Marcin Wojciechowski của nhật báo WYBORCZA Ba Lan
Phỏng vấn Yevgenia Chirikova
Đinh Minh Đạo dịch
02:50:pm 20/12/11
Hình : Yevgenia Chirikova bị khiêng đi trong cuộc biểu tình
Lời người dịch: Cuộc xuống đường ngày thứ 7 (10-12-2011) của khoảng 40 nghìn người tại Moskova để phản đối cuộc bầu cử gian lận vào viện Duma hôm 04-12-2011 đã làm thay đổi bộ mặt của nước Nga. Nước Nga giờ đây không còn nằm dưới sự khống chế tuyệt đối của Putin và tập đoàn tham nhũng, với cái tên ”Đảng Một Nước Nga”.
Người đứng đầu tổ chức cuộc biểu tình phản đối nói trên là môt là một phụ nữ Nga, nhỏ nhắn nhưng rất mạnh mẽ- Yevgenia Chirikova. Y. Chirikova năm nay 35 tuổi, tốt nghiệp ngành thiết kế động cơ máy bay, cử nhân kinh tế cùng với bằng MBA. Chị là mẹ của hai con nhỏ. Y. Chirikova bắt đầu nổi tiếng cách đây 2 năm, khi chị đứng đầu cuộc phản đối việc phá rừng ở ngoại thành Moskova để xây dựng đường cao tốc đi Saint Petersburg.
Cuộc phản đối phá rừng không đem lại kết quả, nhưng Y. Chirikowa trở thành hình ảnh tượng trưng cho sự phản kháng, cho bộ mặt của xã hội công dân Nga. Năm 2010, chị đã được trao tặng giải thưởng quyền con người của tổ chức nhân quyền Helsinki Moskova.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu bài phỏng vấn Y. Chirikova của phóng viên Marcin Wojciechowski của nhật báo WYBORCZA Ba Lan.
—————————————-
Yevgenia Chirikova- Linh hồn của cuộc biểu tình
Marcin Wojciechowski - Gazeta Wyborcza: Tại sao cách đây không lâu, chỉ có vài trăm người xuống đường, giờ đây hàng chục nghìn người xuống đường? Phải chăng nước Nga đã thức tỉnh?
Yevgenia Chirikova : Thứ bẩy vừa qua tôi đã dẫn những người biểu tình từ quảng trường Cách Mạng, nơi chính quyền không cho phép đến quảng trường Blotna, nơi họ cho phép. Chúng tôi đã đi dọc theo bên ngoài bức tường của điện Kreml. Trong một khoảnh khắc , tất cả những người dân tộc chủ nghĩa, cộng sản…đã tự phát, đồng thanh hô: “Putin kẻ ăn cắp”, “Đảng Một Nước Nga kẻ ăn cắp”, “Trả lại chúng tôi các cuộc bầu cử”.
Cuộc biểu tình không còn là của riêng những người theo chủ nghĩa dân tộc hay những người cộng sản, nó là của các công dân. Trước đây, trong một cuộc biểu tình, không thể tập trung được những người có các quan điểm chính trị khác nhau, đến hôm nay thì có thể. Tôi rất tự hào, đó là cuộc mít tinh rất văn minh trên thế giới ngày nay. Khó có thể có cuộc mit tinh nào của phương Tây để so sánh về trật tự. Không có một miếng kính nào bị vỡ, cũng không có một chiếc ô tô nào bị lật như ở Aten, Luân Đôn hay Paris.
Đó chắc chắn chắn là điểm trở lại của nước Nga. Không thể đảo ngược được.
Đó chắc chắn chắn là điểm trở lại của nước Nga. Không thể đảo ngược được.
Marcin Wojciechowski : Những người biểu tinh mong muốn gì từ chính quyền?
Yevgenia Chirikova : Trước hết phải thả hết những người bị bắt trong các cuộc biểu tình trước đây. Thứ hai, tổ chức lại cuộc bầu cử ngày 04-12. Có nhiều bằng chứng là kết quả bầu cử gian lận. Những video ghi lại những xe bus chở cử tri đi từ phòng phiếu này đến phòng phiếu khác để bỏ phiếu nhiều lần. Ban bầu cử thông báo về kết quả bầu cử ở Chechnya, 97,7% cử tri đi bầu, hầu hết đều bầu cho Đảng Một Nước Nga.
Đáng chú ý là đây vùng vừa trải qua chiến tranh với chính quyền Nga. Thông báo của bộ quốc phòng cho biết, tất cả các quân nhân và gia đình họ đã đi bỏ phiếu. Căn cứ vào đâu để xác định các cuộc bầu cử đã diễn ra đúng luật pháp và lương thiện? Theo tôi, Đảng Một Nước Nga chỉ được 20% số phiếu chứ không phải 48,5% như công bố. Để chứng minh đây là kết quả thật, tốt nhất là tổ chức bầu cử lại.
Marcin Wojciechowski : Ai là những người xuống đường biểu tình tại Moskova hôm nay?
Yevgenia Chirikova : Trong ngày thứ Bẩy tôi đã gặp những người lần đầu tiên trong cuộc đời đi biểu tình. Không phải tất cả đều là những người trẻ. Họ là những người nội trợ, các bà già, còn có các bà mẹ để con ở nhà cho chồng đi tham gia biểu tình. Có những người chuẩn bị thức ăn cho gia đình vài ba ngày, mang theo mình thuốc chữa bệnh và sô cô la, vì không biết cái gì sẽ đến với họ, có thể thay vì trở về nhà, họ sẽ phải vào đồn công an.
Nếu họ mất tích, họ nghĩ rằng chồng, những người thân của họ sẽ không để họ đơn độc. Không ai có thể bắt họ im lặng.
Marcin Wojciechowski : Tại sao?
Yevgenia Chirikova : Đã qua rồi những năm 90, những người xuống đường phản đối thường là những người dân đơn giản, trong bộ nhớ chứa đầy những hồi ức của thời Xô Viết, sự sợ hãi trước đàn áp và các trại lao động.
Hiện nay xuống đường biểu tình là những người dân với điện thoại cầm tay iPad, được đi nước ngoài, là những nhà kinh doanh, có kinh nghiệm tổ chức, hàng ngày giải quyết những vấn đề quan trọng. Hàng ngày họ vào mạng internet, họ biết những gì xẩy ra trên thế giới , họ hiểu biết thế nào là dân chủ, một số họ sống khá giả. Thật sự không an toàn, nếu coi thường những người dân này.
Marcin Wojciechowski : Tham gia biểu tình còn có các diễn viên nổi tiếng, các nhà văn, các ngôi sao truyền hình và sân khấu. Có thể đó là kiểu cách phản đối của Nga?
Yevgenia Chirikova : Các ngôi sao không làm tôi chú ý nhiều. Họ tham gia hôm nay, nhưng chưa biết sau này họ sẽ tham gia hay không. Tôi đặt niềm tin vào tầng lớp trung lưu. Họ nộp thuế, họ đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội.
Tôi cũng là một thành phần như họ và không nghĩ rằng mình là một người ưu tú. Tôi và chồng tôi làm chủ một công ty đang hoạt động tốt. Chúng tôi một người có bằng tiến sỹ, một có bằng MBA. Công ty chúng tôi chế tạo các thiết bị phức tạp bảo vệ an toàn cho các máy biến thế điện dùng trong công nghiệp và tầu hỏa.
Chúng tôi có thể sống đầy đủ và ổn định, nhưng cuộc sống sẽ ra sao nếu ta có tiền mà không có quyền hạn gì trong xã hội? Chính vì vây mà tôi tham gia vào các hoạt động xã hội.
Marcin Wojciechowski : Với ý thức trở thành nhà hoạt động xã hội?
Yevgenia Chirikova : Không. Tôi đã không quan tâm đến chính trị, tôi đã không đi bỏ phiếu, giống như phần lớn những người dân Nga. Tôi đã nghĩ rằng, kiếm nhiều tiền. Hệ thống y tế công cộng tồi tệ thì tự giải quyết bằng đi bác sỹ tư, giáo dục thì tìm các trường tư. Bước ngoặt làm thay đổi suy nghĩ của tôi là khi họ chặt cây trong khu rừng thân yêu , nơi chúng tôi thường dạo chơi. Anh có thể làm gì khi người ta lấy đi môi trường thiên nhiên của anh? Anh không thể mua được rừng! Một sự đổ vỡ đã xẩy ra trong suy nghĩ của tôi. Tôi đã hiểu ra rằng, chính quyền sẽ làm những gì mà xã hội cho phép nó thực hiện.
Sau đó vụ đánh gần chết Misa Bekietova, tổng biên tập báo “Sự Thật Khimka”, người đấu tranh mạnh mẽ nhất chống lại việc phá rừng. Đó là một người đàn ông khỏe mạnh, đẹp trai, cao gần 2m. Còn bây giờ thì ngồi trên xe lăn, chân và bàn tay bó bột, một lỗ thủng trên đầu bằng quả nho. Khi tôi trông thấy Misa trong bệnh viện, tôi gần như bị ngất.
Marcin Wojciechowski : Chị đã không sợ khi dẫn đầu cuộc phản đối ở Khimka, chị có thể gặp tai họa như Bekietova?
Yevgenia Chirikova : Quan trọng nhất là đừng nghĩ về sự sợ hãi. Nhờ đó mà sợ hãi sẽ đi qua. Chồng tôi rất lo sợ cho tôi. Lúc đầu chồng tôi không hiểu tôi muốn gì, nhưng sau luôn đứng về phía tôi. Nhưng tôi luôn phải gọi điện thoại về để chồng tôi biết có việc gì xẩy ra đối với tôi.
Marcin Wojciechowski : Cuộc phản đối ở Khimka đã xẩy ra, nhưng chính quyền đã chặt cây. Tại sao cuộc đấu tranh đã không thành công?
Yevgenia Chirikova : Đó là cuộc phản đối địa phương. Hiện nay người dân của 80 thành phố trong toàn nước Nga đã xuống đường. Cuộc phản kháng lần này liên quan đến mỗi người chúng tôi. Nếu chúng tôi có những cuộc bầu cử lương thiện, sẽ không có vấn đề chặt cây rừng như ở Khimka. Khi có các cuộc bầu cử lương thiện, chúng tôi sẽ có những người tin cậy để đề nghị xem xét và giúp đỡ, không cần phải xuống đường. Hiện nay các đảng không được đăng ký tự do, các đảng không được tham gia bầu cử trong luật pháp công bằng, các nhà chính trị đối lập không được tiếp cận với các phương tiện truyền thông nhà nước. Hệ thống chính trị của chúng tôi không được vận hành như ở các nước dân chủ. Rừng ở Khimka chỉ là chỉ là một vấn đề nhỏ lẻ tương trưng cho tình hình hiện nay. Có biết bao những sự việc tương tự như vậy ở các địa phương. Ai muốn đấu tranh với những kẻ không cần luật pháp, chúng ngồi trong những chiếc xe hơi đắt tiền. Ai muốn đấu tranh với tham nhũng, với những kẻ cắp trong kinh doanh. Để giải quyết những vấn đề trên đây, cần thiết phải tạo ra hệ thống chính trị lành mạnh, không phải như hệ thống giả dối như hiện nay.
Marcin Wojciechowski : Những người như chị, tham gia tổ chức đấu tranh vẫn còn ít ở Nga. Nữ diễn viên nổi tiếng Lia Akhezakova, người có thiện cảm với đối lập nói , có hàng ngàn những người như chị, trong toàn nước Nga có hàng triệu.
Yevgenia Chirikova : Đã có thay đổi. Đã đi đến ý tưởng, rằng tương lai của nước Nga phụ thuộc vào chúng tôi, những người đã biết thu xếp tốt cuộc sống. Chúng tôi cung cấp hoăc thực hiện công việc, chúng tôi nộp thuế, sinh đẻ và giáo dục con cái. Khi nói về sự phản kháng hiện nay ở Nga là nói về sự nổi giận của tầng lớp trung lưu. Tham gia cuộc biểu tình ngày thứ bẩy vừa qua đa số là những người có con nhỏ. Tất nhiên có những người già và trẻ tuổi, nhưng bố mẹ của những trẻ em vài ba tuổi chiếm ưu thế. Điều đó chứng tỏ rằng, tương lai nước Nga đối với chúng tôi rất quan trọng, không những chỉ đối với chúng tôi, mà còn đối với con cái chúng tôi. Chúng tôi muốn sống trong một nươc Nga tốt đẹp hơn.
Marcin Wojciechowski : Cuộc biểu tình ngày thứ bẩy của phe đối lập lần đầu tiên được truyền hình nhà nước đưa tin. Vậy có phải chính quyền đã nhượng bộ hay sợ hãi?
Yevgenia Chirikova : Đã từ lâu tôi không xem truyền hình, chắc từ năm 1998. Truyền hình của chúng tôi chẳng có gì đáng xem. Tôi thay thế truyền hình bằng internet, ở đây có tất cả.
Marcin Wojciechowski : Những người Nga bình thường hiểu biết về thế giới qua truyền hình của nhà nước, Vì vậy chính quyền rất chọn lọc các tin tức để thông tin?
Yevgenia Chirikova : Những người dân Nga bình thường không khờ dại như người ta nghĩ. Họ hiểu biết rất nhiều nhưng đôi khi họ không thể hiện ra ngoài. Tôi đã nhiều lần đi các vùng của nước Nga. Trong năm nay tôi đã tới Kaukaz vùng Kabardo-Balkaria. Ở đây, dân còn sống trong các trại ấp, các làng trên núi. Hàng năm, họ thường bị cách li với thế giới trong mấy tháng mùa đông. Nhưng họ có internet và họ hiểu tất cả. Họ hoàn toàn không phải những người ngu muội như thế giới quan niệm. Họ hiểu biết những gì xẩy ra trên thế giới còn hơn một vài nghị viên của Liên Minh Châu ÂU (EU). Tôi đã một vài lần có mặt tại Bruksel, được nghe từ miệng những nhà chính trị tại đây những câu hỏi, rằng họ không hiểu chúng tôi muốn gì, vì Putin là người theo chủ nghĩa tự do vĩ đại. Trong lúc này, những người dân Nga sống ở thôn quê thường không có bất cứ một ảo tưởng nào.
Marcin Wojciechowski : Chị là người có lý tưởng. Nếu mọi việc như chị nói, Nước Nga có thể đã là một đất nước khác.
Yevgenia Chirikova : Tôi là người lý tưởng. Đối với tôi, vấn đề thật đơn giản. Nếu như tôi là phóng viên của chương trình truyền hình số 1, tôi thà mất việc còn hơn là nói sai sự thật.
M. W. :Tổng thống Medvedev khẳng định rằng, không đồng ý với những người biểu tình, nhưng lại hy vọng nước Nga sẽ thay đổi.
- Medvedev không có lý. Cần phải nghe tiếng nói của chúng tôi.
Marcin Wojciechowski : Các chị vạch kế hoạch biểu tình lần thứ 2 vào ngày 24 tháng 12. Khi đó ở Mỹ và châu Âu là lễ Giáng Sinh. Sau vài ngày, sẽ là ngày lễ quan trọng nhất của Nga -Năm mới, sau đó lễ Giáng sinh của đạo Chính Thống Nga. Những người phản đối có thể bị tản mạn. Dân chúng còn bận rộn với những thứ khác trong đầu. Người Nga lại thích vui chơi.
Yevgenia Chirikova : Tôi không nghĩ như vậy. Nước Nga thường có những bất ngờ, không tuân theo những luật lệ đơn giản. Đủ để nhớ lại lịch sử của chúng tôi. Chính quyền Nga Hoàng đã làm ngơ trước cuộc phản đối năm 1905 và kết thúc bằng cuộc cách mạng năm 1917.
Tôi cầu mong đừng bao giờ lặp lại kịch bản này. Tôi không mong muốn những điều bất hạnh đến với đất nước tôi. Nước Nga là trường hợp riêng biệt. Chúng tôi kiên trì, nhưng đến một thời gian nào đó. Sau đó bắt đầu chuyển động, lúc đó thật khó hãm chúng tôi lại.
Tôi hy vọng, các nước trong EU sẽ hành động. Chúng tôi sẽ biểu tình trong ôn hòa, những công dân có quyền biểu lộ mong muốn được bầu cử tự do. Chúng tôi chờ đợi một nghị quyết của Nghị Viện EU, trong đó không công nhận kết quả của cuộc bầu cử 04-12, giống như đối với cuộc bầu cử của Belorusia trước đây. Có thể nào công nhận cuộc bầu cử là hợp pháp, khi có đến 100 ngàn công dân xuống đường phản đối?
Marcin Wojciechowski : Trong khi các chị biểu tình phản đối, Putin đăng ký ra ứng cử tổng thống trong cuộc bầu cử tháng 3 tới. Đó là dấu hiệu chính quyền sẽ không nhượng bộ, nhưng muốn thực hiện thay đổi trên đỉnh cao của quyền lực theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Có nghĩa là bằng mọi giá để Putin trở lại điện Kreml.
Yevgenia Chirikova : Nếu chính quyền không thực hiện các yêu sách của những người biểu tình, Putin sẽ không có vận may trong kỳ bầu cử tháng 3 tới. Chính quyền phải thỏa thuận bầu cử lại một cách công bằng. Chỉ có bầu cử lại đúng đằn mới biết được tỷ lệ cử tri ủng hộ đảng Một Nước Nga là bao nhiêu và Putin mới có thể đi vào cuộc tranh cử tổng thống trong danh dự. Nếu Putin không đồng ý giải pháp này, tôi không biết là trong tháng 3 tới đây, ông ta có đủ số phiếu để thắng cử hay không.
M. W.: Thì rót thêm phiếu vào, Stalin đã nói, không quan trọng là ai bỏ phiếu, chỉ quan trọng ai là người đếm phiếu.
Yevgenia Chirikova : Nếu trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 3 tới, một lần nữa gian lận, sẽ là chấm hết đối với Putin. Chúng tôi sẽ đoàn kết chặt chẽ hơn, sự bất mãn của xã hội sẽ tăng cao. Khi đó chính quyền sẽ gặp khó khăn với chúng tôi. Đứng về phía đối lập không chỉ những người có quan điểm chính trị xác định, những người có thiện cảm với các đảng đối lập, mà tất cả công dân. Chính quyền chỉ còn khả năng phụ thuộc vào họ, hoăc là lợi dụng họ, hoặc là không.
Marcin Wojciechowski : Chị nghĩ rằng Putin đã sẵn sàng để hiểu điều này? Nếu phía Putin nhượng bộ, không sớm thì muộn , bản thân và phe nhóm sẽ mất hết ảnh hưởng trong xã hội.
Yevgenia Chirikova : Lúc mà Putin học tiếng Đức, ông ta là một trí thức. Vậy thì tôi đặt một dấu chữ thập nơi ông ta. Chính quyền sẽ không bị lật đổ, mà sẽ vững mạnh hơn. Một số người phản bác ý kiến này của tôi, nhưng tôi không phải là nhà chính trị theo chủng tộc. Tôi cho rằng, chính quyền làm việc gì tốt, cần phải khen ngợi họ.
Warsaw, 20-12-2011
© Đàn Chim Việt
.
.
.
No comments:
Post a Comment