Wednesday, December 7, 2011

PHÁT BIỂU CỦA BÀ CLINTON VÀ BÀ AUNG SAN SUU KY (Council on Foreign Relations)




Nguồn: Council on Foreign Relations   -    02.12.2011

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

Bà Kyi: Chúng ta đã ổn định chưa? Tôi muốn nói rằng thật là sung sướng và vinh hạnh khi chúng ta đón chào Bộ trưởng Clinton đến thăm đất nước tôi và cư gia của tôi. Tôi cho đây là một thời khắc lịch sử cho cả hai quốc gia vì chúng ta hi vọng rằng từ cuộc gặp gỡ này, chúng ta sẽ có thể tiến tới tái lập mối quan hệ hữu nghị và hiểu biết vốn gắn chặt hai nước kể từ khi giành được độc lập. Đã có những khoảng thời gian mối quan hệ này đã bị yếu đi, nhưng tôi không cho là nó đã bị cắt đứt hoàn toàn. Và chúng ta hi vọng rằng kể từ hôm nay, không những sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa hai quốc gia được tái lập và củng cố, mà chúng ta cũng mời gọi những thành viên khác trong cộng đồng quốc tế, những người có chung sự cam kết của chúng ta đối với nhân phẩm, hoà bình, với những nguyên tắc dân chủ và việc phát triển bền vững.

Chúng ta rất sung sướng khi Bộ trưởng Clinton đã có một buổi gặp mặt rất thành công tại Nay Pyi Taw, và chúng ta vui mừng với đường lối mà Hoa Kỳ đang tiếp cận với chúng ta. Qua mối tiếp cận này chúng ta hi vọng sẽ phát triển quá trình dân chủ hoá. Nhờ mối tiếp cận này, tôi cho rằng con đường phía trước sẽ quang đãng hơn, và chúng ta có thể tin tưởng rằng quá trình dân chủ hoá sẽ tiến triển. Vì thế, chúng ta cần giúp đỡ không những từ Hoa Kỳ, mà còn từ những thành viên khác trong cộng đồng quốc tế. Chúng ta cần việc phát triển khả năng tại Miến Điện, chúng ta cần trợ giúp về kỹ thuật, chúng ta rất mong muốn rằng việc này xảy ra sớm khi Ngân hàng Thế giới gửi nhóm khảo sát đến đây để tìm hiểu đất nước chúng ta thật sự cần gì.

Trước khi chúng ta quyết định những bước đi của mình, chúng ta phải tìm hiểu những nhu cầu cấp bách nhất là gì. Và đương nhiên, hai nhu cầu lớn nhất mà đất nước này đang cần là pháp quyền và chấp dứt nội chiến. Mọi cuộc giao chiến phải chấm dứt trên toàn quốc càng sớm càng tốt. Điều này sẽ thật sự xây dựng được hoà bình và hoà hợp giữa các sắc tộc và một liên bang ổn định và thịnh vượng.

Bây giờ, khi tôi nói về pháp quyền, tôi phải nhắc rằng pháp quyền thì quan trọng để ngăn chặn việc có thêm nhiều tù nhân chính trị xuất hiện tại Miến Điện. Trước tiên, chúng ta cần trả tự do cho tất cả những ai đang bị giam giữ, và chúng ta cần bảo đảm rằng trong tương lai không còn ai bị bắt giữ chỉ vì quan điểm của mình. Đấy là tại sao chúng ta nhấn mạnh rất nhiều về pháp quyền, và tôi tin rằng Hoa Kỳ và những người bạn khác sẽ giúp chúng ta trong quá trình thiết lập pháp quyền tại đất nước này, và cũng trong quá trình này, giúp đất nước chúng ta xây dựng những cơ sở y tế và giáo dục, vốn là những nhu cầu căn bản cho mọi người dân chúng ta.

Những gì chúng ta làm tại những khu vực với đa số là dân Miến Điện, chúng ta hi vọng sẽ có những chương trình và dự án tương tự tại những khu vực của dân tộc ít người, vì chúng ta là một liên hợp của nhiều sắc tộc. Và trong một liên hợp gồm nhiều sắc tộc, phải có sự bình đẳng, phải có mối quan tâm đến những ai có nhu cầu nhân đạo. Và vì việc này, chúng ta kêu gọi tất cả bè bạn trên thế giới giúp đỡ chúng ta thoả mãn những nhu cầu của người dân trên khắp đất nước.

Tôi rất tin tưởng rằng nếu chúng ta cùng chung sức - và với “chúng ta”, tôi muốn bao gồm cả Chính phủ Miến Điện, giới bất đồng chính kiến ở Miến Điện, những người bạn từ Hoa Kỳ và trên khắp thế giới cùng cam kết vào những giá trị như nhau - nếu chúng ta cùng tiến tới, tôi tin tưởng rằng sẽ không có việc thối lui trên con đường tiến đến dân chủ. Chúng ta chưa ở trên con đường này, nhưng chúng ta hi vọng sẽ đến đó càng sớm càng tốt với sự trợ giúp và hiểu biết từ những bạn bè của chúng ta.

Tôi rất hài lòng khi đọc được rằng bộ ngoại giao Trung Quốc đưa ra bản tuyên bố hoan nghênh việc tiếp xúc giữa Hoa Kỳ và Miến Điện. Việc này cho thấy chúng ta có sự ủng hộ của cả thế giới. Và tôi đặc biệt hài lòng vì chúng ta hi vọng giữ được mối quan hệ tốt đẹp và hữu nghị với Trung Quốc, người láng giềng gần nhất - và không chỉ với Trung Quốc và cả toàn bộ thế giới.

Giờ đây tôi nghĩ là tôi nên dành thời gian cho Bộ trưởng Clinton, người mà mọi người đang muốn lắng nghe, vì lịch trình chúng ta đã bị trễ.

Bộ trưởng Clinton: Tôi muốn bắt đầu không chỉ để cám ơn lòng hiếu khách của bà đã đón mời chúng tôi đến tư gia hôm nay, mà còn vì sự lãnh đạo kiên định và rõ ràng của bà từ giới bất đồng chính kiến và từ rất nhiều người tại Miến Điện mà không nhờ nó thì tiếng nói của họ sẽ không bao giờ được lắng nghe, bao gồm cả những sắc tộc thiểu số.

Về việc hướng về phía trước, dân chủ là mục tiêu. Đây là mục tiêu từ ban đầu. Và chúng ta biết rằng nó đã đi theo một con đường dài vô cùng khó khăn. Hôm nay chúng ta đã thấy được những cởi mở mà như bà Aung San Suu Kyi vừa nói, tạo chỗ đứng cho hi vọng. Chuyến thăm của tôi, đến đây và với các thành viên bất đồng chính kiến cũng như với những đại diện của xã hội dân sự và những sắc dân thiểu số, được phối hợp với chuyến thăm viếng của tôi với các quan chức chính quyền ngày hôm qua, là nhằm để tìm tòi một con đường hướng về phía trước.

Hoa Kỳ muốn trở thành một đối tác của Miến Điện. Chúng tôi muốn làm việc với các bạn khi các bạn xúc tiến quá trình dân chủ hoá, và khi các bạn trả tự do toàn bộ tù nhân chính trị, khi các bạn bắt đầu quá trình đầy khó khăn nhưng cần thiết nhằm chấm dứt những xung đột sắc tộc vốn đã kéo dài quá lâu, khi các bạn tổ chức những cuộc bầu cử tự do, công bằng và uy tín. Nhưng chúng tôi cũng, vì chúng tôi làm việc sát cánh cùng các bạn, biết rằng vẫn còn rất nhiều việc phải làm để xây dựng khả năng của chính quyền. Việc này sẽ nằm trong một lĩnh vực mà chúng tôi sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ với các bạn để, như bà đã nói, những trợ giúp kỹ thuật nào chúng tôi có thể giúp được. Pháp quyền thì luôn quan trọng trong mọi nền dân chủ, và chúng tôi cũng tìm cách để chúng ta có thể cùng nhau xúc tiến nó.

Nhưng hãy để tôi kết thúc bằng cách nhấn mạnh rằng bà đã là một niềm cổ vũ, nhưng tôi biết rằng bà đang đại diện cho tất cả người dân trên đất nước bà, những người cần được hưởng những quyền lợi và tự do như mọi người ở nơi khác. Người dân đã can đảm và mạnh mẽ để đối diện với khó khăn to lớn trong nhiều năm qua. Chúng tôi muốn thấy đất nước này có được vị trí đúng đắn trên thế giới. Chúng tôi muốn thấy mọi trẻ em ở đây có được cơ hội giáo dục tốt, có được nền y tế mà chúng cần, có được công việc làm để giúp đỡ gia đình, có được sự phát triển không những tại những thành phố mà còn tại những miền quê.

Vì thế chúng tôi giữ một ước mơ mà từ lâu bà đã là đại diện cho nó vì mọi người trên khắp thế giới, và chúng tôi muốn trở thành đối tác với bà, với chính quyền mới, và với tất cả những ai có thiện chí muốn thấy được cuối cùng có một tương lai đang đợi chờ trở thành hiện thực cho mọi người dân.

Vì thế một lần nữa xin cám ơn lòng hiếu khách của bà, và cám ơn hơn nữa sự lãnh đạo và mối quan hệ chặt chẽ của bà với Hoa Kỳ.

Bà Kyi: Tôi muốn chấm dứt bằng việc ngỏ lời cám ơn tới Tổng thống Obama và tới đất nước Hoa Kỳ vì đã hợp tác xuyên suốt với chúng tôi, tham vấn chúng tôi từng bước một, và tới con đường hợp tác cẩn trọng để tiến đến việc tiếp xúc trên đất nước này. Đây sẽ là khởi đầu của một tương lai mới cho tất cả chúng ta, nếu chúng ta có thể giữ được nó, và hi vọng chúng ta sẽ làm được việc này.
Cám ơn,

Bộ trưởng Clinton: Cám ơn rất nhiều.
.
.
.
Clinton's Remarks With Aung San Suu Kyi, December 2011
Published December 2, 2011

Speakers: 
Hillary Rodham Clinton
Aung San Suu Kyi


Secretary of State Hillary Clinton gave these remarks with Aung San Suu Kyi in Rangoon, Burma on December 2, 2011.

MS. KYI: Are we all settled? I'd like to say that it's a great pleasure and a privilege for us – can you hear me --
QUESTION: Yes.
MS. KYI: -- to welcome Secretary Clinton to my country and to my home. It's, I think, a historical moment for both our countries because we hope that from this meeting, we will be able to proceed to us renewing the ties of friendship and understanding that bound our countries together since independence. There has been times when that tie has weakened, but I don't think it was ever really broken. And we hope that from now on, not only will the understanding and friendship between our two countries be reestablished and strengthened, but we will bring in also other members of the international community who share our commitment to human dignity, to peace, to democratic institutions, and to sustainable development.
We are so happy that Secretary Clinton had very good meetings at Nay Pyi Taw, and we are happy with the way in which the United States is engaging with us. It is through engagement that we hope to promote the process of democratization. Because of this engagement, I think our way ahead will be clearer, and we will be able to trust that the process of democratization will go forward. For this, we do need the help not just of the United States, but of other members of the international community. We need capacity-building in Burma, we need technical assistance, we are very eager that the time will come soon when the World Bank can send in an assessment team to find out what it is that our country really needs.
Before we decide what steps to take, we have to find out what our greatest needs are. And of course, two of the greatest needs of this country are rule of law and a cessation to civil war. All hostilities must cease within this country as soon as possible. That will really build up ethnic harmony and peace and a union that is prosperous and stable.
Now, when I say rule of law, I must mention that rule of law is essential to prevent more prisoner – political prisoners from appearing in Burma. First of all, we need all those who are still in prison to be released, and we need to ensure that no more are arrested in future for their beliefs. This is why we put so much emphasis on rule of law, and I am confident that the United States and our other friends will help us in our endeavors to bring rule of law to this country, and also in our endeavors to help our country to develop its educational and health facilities, which are the basic needs of all our peoples.
Whatever we do in the predominantly Burmese areas, we hope to be matched by similar programs and projects in the ethnic nationality areas, because we are a union of many peoples. And in a union of many peoples, there must be equality, there must be consideration for those who are in gracious need. And to that end, we look to our friends from all over the world to help us to meet the needs of the people of our country.
I am very confident that if we all work together – and by "we," I mean the Government of Burma, the opposition in Burma, our friends from the United States and all over the world who are committed to the same values – if we go forward together, I am confident that there will be no turning back from the road towards democracy. We are not on that road yet, but we hope to get there as soon as possible with the help and understanding of our friends.
I was very pleased to read today that the Chinese foreign ministry said – put out a statement welcoming the engagement of the United States and Burma. This shows that we have the support of the whole world. And I'm particularly pleased because we hope to maintain good, friendly relations with China, our very close neighbor – and not just with China, but with the rest of the world.
Now I think I must give time to Secretary Clinton, who you're all wishing to hear, because we are rather behind schedule.

SECRETARY CLINTON: Well, I want to begin by not only thanking you for your hospitality and welcoming us all here to your home today, but for your steadfast and very clear leadership of the opposition and of many here in Burma whose voices would not otherwise be heard, including ethnic nationalities.
About the way forward, democracy is the goal. That has been the goal from the very beginning. And yet we know that it has been a long, very difficult path that has been followed. We do see openings today that, as Aung San Suu Kyi just said, give us some grounds for encouragement. My visit, both here with members of the opposition as well as representatives of civil society and the ethnic nationalities, in concert with my visit with government officials yesterday, is intended to explore the path forward.
The United States wants to be a partner with Burma. We want to work with you as you further democratization, as you release all political prisoners, as you begin the difficult but necessary process of ending the ethnic conflicts that have gone on far too long, as you hold elections that are free, fair, and credible. But we also, because of our close work with you, know that there's much work to be done to build the capacity of the government. This is going to be an area that we will continue to consult closely with you to see what kind, as you said, technical assistance might be offered. The rule of law is essential in any democracy, and we will also look for ways we can work to further that.
But let me conclude by underscoring that you have been an inspiration, but I know you feel that you are standing for all the people of your country who deserve the same rights and freedoms of people everywhere. The people have been courageous and strong in the face of great difficulty over too many years. We want to see this country take its rightful place in the world. We want to see every child here given the chance for a good education, for the healthcare that he or she needs, for a job that will support a family, for development not only in the cities, but in the rural areas as well.
So we hold the dream that you have so long represented to many of us around the world, and we want to be a partner with you, with the new government, and with all people of goodwill who want finally to see the future that is right there waiting realized for every single citizen.
So thank you again for your gracious hospitality, but thank you even more for your leadership and your strong partnership with the United States.

MS. KYI: I would like to thank – end with a last note of thanks, a word of thanks to President Obama and to the United States of America for working so closely with us throughout, consulting us along each step of the way, and for the careful and collaborated way in which they are approaching engagement in this country. This will be the beginning of a new future for all of us, provided we can maintain it, and we hope to be able to do so.
Thank you.

SECRETARY CLINTON: Thank you so much. (Applause.)

Essential Documents are vital primary sources underpinning the foreign policy debate.
.
.
.

No comments: