mất nước mà tố cáo tội ác cai trị tàn bạo, cướp bóc man rợ của chủ nghĩa thực dân ; kêu gọi đồng bào thức tỉnh, đứng dậy, đoàn kết đấu tranh giành lại độc lập, tự do » .

Nhắc lại chuyện củ « lẩm cẩm » chung quanh Hồ Chí Minh do người công sản ở Hà nội vì vô minh và vì sống trong vòng kìm kẹp của chế độ thiếu thông tin đưa ra nhằm tâng bốc lãnh tụ, thật ra, không phải là điều hay ho gì cho lắm . Nhiều thông tin về Việt nam từ ngày Pháp truyền gìáo và Pháp thuộc địa tới đều có thể tìm đọc được ở thư viện Quốc gia, các Trung tâm Văn khố về Quân sự, Thuộc địa và Ngoại giáo ở Pháp . Cả phim ảnh, âm thanh những buổi nói chuyện, hội kiến của Hồ Chí Minh với những nhà cầm quyền pháp . Nóí như vậy để cho biết việc thẩm định Hồ Chí Minh một cách trung thực không còn là điều mơ hồ phụ thuộc tưởng tượng của vài người tâng bốc ông một cách lấy được .

Trở lại với quan điểm của Ông Lê Kỳ Sơn về Hồ chí Minh . Ông nói rất đúng khi viết « Hồ Chí Minh lúc này không tuyên truyển cộng sản, mà đứng trên lập trường người dân thuộc địa mất nước, …kêu gọi đồng bào thức tỉnh, đứng dậy, đoàn kết, đấu tranh giành độc lập, tư do » .

Đúng lắm . Hồ Chí Minh lúc này « chưa cộng sản » vì chính ông cũng chưa kịp bìết cộng sản là gì . Ông chưa đọc về cộng sản vì không có thì giờ và cũng không đủ sức đọc loại sách tư tưởng bằng tiếng pháp tuy vốn liếng cơ bản về pháp văn thời đó đã đậu « Sơ Đẳng Tiểu học Văn bằng » là khá hiếm ( Ông Chouquet, Hiệu trưởng Quốc Học Huế, ngày 7/8/1908, trả lời thư ngày 4/8/1908 của Khâm sứ Trung kỳ « sẽ có thể nhận » tên Nguyễn Sinh Côn sanh ở Nghệ an, đã học trường pháp-an nam ở Thừa thiên, vào học niên khóa 1908-1909 . Nếu được học, Hồ Chí Minh sẽ học Lớp Nhì năm thứ I – Cours Moyen 1ère Année . Việc Hồ Chí Minh tham dự biểu tình chống thuế nên bị đuổi học lại là một thứ chuyện « Cây Đuốc yêu nước Lê văn Tám ! ») .

Hồ Chí Minh vốn là người nuôi dưởng một tham vọng mảnh liệt phục hận « ta phải có danh gì với núi sông » nên khi tàu vừa cặp bến Marseille là ông viết đơn xin học Trường Thuộc địa . Biết sai thủ tục, ông gởi đơn lại từ Chánh quyển thộc địa ở Việt nam . Rất tiếc tây thuộc địa đã không sáng suốt đánh giá đúng Hồ nên mất một người phục vụ đắc lực, tốn 9 năm chiến tranh xương máu . Sau đó, trong thời gian ở lại Paris, hể thấy chổ nào đình đám là Hồ xáp vô . Ông đã từng theo Đệ II Quốc tế, gia nhập Thợ Hồ ( La Franc-maçonnerie gồm tiêu tư sản và tư sản trí thức) nhưng hai tổ chức này phần lớn gồm những người học giỏi, có địa vị xã hội cao nên Hồ phải rút lui sớm . Nói Hồ Chí Minh « đứng trên lập trường người dân thuộc địa mất nước tranh đấu chống thực dân đòi độc lập dân tộc… » là đúng vì ông lúc đó chịu ảnh hưởng tư tưởng ái quốc không cộng sản của các Cụ Phan văn Trường, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh . Còn những lời tuyên bố, những bài báo, bản kiến nghị, …đều do các Cụ viết và Hồ Chí Minh chỉ là người đứng tên và phổ biến . Cả cái tên Nguyễn Ái Quốc cũng là cái tên chung ký dưới những bài « phong » . Mang tên Nguyễn Ái Quốc chỉ vì Hồ sẳn sàng trình diện cảnh sát Paris (Hồ nói với cảnh sát : may quá, chú tôi kịp đưa giấy của các ông cho tôi . Kỳ tới, các ông đưa thẳng cho tôi hoặc căn dặn chú tôi đưa cho tôi) để nếu có ở tù, sẽ ở tù thế cho các Cụ . Vậy mà không thấy lịch sử đảng cộng sản hà nội ca ngợi lòng can trường hiếm có này của « Bác » ta . Trong quyển hồi ký «  Une histoire de conspirateurs annamites à Paris – Còn bán trên Amazon » (Một âm mưu của những người an-nam ở Paris) của Phan văn Trường do L’Insomniaque, Paris, xuất bản năm 2003, tác giả ghi lại kỷ niệm với những người cùng tranh đấu chống thực dân lúc đó nhưng tuyệt nhiên không nhắc tới Nguyễn Tất Thành tuy Thành ở với ông suốt 2 năm dài . Là điều dễ hiểu thôi !

Phan văn Trường là một trong những người trí thức việt nam đầu tiên đặt nền móng Cách mạng Đông dương đầu tiên mà tới những năm 1930 người ta mới biết nhưng lịch sử chánh thức ở Hà nội không nhắc tới . Trong những năm 1911- 1920, Phong trào Ái quốc của người Việt nam ở Pháp do Phan văn Trường lãnh đạo, qua năm 1924-1927 do Nguyễn Thế Truyền nối tìếp . Tới năm 1927, Nguyễn Thế Truyền về nước, Phong trào tranh đấu ái quốc không cộng sản này được trao qua nhóm Tạ Thu Thâu, Phan văn Hùm, Huỳnh văn Phương, Trần văn Thạch, Hồ Hữu Tường kế tục . Trong mặt trận cùng chống thực dân giành độc lập ở Việt nam những năm 45, tất cả những người ái quốc chơn chánh này đều bị Việt Minh của Hồ Chí Minh giết hết, chỉ còn Hồ Hữu Tường sống sót nhờ lúc đó lánh mặt ở Hà Nội .

Thế mà Nguyễn Tất Thành, qua tên Trần Dân Tiên (Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chụ tịch), khi làm Chủ tịch nước, chánh thức tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và tác giả các bài báo, là lãnh tụ Phong trào Người Việt nam Ái quốc ở Pháp . Một người viết những chuyện không đúng sự thật để nhằm tự ca tụng chính mình như vậy, thử hỏi tư cách lãnh tụ ở đâu ? Vậy chuyện gì lãnh tụ không dám làm miển phục vụ mục tiêu của lãnh tụ ? Cả cái đảng cộng sản đưa « tác phẩm văn của Bác » vào văn học thì cái đảng này có từ chối việc gì không làm vì vi phạm đạo đức và cả luật pháp ?

Hồ Chí Minh « chọn Đệ 3 Quốc tế » ? Có lẽ nên nói cho phù hợp vói hoàn cảnh lúc đó là chính ông được Quốc tế 3 tuyển dụng nhờ có hồ sơ ở cảnh sát pháp là « tác giả » những bài báo chống thực dân, đòi đôc lập, qua mạng lưới cộng sản âu châu . Và cũng nhờ mạng lưới này mà ông tới Mạc-tư-khoa được năm 1923. Staline đã không coi Hồ Chí Minh là người « cộng sản chơn chính » vì ông chưa kịp hiểu cộng sản . Ông bắt đầu « phấn đấu », trui rèn để sau đó trở thành người « cộng sản chân chính » .

Một nhận xét nhỏ . Trong bài viết về Hồ Chí Minh, Ông Lê Kỳ Sơn đã cho « Bác ta » vừa uống nước đường khá ngọt, vừa son phấn cho Bác khá sặc sở với những lời thái thậm « Bác đặt chân lên đất … », « Bác ra đi khảo sát thế giới từ Á sang Âu … » . Tưởng nên trả « Bác » về nguyên vẹn với « Bác ta » để như vậy hình ảnh của « Bác » đừng bị những người tâng bốc « Bác » vô tình làm cho hoen ố, rất khó nhận ra « Bác » lắm. Trái lại, nên ca tụng « Bác » là người con chí hiếu lúc này, nhờ chưa phải cộng sản chơn chánh, ngược xuôi lao động gian khổ, gởi tiền về nuôi cha thất nghiệp vì bị đuổi việc do say rượu, hunG bạo, đánh chết phạm nhơn khi xử án .

Khi « Bác » trở thành lãnh tụ cộng sản theo Lê-nin

Năm 1930, Hồ Chí Minh đứng ra tổ chức lại hàng ngũ cộng sản, soạn Cương lĩnh, Điều lệ đảng, Lời kêu gọi, … và được suy tôn làm lãnh tụ sáng lập đảng cộng sản ở Việt Nam .

Theo Lê Kỳ Sơn, Hồ Chí Minh trước sau vẫn là người cộng sản lê-ni-nít, « hoàn toàn khác với chủ nghĩa tả khuynh của Staline và Quốc tế cộng sản sau khi Lê-nin qua đời, nhất là từ sau Đại hội VI năm 1928 . Đặc điểm của chủ nghĩa tả khuynh dưới sự áp đặt của Staline là nhấn mạnh độc quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản …, đề cao chuyên chính vô sản và bạo lực cách mạng, sử dụng guồng máy chuyên chính để đàn áp, sẵn sàng bắt bớ, thủ tiêu những người có ý kiến khác biệt, … Staline đã từ bỏ những quan điểm đúng đắn của Lênin mà Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu và kiên trì bảo vệ » .

Vậy để thấy bản chất con người cộng sản của Hồ Chí Minh, tưởng không gì bằng kiểm điểm qua quan điểm cách mạng cộng sản của Lê-nin và tiếp theo, kiểm điểm sự nghiệp cách mạng cộng sản của Hồ Chí Minh thực thi quan điểm Lê-nin vào cách mạng việt nam khi ông làm Chủ tịch nước, nắm trọn quyền chánh trị trong tay, cho tới năm 1963, bị cánh Lê Duẩn và Lê Đức Thọ hạ bệ .

1 – Quan điểm cách mạng cộng sản của Lê-nin

Trong bài « Chung quanh vài luậm điểm mới về Hồ Chí Mnh », chúng tôi có trích dẩn về Lê-nin theo tài liệu của Văn khố ở Mạc-tư-khoa do sử gia Nicolas Werth công bố năm 2003 . Nay, chúng tôi cũng xin giới thiệu tiếp về Lê-nin, để qua đó, độc giả sẽ thấy rỏ con người cộng sản chơn chánh Hồ Chí Minh .

Tài liệu cho thấy Lê-nin đã từng « khuyến khích đưa cách mạng và bạo lực xâm nhập nhằm khuynh đảo tất cả những Quốc gia độc lập » và nhằm « tạo ra những xung đột quốc gia và chủng tộc để biến thành công cụ phục vụ mục tiêu cách mạng » . Một phần khác của tài liệu nói « Lê-nin công khai hô hào một chánh sách khủng bố, đàn áp và thanh lọc trên qui mô lớn » nhằm vào nhiều thành phần xã hội khác nhau và vào những thời điểm mà chế độ cách mạng không hề bị hăm dọa .

Ngày 19/03/1922, trong một mật lệnh gởi cho Bộ Chánh trị – năm 1970 lần đầu tiên được một cơ quan thông tin công giáo phổ biến ở Paris bằng tiếng Nga – nhưng nhiều người không tin tính xác thật của tài liệu vì, theo đó, chẳng lẽ Lê-nin tàn bạo và dã man đến như vậy sao, chủ trương khai thác trận đói khủng khiếp ở Nga làm chết 6 triêu sanh mạng để đánh một cú cho Giáo hội Cơ đốc sụp đổ theo luôn ?

Chuyện thật như sau :
« Năm 1922, chánh quyền bôn-sơ-vít tung ra một chiến dịch vĩ đại nhắm tịch thâu của cải, tài sản của nhà thờ để bán lấy tiền giúp nạn nhơn trận đói vùng Volga . Thực tế, từ nhiếu tháng nay, Giáo hội, qua trung gian Ủy Ban Nga cứu trợ nạn đói, giúp nạn nhơn . Việc tịch thâu tài sản của Giáo hội gây ra nhiều xung đột.
Ngày 15/03/1922, tại thành phố Chouia, ngoại ô của Mạc-tư-khoa, lực lượng võ trang bắn vào giáo dân vì những người này phản đối vìệc tịch thâu tài sản Giáo hội » .

Lê-nin muốn trông thấy trong những vụ xung đột đẩm máu này Giáo hội có tổ chức chống đối hay không vì Giáo hội là tổ chức độc lập cuối cùng trong chế độ nhân dân . Lê-nin gởi tới Bộ Chánh trị một bản chỉ thị khá dài, có vài điểm chánh :

Tăng lữ đang lập kế hoặch chống ta và đưa ta vào một cuộc chiến quyết định .
Về phía chúng ta, đây là lúc thuận lợi để chúng ta giết chết kẻ thù, giử thế mạnh cho những ngày tới .
Mọi người đang chết đói, họ ăn thịt nhau, đường xá đầy ngặp xác người, đây đúng là lúc thuận lợi và duy nhứt để chúng ta tịch thu hết tài sản của Giáo hội, không tội nghiệp, thanh toán ngay mọi chống đối . Chỉ có lúc này, quần chúng sẽ ủng hộ ta hoặc họ không ủng hộ Giáo hội hay thiểu số tư sản phản động chống lại ta… Như vậy tôi (Lê-nin) kết luận cụ thể là ta tiêu diệt được đám tăng lữ một cách tàn bạo để mọi người nhớ đời . Số người bị giết nhiều càng tốt cho ta . Nhờ đó ta cho chúng nó một bài học là đừng bao giờ hồng chống lại ta » .

Hằng ngày, Lê-nin nhắc báo cáo cho ông số tăng lữ bị hành hình . Ít tháng sau, ông nhận được báo cáo có 8000 linh mục, nữ tu bị xử tử không cần xét xử hoặc có đưa ra tòa án nhơn dân .

Một năm sau « Chánh sách Kinh tế mới » (NEP ) ban hành, Lê-nin kết thúc giai đoạn « cộng sản chiến tranh», tổ chức quan hệ mới chánh quyền bô-sơ-vít với xã hội nhưng chánh sách mới từ đây là « lê-nin-nít khủng bố » vả « thanh lọc quốc gia, thanh lọc xã hội, thanh lọc tất cả những kẻ thù, tất cả những thành phần có hại cho xã hội », tất cả những « thành phần ăn bám  » …

Trong tất cả tài liệu do Lê-nin viết, Lê-nin luôn luôn kêu gọi mở rộng khủng bố xã hội vì đây là động cơ của giai cấp đấu tranh . Và khi cướp được chánh quyền thì giai cấp đấu tranh là hình thức đấu tranh tiếp tục. Trong một buổi nói chuyện trước quần chúng cách mạng tại Nhà Nhơn dân, Lê-nin lấy làm tiếc, năm 1905, nông dân chỉ tiêu diệt có 1/15 cơ sở nông nghiệp, 1/15 của cái phải thủ tiêu vỉnh viển vì ô nhiểm mùi tanh hôi địa chủ .

Lê-nin dạy « bạo lực có tổ chức và có hướng dẫn » sẽ khai thông dòng lịch sử trong những quốc gia kém phát triển và một khi « quá khứ đã thanh toán sạch » .

Với Lê-nin, chánh sách thanh lọc không chỉ giới hạn ở xã hội, mà còn áp dụng trong đảng, trong cán bộ hành chánh, …Nhưng cách thức khác hơn với xã hội, nó chính xác như đi từ thanh toán cá nhơn tới giam giử tập trung hoặc cho đi lao động cải tạo .

Lê-nin hỏi phải ứng xử thế nào với những cán bộ đảng viên không thiệt cộng sản ? Những phần tử xâm nhập vào đảng để « lặn sâu, trèo cao » ? Phần tử này, Staline gọi là « hai mặt » .

Lê-nin dạy phải chậm rải, kỷ lưởng nhưng phải « thanh toán sạch », « quét sạch », và « thanh toán nữa, quét nữa, làm hoài … » .

Có người hỏi « Giửa Lê-nin và Staline, ai dữ hơn ? » . Viatcheslav Molotov, người phục vụ dưới trướng cả hai, không ngần ngại trả lời :

- Lê-nin, chớ còn ai nữa !
« Vì chính ông ấy đã đào tạo tất cả chúng tôi . Nếu hình ảnh Staline có bị phai nhạt vì nhà độc tài khát máu, bị hạ bệ, thì Lênin, trái lại, vẫn chiếm giử ngôi vị thần tượng nhà cách mạng, nhà chiến lược, người cướp chánh quyền, sáng lập chế độ cộng sản, chẳng rìêng ở xứ Nga mà cả ở nhiếu nơi trên thế giói ngày sau này » .

Nhưng ngày nay, ở nhiều nơi ở Đông Âu và xứ cộng sản củ, tượng Lê-nin đã bị dân chúng lật đổ, tháo bù-lon . Cách đây không lâu, Lê-nin bị dân chúng Ukraine hạ bệ .

2 – Sự nghiệp cách mạng cộng sản của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh là người việt nam đầu tiên theo cộng sản . Và thiết lập chế độ cộng sản sau khi làm cách mạng tháng 8/1945, cướp được chánh quyền sau khi Chánh phủ Trần Trọng Kim từ nhiệm . Ông bắt đầu áp dụng những bài học lê-ni-nít : ra lệnh (thanh lọc) giết tất cả những người kháng chiến yêu nước thật sự không cộng sản . Ở trong Nam, ông chỉ thị Trần văn Giàu lập một danh sách 2500 trí thức để lần lược thanh toán (Hồi ký Trịnh Hưng Ngẫu) .
Ở Hà nội, ông khủng bố trí thức, văn nghệ sĩ một cách ác ôn chưa từng thấy . Vâng lệnh Mao Trạch-đông ngày 2/3/1953, Hồ Chí Minh ban hành lệnh làm cải cách ruộng đất, ông giết không dưới 500 000 người vô tội vì tuân theo tiêu chuẩn do Tàu đưa ra phải đủ 5, 65% địa chủ .

Cùng với cải cách ruộng đất, còn là cuộc thanh lọc hàng ngũ quân đội, cán bộ gốc kháng chiến yêu nước thật sự, không thuộc bần nông, cố nông, không cộng sản, dưới sự cố vấn chỉ đạo của Trưởng đoàn Kiều Hiếu Quang, Phó Bí thư Quảng Tây . Theo Kiều Hiếu Quang, áp dụng thuyết mác-lê, thanh lọc sạch để đưa «gìai cấp vô sản » lên lãnh đạo cách mạng việt nam nhưng thực tế, là Kiều Hiếu Quang chọn thay thế bằng những ngưởi mà anh ta tin vì vô học, gốc bần cố nông .

Cuộc thanh lọc này gìết hại hơn 3000 người kháng chiến yêu nước thật sự .

Riêng trường hợp Bà Năm, người cống hiến tài sản ủng hộ kháng chiến, có 3 người con đi quân đội, bị giết trong cải cách ruộng đất vì qui tội địa chủ . Hồ Chí Minh, sau khi khóc thương tiếc cái chết của người phụ nữ, viết một bài báo kết tội Bà Năm là địa chủ ác ôn với những tội do Hồ Chí Minh bịa ra, dưới tên CB (Của Bác / Can Bộ – được xác nhận là của Hồ Chí Minh) . CB đúng là một tên đại gian, đại ác và cực kỳ hèn hạ chỉ vì muốn giử tác phong chuyên chính vô sản !

Tổng kết sơ khởi sự nghìệp cách mạng cộng sản của Hồ Chí Minh từ lúc cướp được chánh quyền, giết được 700 000 người dân việt nam vô tội (500 000 trong cải cách ruộng đất và 200 000 dân trong Miền nam, theo báo Anh, bài trước) .

Nếu Hồ Chí Minh không theo Lê-nin, yêu nước thật sự, có thêm chút học thức, có thể tranh đấu giành độc lập cho Việt nam được không ? Được lắm chớ . Tại sao cứ phải cộng sản mới lấy được độc lập ? Mà có độc lập không từ 1954 tới nay ? Có Tự do, có Hạnh phúc không ? Có gì quí hơn độc lập, tự do không ?

Nhìn lại lịch sử

Trong lúc Hồ Chí Minh chạy theo Quốc tế cộng sản học làm chiến tranh bạo lực giải phóng dân tộc thì 11 nước ở Đông Nam Á lần lược thu hồi độc lập, không đổ máu như 3 nước Đông dương có cộng sản can thiệp. Và nhờ độc lập thật sự không bị lệ thuộc hệ thống cộng sản mà ngày nay họ đều phát triển, Việt nam trong 30 năm nữa chưa chắc theo kịp .

Năm 1919 tại Hội Quốc Liên ( tiền thân của Liên Hiệp Quốc), Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đề xướng quyền Dân Tộc Tự Quyết để khuyến cáo các Đế Quốc Tây Phương từng bước trả tự trị và độc lập cho các thuộc địa Á Phi. Từ đó trào lưu tiến hóa tất yếu của lịch sử là sự giải thể từ từ các Đế Quốc Tây Phương. Cũng trong năm này, Đế Quốc Anh đã trả chủ quyền độc lập cho Canada tại Bắc Mỹ và A Phú Hãn tại Nam Á .

Năm 1941, khi Thế Chiến II còn đáng tiếp diễn, theo đề nghị của Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt, các Đế Quốc Tây Phương Anh, Mỹ, Pháp, Hòa Lan họp nhau tại Newfoundland, Canada, để công bố Hiến Chương Đại Tây Dương theo đó, các thuộc địa và bảo hộ Á Phi sẽ được trao trả độc lập khi Chiến Tranh kết thúc.

Qua mùa xuân 1945, với sự đầu hàng của Đức Quốc Xã, 50 quốc gia đồng minh họp tại San Francisco để thành lập Liên Hiệp Quốc và ban hành Quyền Dân Tộc Tự Quyết .

Tìếp theo, từ 1946 đến 1949, các Đế Quốc Mỹ, Anh, Pháp, Hòa Lan đã lần lượt tự giải thể để trả độc lập cho :

- l946 : Phi Luật Tân thuộc Hoa Kỳ, Syrie và Liban thuộc Pháp
- l947 : Ấn Độ và Đại Hồi thuộc Anh.
- l948: Miến Điện, Tích Lan và Palestine thuộc Anh.
- l949: Việt Nam, Ai Lao, Cao Miên thuộc Pháp, và Nam Dương thuộc Hoà Lan .

Như vậy Hồ chí Minh không phải là người tiên phong phất ngọn cờ giải phóng dân tộc cho các quốc gia bị đô hộ .

Làm cộng sản, giết dân, tìêu diệt sản xuất xã hội, phá hoại luân thường đạo lý, Hồ chí Minh không gì khác hơn là tên tội phạm diệt chủng, tức tên tội chống nhơn loại .

Hồ chí Minh sẳn lòng làm những chuyện gian ác tàY trời như vậy chỉ để thỏa mản tham vọng làm quan, quan cộng sản , để phục hận cha bị bải chức, lưu đày biệc xứ, bản thân phải tha phương cầu thực !

Có làm quan cộng sản, thì cũng chẳng có gì đáng lấy làm danh dự . Bởi cộng sản chỉ đi vào lịch sử bằng ngả sau, với thái độ lắm lét, trốn tránh . Chỉ một khi đứng được trên sân khấu lịch sử thì bắt đầu kèn trống, hia mảo, công kênh nhau lên .

Ngày nay vẫn còn những người bênh vực Hồ Chí Minh và cộng sản vì họ không thể cộng sản được và không bao giờ dám sống thật sự tại nước cộng sản . Cũng giống như những người hồi giáo, tìm tới những nước không hồi giáo ở, hưởng phúc lợi xã hội ở đó, nhưng thích tranh đấu cho hồi giáo .

Thế mới hợm mình!

© Nguyễn văn Trần
© Đàn Chim Việt
.
.
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ NHẰM ĐÁNH GIÁ VỀ Ý NGHĨA VÀ VỊ TRÍ CỦA ÔNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CẬN ĐẠI CỦA ĐẤT NƯỚC TA
Ông Hồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử cũng giống như bao nhân vật lịch sử quan trọng khác của đất nước, bởi vậy đánh giá ông Hồ phải đánh giá đúng mức, không thể quá đề cao hay quá hạ thấp ý nghĩa và vị trí của ông trong lịch sử cận đại của nước ta. Bởi nếu đánh giá cao quá chỉ mang tính cách tâng bốc một chiều tầm thường, còn đánh giá thấp quá có thể lệch lạc, chủ quan, thiếu đúng đắn.
Thật vậy đánh giá một người hay một đối tượng sự việc luôn luôn tùy trình độ nhận thức và bản chất của người đánh giá. Trình độ là khả năng nhận thức, năng lực phân tích suy luận, và bản chất là có ngay thẳng, trung thực, vô tư và vì lợi ích chung của đất nước, dân tộc hay không.
Ngoài ra đối với mọi nhân vật chính trị, không thể không xem xét đến ý nghĩa tham vọng cá nhân riêng, tinh thần công tâm công lý của họ, cả hoàn cảnh, sự may mắn, ý nghĩa của sự thành công và sự nghiệp mang lại đích thực gì cho dân cho nước mà họ có.
Có nghĩa đánh giá về ông Hồ không thể không đánh giá về học thuyết Mác cũng như sự nghiệp của Lênin. Bởi xuất phát điểm hay mục đích của ông Hồ không thể tách rời được với ý nghĩa và tính cách của học thuyết Mác, cũng không tách được hệ thống đệ tam quốc tế cộng sản do Lênin sáng lập, xây dung và điều hành.
Nói khác đi không có các yếu tố như trên cũng không thể có sự thành công của sự nghiệp bản thân của ông Hồ. Nhưng rất tiếc sự nghiệp của Lênin sau 70 năm đã hoàn toàn phá sản ở Nga và các nước cựu XHCN khác. Và đến ngày nay, học thuyết Mác cũng đã hoàn toàn mất hết uy tín ban đầu và mọi người trên thế giới đều biết về mọi nhược điểm và thất bại khách quan, tự nhiên không thể chối bỏ được của nó.
Như thế không thể bảo ông Hồ là người theo chủ nghĩa dân tộc được, mà thực chất ông là người theo chủ nghĩa quốc tế vô sản mà ai cũng rõ. Đó là giai đoạn sau khi ông Hồ đã đi vào hệ thống hoạt động của đệ tam quốc tế như một thành viên, một cán bộ quốc tế mà không phải là người ái quốc hoàn toàn độc lập nữa. Còn chuyện các thư từ ông gởi cho Pháp để xin học trước đó trong trường đào tạo thuộc địa của Pháp, có thể xem như khuynh hướng ban đầu lúc ông chưa tự định hướng rõ ràng theo hoàn cảnh thúc đẩy về sau này của ông.
Mà ai cũng biết khi đã vào hoạt động trong hệ thống cộng sản thì đã như đã cỡi trên lung cọp, không thể nào tách rời, tách riêng hay xuống lung cọp được nữa. Suốt đời phải hoạt động theo hướng đó bởi do tính cách khắc nghiệt của tổ chức, đó cũng là hoàn cảnh suốt đời của ông Hồ, và ai cũng biết về cuối đời, ông còn bị khống chế cả bởi nhóm trẻ hơn như Lê Duẩn hay Lê Đức Thọ cũng chỉ như thế.
Nên cái cơ bản chính là mục đích không tưởng của chủ thuyết Mác cũng như nguyên tắc chuyên chính của nó. Nguyên tắc này đã được Lênin tổ chức thực tế hiệu quả và sau này còn được Stalin cũng như Mao Trạch Đông gia cố hơn rất nhiều nữa. Mà mọi cãi cốt lõi đều không ra ngoài chính nguyên lý bạo lực và nguyên lý tuyên truyền. Nên đây là con đường một chiều mà ông Hồ khi đã đi vào trong đó rồi thì dù muốn dù không, dù tài cán cỡ nào cũng đều không thể thoát ra được nữa.
Thế nên nếu bảo đây là lỗi, rõ ràng lỗi lý thuyết là chính. Bởi vì chính mặt lỗi lý thuyết đã đưa đến lỗi hệ thống và lỗi thực tế tức trong đời sống cụ thể hiện thực. Các thất bại về kinh tế trong thời kỳ của Lênin ở Nga, của Mao ở Trung Quốc, ở mọi nước cộng sản nói chung trong đó kể cả Việt Nam trong các giai đoạn bao cấp đều nói lên rất rõ điều đó.
Đặc biệt chính sách đấu tranh giai cấp sai lầm mà hậu quả là đấu tố, hợp tác hóa bằng cưỡng bức, cải cách ruộng đất theo kiểu cảm tính phi khoa học, mà cụ thể như ở miền Bắc nước ta năm 1953 do học từ Trung Quốc mà ra, trong đó có vụ điển hình về bà Nguyễn Thị Năm, một tư sản dân tộc, mà ông Hồ đã thông qua một phần nào, đều nói lên tính cách bị động hay phải tuân thủ kỹ luật tập thể của ông trong nguyên tắc lãnh đạo tập thể của xã hội cộng sản mác xít lêninít.
Như vậy nên nếu chỉ phân tích ông Hồ như một người yêu nước kiểu độc lập hay kiểu tư sản thì hoàn toàn không đúng, bởi như vậy là lấp liếm, bất chấp sự thật khách quan và cũng không nhằm chân lý lịch sử đúng đắn thật sự. Bởi thế luận các mặt về ông Hồ là phải luận trong chuỗi hệ thong của con đường mà ông gia nhập. Điều đó ảnh hưởng tới đất nước và dân tộc như thế nào chỉ là hệ lụy hay hệ luận của nó, tức đó chỉ là kết quả mà không hề là nguyên nhân ngược lại.
Hơn thế nữa, ngày nay mọi sử gia chân thực nhất cần phải tìm ra các tài liệu trong các thư tịch và hồ sơ tại Pháp về ý định quay lại Việt Nam khi đó của chính phủ Pháp thế nào, nguyên nhân do đâu, có thể mới xác lập được thực tế ý nghĩa và vai trò của ông Hồ trong tính cách 9 năm chiến tranh chống Pháp. Điều đó cũng cho thấy được ý nghĩa cuộc chiến tranh này là nhằm xây dung chủ nghĩa cộng sản mác xít tại nước ta hay chỉ nhằm giải phóng dân tộc thuần túy như các sách báo tuyên truyền chính thống vẫn thường nói.
Nên tóm lại, mọi sự đánh gia của mọi bên về ông Hồ đều không thể đầy đủ, không thể đích thực, không thể sâu xa được. Trái lại chính lịch sử nói chung sau này mới đánh giá được khách quan, trung thực và toàn diện nhất. Đó là lý do để mọi người cần sống lâu hơn nữa và kiên nhẫn cũng như cố gắng để chờ xem, vì càng lùi xa vào quá khứ lịch sử sẽ càng ngày cáng sáng tỏ ra, càng minh bạch, sáng suốt, trầm tĩnh và nhiều tính cách phong phú, đầy đủ thêm. Bởi chỉ cần đọc bài thơ do Hồ Chí Minh làm vào năm 1953 khi đến thăm đền Kiếp Bạc thờ Hưng Đạo Vương cùng với toán bộ đội cũng hoàn toàn thấy rõ được toàn bộ chí hướng của ông ta rồi, đâu thể nào tự tiện phiên diễn đi khác được nữa.
Võ Hưng Thanh
(19/6/15)

---------------
Minh Đức says:
Bài viết của ông Lê Kỳ Sơn này nhằm chứng tỏ ông Hồ Chí Minh là người yêu nước chứ không phải là người cộng sản. Những điểm đưa ra để chứng minh rằng ông Hồ Chí Minh là người yêu nước thật ra không nói lên dược điều gì vì một người theo đúng sách lược của Lê Nin thì dùng chủ nghĩa quốc gia làm chiêu bài để đi đến cái đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Việc mà ông Hồ Chí Minh chống Pháp là việc làm của một người yêu nước thật hay là một người dùng chủ nghĩa quốc gia làm cái vỏ để đi đến chủ nghĩa cộng sản? Không có gì khác nhau nhiều giữa những những người yêu nước chống xâm lăng thật và những người dùng yêu nước chống xâm lăng làm chiêu bài trong một giai đoạn. Cái khác nhau là sau khi đoạt được quyền lực rồi thì người đó tiếp tục đi đến chủ nghĩa cộng sản hay là đi theo một con đường nào khác. Sau khi đã đoạt được quyền lực rồi thì ông Hồ Chí Minh tiếp tục đi theo con đường chủ nghĩa cộng sản.
Một người yêu nước thật không thể nào viết bài vu khống cho bà Nguyễn Thị Năm, một người đã hết lòng giúp công cuộc chống Pháp, rồi đem xử bắn. Một người yêu nước thật sự không thể nào chấp nhận Trung Quốc lấy Hoàng Sa, Trường Sa mà vẫn tiếp tục xin Trung Quốc viện trợ, vẫn ca tụng đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Những gì ông Lê Kỳ Sơn đem ra chứng minh ông Hồ là người yêu nước lấy từ sách của Trần Dân Tiên, từ Hồ Chí Minh Toàn Tập nghĩa là lấy các bài của ông Hồ Chí Minh viết . Nếu ông Hồ dùng chiêu bài yêu nước chống xâm lăng để sau đó đi đến chủ nghĩa cộng sản thì ông Hồ phải viết sao cho người đọc tưởng ông Hồ là người yêu nước thật chứ. Nếu ông Hồ không làm cho người dân tin ông là yêu nước thật thì ông đã không trở thành một lãnh tụ được.
Ông Hồ có theo chủ nghĩa CS thật thì mới tịch thu ruộng đất, xóa bỏ tư hữu đất đai, cấm tư nhân buôn bán.
Nếu ông Hồ quả là người yêu nước thì ông Hồ cũng phải chống Trung Quốc giống như chống Pháp vì Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam . Cùng là kẻ xâm phạm lãnh thổ mà ông Hồ chỉ chống Pháp mà không chống Trung Quốc vì Pháp là tư bản còn Trung Quốc là cộng sản. Ông Hồ chỉ chống Pháp mà không chống Trung Quốc thì ông Hồ theo chủ nghĩa cộng sản, không theo chủ nghĩa quốc gia.





No comments: