Henry S. Rowen *
Tường Minh dịch
* Henry S. Rowen: Thành viên cao cấp của Viện Hoover, giám đốc danh dự của trung tâm nghiên cứu Châu Á- Thái bình dương mang tên Shorenstein, Giáo sư danh dự trường đào tạo kinh doanh thuộc Đại học Stanford, đồng giám đốc chương trình Sáng tạo và Kinh doanh , đồng chủ biên tạp chí “Săn tìm sự sáng tạo ở Trung Hoa Đại lục” ( NXB Đại học Stanford 2008)…
------------------------
Những thay đổi to lớn trong tương lai gần ở Trung Quốc có lẽ sẽ gây sốc cho mọi người. Nền kinh tế phát triển rất nhanh trong nhiều năm, đạt tỷ lệ tăng trưởng trung bình 9% suốt hơn 3 thập niên đã tạo nên vóc dáng của một quốc gia có vai trò chủ chốt trong thương mại và tài chính, đồng thời với điều đó là ảnh hưởng về chính trị và quân sự cũng ngày càng được nâng cao. Sự tăng trưởng không chỉ có ý nghĩa quốc tế lớn mà sớm hay muộn nó còn gây ra những hiệu ứng chính trị – xã hội sâu sắc trong nước.
Có hai loại hình thay đổi thường gặp : chính trị và kinh tế . Trình tự diễn biến của chúng sẽ có ảnh hưởng nhiều lên những tác động trong cuộc sống và thông thường trình tự đó mang tính bất định. Nhưng dù sao chăng nữa , những gián đoạn lớn sẽ xảy ra trước năm 2020.
Những thay đổi về xã hội
Cái gì trước ,cái gì sau có thể tạo ra những khác biệt đáng kể. Một đằng cứ tin là sự tăng trưởng của TQ ắt dẫn đến sự đổi thay về chính trị (Đặng Tiểu Bình đã nói với cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ George Shultz vào năm 1988 rằng TQ sẽ dân chủ sau 50 năm nữa, có lẽ với hàm ý rằng : “hãy quên điều đó đi”), tuy nhiên lại là một chuyện khác nếu trông mong vào những thay đổi chính trị trong thập niên này – và đó cũng chính là lập luận được đưa ra ở đây. Tuy nhiên sự đời lại không đơn giản ( và chẳng bao giờ là đơn giản cả) ; có một dòng suy nghĩ và lập luận được bàn đến ở phần tiếp sau đây lại cho rằng, khả năng diễn ra một sự suy giảm kinh tế đột ngột trong giai đoạn này là chắc chắn. Người ta không thể trông đợi các sự kiện dự phóng đó xảy ra một cách độc lập, bởi lẽ , những xáo trộn chính trị sẽ làm thương tổn nền kinh tế và sự suy giảm kinh tế chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả về chính trị. Tương tác giữa những viễn cảnh như là sự lộn xộn về chính trị và / hoặc cú sốc kinh tế chỉ có thể là các phỏng đoán được bàn tới ở đây.
Giới hạn khung thời gian mà các sự kiện trên có thể diễn ra ( trên cơ sở giả thiết rằng TQ vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh ) là năm 2015 và có thể tính chênh thêm lên vào những năm tiếp sau đây. Yếu tố chung để xác định mốc thời gian này là thời điểm mà TQ đạt mức thu nhập GDP tính theo đầu người là $17,000 ( trên cơ sở sức mua của năm 2005). Đó là ngưỡng tối thiểu để đạt được trạng thái “ tự do một phần” đối với các quốc gia không giàu có nhờ vào dầu lửa theo đánh giá của tổ chức phi chính phủ chuyên theo dõi nhân quyền và tiến bộ xã hội Nhà Tự Do- Freedom House. Ở mức này thì đa phần nhân dân được thụ hưởng trạng thái “ tự do”. Trình độ giáo dục cũng là một yếu tố thúc đẩy tự do và điều này vẫn đang tăng lên đều đặn ở TQ. Mặc dù hiện nay thì TQ còn đang nằm sâu trong trạng thái “ không tự do”, thế nhưng giả thiết rằng tăng trưởng bền vững ở mức 9-10% / năm thì quốc gia này sẽ đạt chuẩn tự do vào năm 2015; Nếu tăng trưởng bị chậm lại còn 7% / năm như Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nêu thì chuẩn này cũng sẽ đạt được không muộn hơn năm 2017. (Chính xác hơn, với mức tăng trưởng cao liên tục thì khả năng 50/50 TQ sẽ công bố đạt chuẩn tự do vào năm 2017 có tính đến mức chênh tăng lên sau đó).
Một điều dễ hiểu là đa phần các cuộc tranh luận đều đề cập tới vấn đề tự do chính trị hay khả năng mà người dân được lựa chọn lãnh đạo . Freedom House có 2 chỉ số về tự do : một là các quyền chính trị và hai là các quyền tự do dân sự (những quyền này tương đồng với Dự luật về Quyền Tự do của Mỹ). Theo các chuẩn mực đó thì TQ hiện nay ở mức đội sổ về quyền chính trị và trên đội sổ một bậc về các quyền tự do dân sự. Không có tranh luận gì về cách đánh giá tự do chính trị vì một quốc gia Leninist mà trong đó đảng cộng sản kết hợp tự do hóa nền kinh tế với sự quản lý chặt chẽ về chính trị thì sẽ phải như vậy. Tuy nhiên tự do hóa đời sống kinh tế lại đang gây ra những hậu quả xã hội sâu sắc mà nền móng của nó chính là sự thịnh vượng. Rõ ràng sự thịnh vượng đã hình thành không đồng đều và có tính chia cắt xã hội. Phần đông tầng lớp trung lưu đã ra đời và tập trung ở các đô thị phía Đông, nơi mà khu vực tư nhân phát triển mạnh, báo chí được tự do hơn so với một thập kỷ trước và tự do hơn hẳn nếu so với 30 năm trước (nhưng với phát ngôn chính trị thì rõ ràng vẫn không tự do),thị trường lao động được nới rộng hơn, giấy phép cư trú ở thành phố ít mang tính bắt buộc hơn xưa, các buổi hành lễ tôn giáo thường bị quấy rối nhưng nói chung được khoan dung, hệ thống pháp luật tiến bộ dần dần và người dân ngày càng cảm thấy có nhiều quyền hơn (không phải là các quyền theo những giá trị truyền thống Trung Hoa) . Sự thịnh vượng rõ ràng tuy không đồng đều và mang tính chia cắt xã hội nhưng một lần nữa cần nhắc lại là nó đã sản sinh ra một giai cấp trung lưu tại các thành phố ở phần phía Đông của TQ. Theo tiêu chuẩn của Freedom House thì những chuyền biến này đánh dấu một sự tiến bộ về quyền tự do dân sự.
Xét về mặt tiêu cực, gần đây đã diễn ra đàn áp bất đồng chính kiến với ngôn từ uyển chuyển là giữ gìn” sự ổn định”. Điều này là khó hiểu tại sao lại xảy ra khi mà sự cầm quyền của đảng có vẻ rất vững mạnh. Việc chuyển giao quyền lực cho êkip các nhà lãnh đạo tiếp theo dường như đã hoàn tất, trong khi đó lại nổ ra nhiều cuộc biểu tình của quần chúng ở các khu vực ngoại biên không gốc Hán. Quả thực là mối lo ngại của bộ máy quan liêu về một sự hỗn loạn chính trị đang nhấn chìm thế giới Ả Rập có thể sẽ lan tới TQ với ký ức về sự kiện Thiên An Môn năm 1989 , chắc còn chưa phai mờ trong tâm trí các nhà lãnh đạo đảng đã đóng một vai trò quan trọng. Họ đã bị bất ngờ bởi sự nổi dậy ở Đông Âu mà điểm đỉnh là sự sụp đổ của Liên Xô và nhìn thấy đó là hiểm họa cho sự lãnh đạo của đảng. Nếu một đảng đi theo đường lối Lê nin nít thì không thể không tỏ ra quá thận trọng được.
Điều đáng tiếc là gần đây TQ đã đàn áp bất đồng chính kiến với cách giải thích là “gìn giữ sự ổn định”.
Tình hình TQ cần phải được xem xét trong khung cảnh chung của toàn thế giới, nơi mà mối tương quan giữa phát triển kinh tế và dân chủ, tự do được thể hiện rất mạnh mẽ. Có 3 khả năng xảy ra liên quan đến mối tương quan này: 1) Phát triển có thể dẫn đến dân chủ;2) Dân chủ có thể sẽ thúc đẩy phát triển;3) có một lý do chung thúc đẩy cả hai . Khả năng thứ nhất, phát triển dẫn đến dân chủ là giả thiết của Seymour Martin Lipset (nhà nghiên cứu xã hội học Mỹ, từng là thành viên cao cấp của Viện Hoover – ND) theo đó thì chỉ có xã hội nào mà người dân được giáo dục và sống sung túc mới chống lại được những lời kêu gọi của các nhà chính trị mị dân. Một nền dân chủ bền vững bao hàm sự tích tụ các hình thức vốn về con người, xã hội và vật chất. Giáo dục hỗ trợ phát triển và sự dạy dỗ ở nhà trường làm cho các cuộc cách mạng dân chủ chống độc tài chắc thắng hơn đồng thời nó cũng sẽ giảm khả năng thắng lợi của những cuộc đảo chính nếu xảy ra.
Sau khi đã phân tích trên 100 quốc gia , Robert Barro ( GS kinh tế ĐH Harvard,đại diện của trường phái Tân cổ điển, một trong 10 nhà kinh tế suất sắc nhất hiện nay – ND) đã thiên về quan điểm của Lipset và chỉ ra rằng thu nhập và trình độ giáo dục cơ sở càng cao thì sẽ hứa hẹn nhiều tự do hơn – tuy nhiên với một độ trễ đáng kể về thời gian giữa sự xuất hiện của yếu tố thuận lợi cho quyền bầu cử và các hình thái thể hiện của nó trong chính trị. Về vấn đề giáo dục, năm 2000 khối cư dân trên 25 tuổi ở TQ trung bình chỉ được đào tạo trong trường học có 5.74 năm. Hiện nay đang có những nỗ lực cải cách nền giáo dục , đặc biệt là ở các vùng nông thôn và cả trong lĩnh vực sau phổ thông. Cho tới năm 2025 trung bình một người TQ trên 25 tuổi sẽ được đào tào chính thức 8 năm trong trường. Chiếc cối xay gió của ngành giáo dục quay chậm nhưng thời gian trôi đi nó sẽ đem lại những hiệu quả khổng lồ. Barro quy kết sự chậm trễ này cho quán tính của các thể chế chịu ảnh hưởng bởi các thay đổi của những biến số mang tính kinh tế và xã hội.Ông cũng ghi nhận rằng sau khoảng 2 thập kỷ thì “ mức độ dân chủ sẽ gần như được định đoạt hoàn toàn bởi các biến số kinh tế và xã hội”.
Nhãn quan này đã giúp hiểu được tại sao một đất nước đang phát triển nhanh như TQ lại được xếp hạng về tự do dưới mức thu nhập hiện nay mà nhẽ ra có thể phải cao hơn.
Adam Przeworski (GS ĐH New York về Chính trị và Kinh tế – ND) và các đồng tác giả của ông cũng thấy rằng trình độ phát triển kinh tế là yếu tố có thể chỉ ra một cách chính xác nhất phạm vi ảnh hưởng của các dạng chế độ chính trị khác nhau.Tuy nhiên, cách diễn đạt của họ lại cho thấy khả năng sinh tồn siêu đẳng của những nền dân chủ giàu có khi so sánh với những nền dân chủ đạt được từ nền độc tài khi đã trở nên giàu có hơn. Các nhà nghiên cứu này đã ghi nhận rằng : mức thu nhập của một quốc gia càng cao thì lợi thế của chế độ dân chủ ở quốc gia đó càng có xu hướng bền vững.
Trong nội bộ ĐCS TQ người ta cảm thấy ít hơn sự ngăn cản thể hiện những lời ca thán, vốn có rất nhiều.
Barro và Przeworski phát hiện thấy dân chủ không trực tiếp đưa tới mức tăng trưởng cao hơn. Quan điểm này lại được củng cố thêm bởi Torsten Persson (Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Thụy điển – ND) và Guido Tabellini (GS Đại học Bocconi Italy – ND) là những người tin rằng bằng chứng để cho thấy dân chủ hóa có thể tạo ra tăng trưởng kinh tế là không đủ mạnh mẽ và thuyết phục. Họ viết rằng “dân chủ” chỉ là một lập luận kém sắc xảo trong khi đó các khía cạnh mang tính thể chế lại rất có ý nghĩa . Do vậy, bức tranh lý luận vẫn còn chưa rõ nét và tài liệu viết về vấn đề này cũng rất khác nhau.
Khả năng thứ ba, đó là dân chủ và phát triển có cùng một nguyên nhân , điều này đã được Daron Acemolu (GS Đại học MIT , Hoa Kỳ – ND) và một số đồng tác giả với ông ủng hộ. Các tác giả này lập luận rằng “ mặc dù thu nhập và dân chủ có mối tương quan cùng chiều nhưng không có bằng chứng về hiệu ứng nhân quả giữa chúng , mà thay vào đó các nhân tố lịch sử hình như đã định hình những con đường phát triển chính trị và kinh tế khác nhau đối với các xã hội khác nhau dẫn tới một sự liên kết tích cực giữa dân chủ và thành tích kinh tế”. Các học giả này nhìn nhận rằng những con đường phát triển của chính trị và kinh tế là gắn kết với nhau. Một số quốc gia tiến hành phát triển dân chủ cùng với tăng trưởng kinh tế trong khi các quốc gia khác lại đi theo con đường độc tài, đàn áp và hạn chế tăng trưởng .
Cho dù có giải thích như thế nào đi chăng nữa thì quá trình dân chủ hóa TQ sẽ không phải là một điều gì bất bình thường ở Đông Á với Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan được Free House xếp hạng “ tự do” còn Singapore cũng thuộc hàng “ tự do một phần”. Các quốc gia đó cho thấy nền dân chủ kiểu Phương Tây hoàn toàn có thể bắt rễ trong các xã hội chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa.
ĐCS TQ đã hé mở chút ít tự do trong việc bầu cử vào các tổ chức chính trị từ năm 1988 nhưng chỉ ở vùng nông thôn. Cho tới giữa những năm 1990 có tới 90% những người đứng đầu các ủy ban, hội đồng đã được bầu ra theo phẩm hạnh . Tuy nhiên những yêu cầu như cá nhân có thể trực tiếp giới thiệu và đảm bảo số dư ứng cử viên, giữ bí mật thùng phiếu, công khai kiểm phiếu, công bố ngay kết quả và xem xét lại thường kỳ quy trình bầu cử không phải lúc nào cũng được tuân thủ. Mấy năm trước đã tưởng là việc bầu cử như vậy sẽ được áp dụng ở thành phố nhưng điều đó đã không xảy ra.
Bối cảnh hiện nay là ĐCS phải đối mặt với tình hình đã khác xưa, khi mà người dân ít bị cấm đoán bầy tỏ những bức xúc của mình vốn rất nhiều và dễ bị bùng nổ bởi các sự kiện mà trong đó chính quyền phạm sai lầm. Ví dụ như cách phản ứng của người dân đối với vụ tai nạn tàu cao tốc vào tháng 7 /2011. Tai nạn thật khủng khiếp nhưng điều đã gây tức giận trong nhân dân chính là cách mà chính quyền định che dấu nó (theo nghĩa đen thì chính quyền đã hấp tấp chôn cả toa tàu lẫn thi thể các nạn nhân).
Một trong những hình thức mà nhân dân thể hiện sự bất bình của mình đã được chính quyền gọi là “ những sự lộn xộn đông người”. Không tính đến những cái khác, đó có thể là hỗn hợp giữa đình công với biểu tình phản đối hành vi bất công của cảnh sát, sự chiếm đoạt đất đai của nông dân do chính quyền và cấp ủy địa phương thực hiện nhằm phục vụ lợi ích riêng và còn là những cuộc phản đối của thành phần dân cư không phải là người Hán nhằm vào thái độ kỳ thị chủng tộc mà họ phải gánh chịu. Năm 1995 có khoảng 10,000 cuộc biểu tình; một thập niên sau con số này đã tăng 10 lần. Nay thì chính phủ đã ngưng đưa ra con số báo cáo nhưng theo số liệu không chính thức thì năm 2010 có khoảng 160,000 vụ. Những người phản đối thường tránh thách thức trực tiếp quyền lực của ĐCS, tìm cách trích dẫn những quyền lợi được ghi trong văn kiện đảng, trong luật lệ , các quy định của Quốc Vụ Viện và các bài diễn văn của lãnh đạo ĐCS. Những người biểu tình phản đối cũng có xu hướng thận trọng khoanh vùng các vấn đề có liên quan tới địa phương mình mà thôi. Cũng không nên giả định rằng các cuộc biểu tình phản đối ở nông thôn sẽ đe dọa nghiêm trọng chế độ vì lẽ nhân dân hiểu rõ vai trò của biểu tình trong lịch sử và đôi khi các nhà lãnh đạo còn khuyến khích chúng như một phương pháp đấu tranh nhằm loại trừ các quan tham ở địa phương. Thế nhưng vào lúc này đây, nếu đó không phải là những dấu hiệu cho thấy ĐCS bắt đầu lung lay thì cũng chứng tỏ tính không chính danh của đảng.
Sự bối rối và lúng túng của chính quyền phản ánh những thay đổi sâu sắc đang diễn ra trong xã hội. Như Geoff Dyer (nhà văn Anh – ND) đã viết hồi tháng 10/2010 trên tờ Thời báo tài chính :
“Bị tù 11 năm vì tổ chức kiến nghị đòi dân chủ, ông Lưu Hiểu Ba là một hình mẫu của cải cách chính trị , thế nhưng theo những cách nhìn khác ông ta không phải là thách thức chủ yếu đối với chính quyền…Ông Lưu là một phần của thế hệ cũ gồm những nhà li khai đã bị cách li sau sự kiện trên quảng trường Thiên An môn. Rất ít người dân TQ được nghe về ông.
Thay vào đó là áp lực mang tính lan tỏa hình thành từ nhiều nguồn hơn. Đó là những cư dân ngoại ô giàu có biết khéo léo tổ chức những cuộc biểu tình phản đối lớn một khi quyền lợi về tài sản của họ bị ảnh hưởng và thận trọng với ống kính camera theo dõi . Cộng đồng cư dân hiểu biết luật pháp ở TQ đang phát triển nhanh và đã trở nên một đội quân đông đảo – từ các thẩm phán cho tới những công dân có nhiều bức xúc , tất cả đang nỗ lực để xây dựng nên những tòa án độc lập.
Trong bối cảnh đó Internet đã bất chấp mọi cố gắng của chính quyền nhằm kiểm duyệt và tạo khuôn cho các cuộc thảo luận để trở thành chiếc giếng sâu chứa đầy cảm xúc mỉa mai nổi loạn…
Nhà nước một đảng trị TQ hiện tại cũng giống như một cơn bão tuyết đang hoành hành , thường dễ quan sát được từ trên cao để thấy cả một xã hội ngày càng rung động, khởi nguồn từ bóng tối của chủ nghĩa leninnit phía sau lưng.”
ĐCS thực tế đang ở giữa cơn bão tuyết đang hoành hành, đúng như Edward Steinfeld (GS môn chính trị học ĐH Công nghệ Massachuset MIT – ND) đã viết trên tờ Boston Review số ra tháng 7-8/2011 như sau :
“Trong cái hệ thống mới này chính quyền của nhà nước và bản chất của mối quan hệ nhà nước- xã hội là hoàn toàn khác biệt, thực tiễn được khẳng định bởi những nỗ lực quyết liệt của nhà nước nhằm phát triển những luật lệ mới để tiếp tục gây ảnh hưởng và nắm chặt sự quản lý. Như một lời đáp trả lại sự trông chờ một vai trò thay đổi của nhà nước, những đề xuất về sự quản trị dựa trên luật pháp đã được đưa ra. Để bổ sung cho luật mới về thuế, hợp đồng , tài sản và môi trường nhà nước đã công bố các quy định quốc gia về thông tin mở của chính phủ – đó là Đạo luật về Tự do Thông tin của TQ. Ở một vài tỉnh, ví dụ như Phúc Kiến là nơi đang phát triển nhanh đã ra đời những quy định về lao động cho phép thỏa thuận tập thể.
Hiện đang có những khác biệt trong giọng điệu của một số nhà lãnh đạo khi phát ngôn trước công chúng đề cập tới tương lai chính trị của TQ. Nhiều vị đảng viên lão thành đã xuất hiện phát biểu chống lại sự kiểm duyệt, ủng hộ tự do ngôn luận và báo chí . Ngay như Thủ tướng đương nhiệm Ôn Gia Bảo đã trả lời phỏng vấn CNN rằng “ nguyện vọng và nhu cầu của nhân dân đối với dân chủ và tự do là không thể cưỡng lại được” (lời tuyên bố này cũng đã bị kiểm duyệt trên báo chí TQ).
Công nghệ đã thay đổi cách tiếp cận thông tin và khả năng trao đổi, liên lạc với nhau của người dân. Mobiphone có mặt khắp nơi, với gần 850 triệu người sử dụng hiện nay ở TQ và tiến tới là trên 1 tỷ sau vài năm nữa và trên nửa tỷ tin nhắn lưu truyền hàng ngày thì chính phủ đã mất khả năng kiểm soát năng lực của người dân lan truyền thông tin ra khắp thế giới ( có thể ví như một đại dịch kiểu như SARS thứ hai ), tổ chức phản đối hay phơi bày hành vi tham nhũng. Mobiphone là một công cụ giúp tổ chức các cuộc biểu tình của quần chúng bùng nổ ra do những sự kiện gây chấn động.
Tầm quan trọng của Internet là một điều không thể nghi ngờ . Có khoảng 500 triệu người sử dụng Internet ở TQ và con số này đang tăng nhanh. Do các nguồn thông tin và giải trí khác bị hạn chế so với đa số các quốc gia khác nên ảnh hưởng xã hội của Internet ở TQ lại mạnh mẽ hơn. Trên thực tế đang diễn ra một trò chơi đuổi bắt giữa một bên là người sử dụng Internet tìm kiếm thông tin, các blogger đưa tin và những nhân viên kiểm duyệt cố gắng hạn chế chặt chẽ cộng đồng này. Sự lúng túng của các nhà lãnh đạo gần đây được thể hiện qua cách hành xử ngược đời khi họ phản ứng với phong trào nổi dậy của thế giới Ả rập. Vì lẽ các nhà cách mạng Tuynisie đặt tên cho cuộc nổi dậy thành công của họ là “ Cách mạng hoa nhài” cho nên tên của loài hoa đó ở TQ trong một thời điểm nào đấy đã bị cấm và coi như không tồn tại. Vào tháng 2/2011 khi mà các tin nhắn có từ “ cách mạng hoa nhài” bắt đầu lưu hành trên Internet ở TQ thì chữ tượng hình “hoa nhài” đã thỉnh thoảng bị khóa trong các văn bản tin nhắn, hay đoạn phim video mà Chủ tịch Hồ Cẩm Đào hát bài “ Mo Li Hua” – một bài hát ngợi ca hoa nhài đã bị gỡ xuống khỏi mạng Internet.
Các cuộc biểu dương lực lượng của nhân dân thông qua Internet hoặc sử dụng điện thoại di động đã phá vỡ nguyên lý của phương pháp cai trị kiểu Lêninnit – đó là chia rẽ các cá nhân ra theo địa lý và giai tầng xã hội. Tất cả sự hiện đại hóa này đang được chính quyền cho phép ( tới một điểm nào đó ) bởi những lợi ích kinh tế mà các công nghệ của mạng xã hội đem lại; sự tăng trưởng của quốc gia sẽ bị sút kém khi mà các công nghệ đó bị hạn chế chặt chẽ.
Sự rối loạn về chính trị và kinh tế ?
Vậy là sự tăng trưởng nhanh được các lãnh đạo ĐCS nhìn nhận là cần thiết nếu như nó giúp cho họ tiếp tục nắm giữ chính quyền đã gieo hạt cho chính sự suy vong của họ. Thế nhưng liệu tỷ lệ tăng trưởng nhanh của TQ có bền vững không ? Một điều mang tính hiển nhiên là tỷ lệ tăng trưởng hơn 9% /năm sẽ phải chậm lại; cây cối không mọc cao mãi tới trời được và 30 năm liên tục tăng trưởng cao ( bị ngắt quãng ngắn hạn bởi sự kiện trên quảng trường Thiên An môn năm 1989) đã là một ngoại lệ. Quan điểm chung là quá trình giảm tốc sẽ diễn ra đều đặn do sự tăng chậm của lực lượng lao động, sự suy giảm dòng người từ nông nghiệp vốn có năng suất thấp sang công việc ở thành thị có năng suất cao hơn và do cách tiếp cận những thành tựu đỉnh cao về công nghệ thế giới của TQ.
Một cách nhìn tương phản đã được một số học giả đưa ra, chẳng hạn như gần đây có Barry Eichengreen (GS ĐH Berkeley – ND), Kwanho Shin (GS kinh tế ĐH Korea- ND) và Donghyun Park (nhà kinh tế ngân hàng ADB- ND) . Họ thấy rằng tăng trưởng cao ở hầu hết các quốc gia không xuất khẩu dầu mỏ đã dẫn đến một kết cục khá bất ngờ khi mà thu nhập GDP tính theo đầu người đạt mức $ 16,740 tính theo giá quốc tế năm 2005, với tăng trưởng giảm từ 5.6 xuống còn 2.1%/năm và họ đã nhận định rằng TQ đang nằm trên quỹ đạo để đạt mức đó vào năm 2015 (hoặc 2017 nếu như tỷ lệ tăng trưởng là 7%/năm) . Các học giả đó dự tính sự sụt giảm sắp tới sẽ vào khoảng từ 2 tới 3.5%/năm kéo theo mức tăng trưởng GDP còn khoảng 6-7%/năm(kết cục này tất nhiên các tác giả đưa ra không có tính tất yếu mà chỉ là có khả năng xảy ra cao) . Lý do cơ bản là tại mức GDP đó hiệu quả thu được từ việc thu hút lao động nông nghiệp sang công nghiệp sẽ giảm và tình hình cũng tương tự đối với việc sử dụng các công nghệ do nước ngoài phát triển . Góp phần vào sự sụt giảm sẽ là chính sách TQ định một tỷ giá quy đổi đồng NDT quá thấp . Cả ba tác giả đều nhận thấy rằng chỉ có 2 quốc gia- thành phố là HongKong và Singapore đã vượt qua ngưỡng thu nhập $16,000 mà không bị cản trở sau này.
Một cách nhìn tương phản đã được một số học giả đưa ra, chẳng hạn như gần đây có Barry Eichengreen (GS ĐH Berkeley – ND), Kwanho Shin (GS kinh tế ĐH Korea- ND) và Donghyun Park (nhà kinh tế ngân hàng ADB- ND) . Họ thấy rằng tăng trưởng cao ở hầu hết các quốc gia không xuất khẩu dầu mỏ đã dẫn đến một kết cục khá bất ngờ khi mà thu nhập GDP tính theo đầu người đạt mức $ 16,740 tính theo giá quốc tế năm 2005, với tăng trưởng giảm từ 5.6 xuống còn 2.1%/năm và họ đã nhận định rằng TQ đang nằm trên quỹ đạo để đạt mức đó vào năm 2015 (hoặc 2017 nếu như tỷ lệ tăng trưởng là 7%/năm) . Các học giả đó dự tính sự sụt giảm sắp tới sẽ vào khoảng từ 2 tới 3.5%/năm kéo theo mức tăng trưởng GDP còn khoảng 6-7%/năm(kết cục này tất nhiên các tác giả đưa ra không có tính tất yếu mà chỉ là có khả năng xảy ra cao) . Lý do cơ bản là tại mức GDP đó hiệu quả thu được từ việc thu hút lao động nông nghiệp sang công nghiệp sẽ giảm và tình hình cũng tương tự đối với việc sử dụng các công nghệ do nước ngoài phát triển . Góp phần vào sự sụt giảm sẽ là chính sách TQ định một tỷ giá quy đổi đồng NDT quá thấp . Cả ba tác giả đều nhận thấy rằng chỉ có 2 quốc gia- thành phố là HongKong và Singapore đã vượt qua ngưỡng thu nhập $16,000 mà không bị cản trở sau này.
Trung tâm của hiện tượng trên chính là mức tăng năng suất lao động bị suy giảm. Các tác giả đó đã nhận xét :
“Sự giảm tốc diễn ra tại một thời điểm trong quá trình phát triển khi mà không thể tăng năng suất lao động bằng cách chuyển thêm lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp nữa và khi mà lợi ích thu được từ công nghệ nhập khẩu bắt đầu suy giảm. Tuy nhiên độ rõ nét và quy mô của sự tụt dốc trong chỉ số TPP (total factor productivity- yếu tố năng suất lao đông tổng thể) từ mức cao không bình thường là hơn 3% xuống 0 thực sự quả là ấn tượng.”
Tuy vậy, ngay cả trong tình huống này TQ vẫn có một lợi thế duy nhất có thể giúp tiếp tục tăng trưởng ở mức cao – đó là cả một khu vực rộng lớn để vốn tư bản có thể đầu tư vào ở các tỉnh miền Tây dân cư đông đúc và nghèo. Các tác giả đã viết:
“Nếu như sự thần kỳ về tăng trưởng có thể cấy ghép được trong nội bộ nước Trung Hoa thì phát triển kinh tế ở các tỉnh bên trong nơi dân cư đông đúc chiếm phần lớn dân số TQ sẽ giúp duy trì sự tăng trưởng trong nhiều năm nữa. Chính phủ đã mở rộng hạ tầng cơ sở vật chất như đường cao tốc và đường sắt tới các tỉnh kém phát triển để chuẩn bị cho sự chuyển tiếp này.”
Giả thiết rằng sự giảm tốc đột ngột sẽ diễn ra , khi đó nó sẽ gây ra những hệ lụy gì ? Nếu xét trong nước thì vấn đề này phải nhìn nhận theo ngành nghề kinh tế và phân bố địa lý của sự giảm tốc. Hiện nay rất nhiều vốn tư bản đầu tư đạt tỷ lệ lãi suất thấp, ví dụ thực tế là khoản đầu tư $ 300 triệu vào đường sắt cao tốc. Liệu chính phủ sẽ cắt giảm một số loại hình đầu tư ( dù thế nào đi chăng nữa đó là điều phải làm ) và khuyến khích tăng tiêu dùng bấy lâu nay bị rớt xuống còn 36% tổng thu nhập ? Được biết là chính phủ cũng muốn vậy.
Gần như là một điều hiển nhiên rằng sự ổn định của TQ hay thực chất là tính hợp pháp để lãnh đạo đất nước của ĐCS đòi hỏi một mức tăng trưởng cao và bền vững- tối thiểu là GDP tăng 7% /năm. Mặc dù sự tồn tại của một mức ngưỡng thần diệu là không đáng tin cậy và tỷ lệ 7% đối với mọi nơi trên thế giới đã là tuyệt vời, nhưng với TQ lại là một sự tăng trưởng chậm lại và có thể gây nên những hậu quả trong và ngoài nước.
Đối với trong nước, tương lai tăng trưởng chậm lại sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề.Chẳng hạn như nó sẽ ảnh hưởng ra sao lên việc phân phối thu nhập vốn đã có sự cách biệt đáng kể trong thời gian qua ? Một số kẻ giàu có và quyền thế đang khoe khoang tài sản của mình và Internet lại phô bày cho mọi người cùng xem. Lối tiêu dùng đó sẽ được toàn xã hội nhìn nhận ra sao khi thời buổi khó khăn sắp đến ?
Ngành kinh tế nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất ? Tình trạng phá sản trong lĩnh vực bất động sản đang bùng nổ dẫn đến thất nghiệp tăng cao đối với công nhân xây dựng. Điều gì sẽ xảy ra với ngành ô tô thuộc hàng lớn nhất thế giới trong năm 2010 đã bán ra 18 triệu xe và năm 2021 dự báo chính thức sẽ bán được 50 triệu chiếc ? Sẽ ra sao tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp vốn đã là một vấn đề khi lại có thêm đội ngũ học sinh, sinh viên ra trường ? Liệu sự bất bình đối với ĐCS hiện không được khâm phục ở mọi nơi, mọi lúc và mọi người dân sẽ trở nên công khai không ?
Về những ảnh hưởng quốc tế có thể diễn ra, Eichengreen và các đồng nghiệp có một vài nhận định : “ Theo một số tính toán, một mình TQ tạo ra 30% sự gia tăng nhu cầu toàn thế giới, tổ chức BRIC (gồm Brasil,Nga,Ấn độ và TQ) cùng tạo ra 45% cùng với các thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển nữa thì đây sẽ là một đa số lành mạnh” .Nói tóm lại sự suy giảm của TQ sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng lên sự tăng trưởng của toàn thế giới.
Các quốc gia cung ứng khoáng sản thô như Brasil, Indonesia và Úc sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, tuy nhiên các nhà cung ứng máy móc Nhật Bản và Châu Âu cũng chịu hậu quả. Do thương mại thế giới mang tính đa phương cho nên xuất khẩu của Mỹ cũng bị thương tổn.
Quốc phòng và ngoại giao của TQ có thể bị ảnh hưởng theo nhiều cách khi kinh tế suy thoái. Tăng trưởng chậm lại sẽ làm cho tiềm năng quân sự trong tương lai bị ảnh hưởng. Quốc gia này sẽ khó khăn hơn để trang bị nhiều loại vũ khí tân tiến mà quân giải phóng nhân dân muốn có. Nếu khó khăn của đất nước sâu sắc tới mức nào đó thì ĐCS có thể sẽ đổ lỗi cho kẻ thù bên ngoài đã gây ra mọi bất hạnh và mục tiêu đầu tiên sẽ là người Mỹ.
ĐCS có giải pháp để tránh một cuộc nổi dậy nguy hiểm bằng cách dần dần thực hiện những thay đổi về chính trị từ dưới. Đó là điều mà Quốc Dân đảng , trong quá khứ đã áp dụng phương pháp Lê ninnit (??? – ND) , từng thực hiện ở Đài Loan. Những lựa chọn chính trị trước tiên được đưa ra ở cấp địa phương, sau đó là nghị viện cấp quốc gia và sau cùng là bầu chọn tổng thống. Quá trình này diễn ra không dễ dàng nhưng tương đối trôi trảy. TQ không theo con đường đi từ dưới lên bởi lẽ lãnh đạo ĐCS nhìn thấy mối nguy hiểm thách thức quyền lực của họ quá lớn hoặc có thể họ cho rằng điều này sẽ làm nảy sinh hỗn loạn về chính trị. Người ta do dự khi phê phán các nhà lãnh đạo TQ vốn là những chuyên gia lớn về quyền lực, nhưng có vẻ như những rắc rối to lớn đang ở phía trước.
Mối tương tác giữa những rắc rối
Mối tương tác giữa những rắc rối
Quay trở lại với những giả thiết ban đầu , đó là cơ hội lớn cho sự thay đổi về kinh tế, hoặc chính trị hoặc cả hai sẽ diễn ra vào một thời điểm trước năm 2020. Nếu thay đổi diễn ra thì trình tự của chúng có thể tạo ra những khác biệt lớn cho dù người ta chỉ có thể đoán mò chúng sẽ diễn ra như thế nào mà thôi. Nếu như có một sự tự do hóa chính trị đáng kể diễn ra trước thì sự suy giảm kinh tế sẽ không gây ra hiệu ứng tổn thương lớn. Thế nhưng TQ có thể đi theo những con đường khác, nếu thay đổi kinh tế diễn ra trước thay đổi chính trị thì lúc đó sự suy giảm kinh tế đột ngột sẽ dẫn tới tự do hóa chính trị, mà cũng có khả năng phe bảo thủ sẽ thắng thế và xiết chặt các ốc vít (ý nói đời sống xã hội- ND) hoặc sẽ có thêm một giai đoạn lộn xộn chính trị nữa. Quả là chúng tôi không thể biết rõ.
Dù là cách này hay cách khác, sự phát triển ở TQ trong thập kỷ tới chắc chắn sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến phần còn lại của thế giới , thậm chí còn hơn cả giai đoạn vừa qua và theo những cách rất khác biệt.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Bản tiếng Việt © Tường Minh
.
.
.
No comments:
Post a Comment