Wednesday, December 14, 2011

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG : CÁC KẾT QUẢ CÓ THỂ XẢY RA (Teshu Singh, IPCS)



Teshu Singh
Nguồn: IPCS

Nguyên Ân chuyển ngữ
13/12/2011

Gần đây, Tổng thống Barack Obama yêu cầu Trung Quốc nên “chơi theo quy luật“ trong các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế và “cư xử như người lớn” đối với tranh chấp ở Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa). Điều này đã đẩy các nhà quan sát vào tình trạng lúng túng đối với các kịch bản có khả năng xảy ra trong khu vực. Bài viết này tìm hiểu bốn kịch bản có khả năng xảy ra trong khu vực dựa trên các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia hàng hải và những cuộc khảo sát trên các phương tiện truyền thông.

Kịch bản I – Nếu Trung Quốc tiếp tục đưa ra các tuyên bố “hàng hai”
Trung Quốc tuyên bố rằng họ có cơ sở lịch sử và là nước khiếu nại chính trong vụ tranh chấp ở Biển Đông. Họ cũng đã rất cẩn thận tính toán để không nêu rõ vị trí/quan điểm của họ trong khu vực này. Các giới chức Trung Quốc cũng từng nhắc trong nhiều dịp khác nhau rằng khu vực này là “lợi ích cốt lõi” của họ (Theo báo China Daily, ngày 02 tháng 8 năm 2010). Trung Quốc cũng đã thay đổi các tuyên bố về vấn đề này, rằng “Trung Quốc hiểu được lợi ích quốc gia và chào đón các đòi hỏi hàng hải của các cường quốc như Mỹ (China Daily, ngày 01 tháng 8 năm 2011). Nhưng gần đây, họ lại nói rằng “không có vùng biển quốc tế ở Biển Đông và Trung Quốc nên dùng sức mạnh để hành động nhằm đẩy lùi sự can thiệp của Mỹ trong các khu vực tranh chấp” (Taipei Times, 29 tháng 11 năm 2011). Điều này một lần nữa nhắc lại trong một bài viết của Giáo sư Pan Guoping, trong đó ông nêu lại quan điểm rằng “không có vùng biển quốc tế ở Biển Đông”. Các tuyên bố không thể giải thích như vậy từ Trung Quốc sẽ tiếp tục làm phức tạp thêm tình hình trong khu vực vốn đang rất hỗn loạn.

Biển Đông – Ảnh: globalechos

Kịch bản II – Nếu Trung Quốc cố gắng thúc đẩy các giải pháp song phương
Trung Quốc đã nhất định rằng vấn đề Biển Đông chỉ có thể giải quyết trên nguyên tắc song phương. Tuy nhiên, các nước ASEAN không muốn giải quyết vấn đề này trong khuôn khổ song phương bởi vì phần lợi nằm bên phía Trung Quốc do Bắc Kinh chiếm ưu thế về mặt chính trị lẫn kinh tế. Trung Quốc đã ký một thỏa thuận “Hiệp định về nguyên tắc cơ bản Hướng dẫn việc giải quyết các Vấn đề Hàng hải giữa Trung Quốc và Việt Nam” với Việt Nam, trong đó cho thấy một bước tiến của cả hai bên bởi vì trong số tất cả các nước tranh chấp ở biển Đông, Trung-Việt là hai nước quan trọng nhất. (Nhân dân Nhật báo, 17 Tháng 10, 2011). Thỏa thuận này đã đặt một nền tảng chính trị mà cả hai bên có thể đối thoại và tham vấn nhằm giải quyết các tranh chấp song phương. Và nếu họ có thể giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại song phương, thì việc này sẽ thiết lập một tiền đề cho các nước khác. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã bị Philippines mạnh mẽ phản đối (ngày 18 tháng 10 2011, Nhân dân Nhật báo).
Hơn nữa, Trung Quốc khẳng định rằng Biển Đông là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm và dựa trên kinh nghiệm quốc tế, tranh chấp nên được giải quyết song phương giữa các nước tham gia trực tiếp. Họ còn cho rằng các bên liên quan nên lựa chọn sự khôn ngoan để giải quyết các tranh chấp và không cần đến lực lượng bên ngoài can thiệp vào, vì nó chỉ làm phức tạp thêm vấn đề (22 tháng 11 2011, Nhân dân Nhật báo).

Kịch bản III – Nếu ASEAN trở nên quyết đoán để có Bộ Quy tắc ứng xử / Giải pháp đa phương
Theo Srikanth Kondapalli (Giáo sư, chuyên ngành Trung Quốc học, JNU), kể từ khi có nhiều nước tham gia vào tranh chấp nên việc này rất khó để có thể có một giải pháp cho tất cả. Tất cả các quốc gia này có các đồng minh của riêng họ và giải pháp song phương hầu như khó đáp ứng được, vấn đề này cần phải có một giải pháp đa phương và một quy tắc ứng xử chung. Ông cũng nêu ý kiến rằng các nước ASEAN rất thất vọng về bản chất không ràng buộc của Tuyên bố Bộ Luật ứng xử năm 2002 (Declaration of Code of Conduct 2002).
Vijay Sakhuja (Giám đốc Nghiên cứu, ICWA) tiếp tục cho rằng những nước trong khu vực có thể hợp tác phát triển với mục đích chia sẻ tài nguyên hoặc có thể thông qua giải pháp song phương hoặc đa phương (như Trung Quốc-Việt Nam, hay Trung Quốc-Việt Nam-Philippines). Gần đây các nước ASEAN đã bắt đầu xây dựng sức mạnh chính trị và quân sự. Philippines đã bắt đầu một chính sách đối đầu bằng cách gọi một phần của Biển Đông là vùng “Biển Tây Philippines”.

Kịch bản IV – Sự gia tăng quyết đoán của Hoa Kỳ
Trước đây, Lyle Goldstein nói rằng nếu các lãnh đạo Mỹ lưu ý đến lời khuyên của ông, thì họ nên bỏ hầu hết các cam kết trong khu vực Đông Nam Á, điều mà ông miêu tả là một khu vực có tầm quan trọng rất nhỏ nằm liền kề với một Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, (Tân Hoa Xã, 21 tháng 11 năm 2011). Ngày nay, Hoa Kỳ lại là nước có quyền lực bên ngoài lớn nhất trong khu vực, đặc biệt là sau khi Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh chiến lược “trở lại châu Á” của Hoa Kỳ và tiếp tục thực hiện rõ ràng rằng Hoa Kỳ đến “để ở lại” như một cường quốc Thái Bình Dương. Ngoài ra, họ còn quan tâm đến tự do hàng hải tại thời điểm quan trọng này.

Robert Kaplan trong bài báo Biển Đông là tương lai của cuộc xung đột đã vạch ra rằng Biển Đông sẽ là điểm hội tụ giữa Mỹ và Trung Quốc. Để đóng 2.500 lính thủy đánh bộ ở Úc, Trung Quốc đã trực tiếp cảnh báo Úc không nên cho phép Mỹ sử dụng căn cứ ở Darwin để gây tổn hại cho Trung Quốc và việc này có thể dẫn đến có nguy cơ “vướng chéo trong ngọn lửa”. Do đó, sự tiếp tục hiện diện của Hoa Kỳ có thể gây thêm các bất đồng vốn đang bất ổn. (Hoàn cầu Thời báo, ngày 16 Tháng 11 2011)

Các tranh chấp ở Biển Đông có thể được suy ra rằng sẽ không có biển động gì lớn xảy ra trong những ngày tới. Kịch bản xấu nhất có thể xảy ra là một số rối loạn về mặt chính trị. Giải quyết thông qua các cuộc đàm phán dường như khó có thể để đạt được kết quả nhưng có rất nhiều công cụ chính trị và ngoại giao khác để ngăn chặn các sự kiện bất thường trong khu vực. Hơn nữa, Trung Quốc là một nền kinh tế phát triển lớn nên việc này sẽ cung cấp thêm tiềm năng và tốc độ tăng trưởng cho các nền kinh tế ở các quốc gia ASEAN. Cuộc đối thoại chính thức giữa bộ ba với Nhật Bản, Ấn Độ và các nhà ngoại giao Mỹ vào ngày 19 tháng 12, năm 2011 sắp tới và cuộc họp bàn về Quy tắc Ứng xử trong tháng 1 năm 2012, giữa Trung Quốc-ASEAN, sẽ là các quyết định quan trọng trong việc xác định tương lai của Biển Đông.

______

Viện Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột (Institute for Peace and Conflict Studies) tiến hành các nghiên cứu độc lập về các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống trong khu vực và chia sẻ những phát hiện của Viện với các nhà hoạch định chính sách và công chúng. Viện cũng cung cấp diễn đàn để thảo luận với cộng đồng về các vấn đề chiến lược và cố gắng khám phá các lựa chọn khác để thay thế. Hơn nữa, Viện hướng tới xây dựng năng lực cho các học giả trẻ nhằm nầng cao chất lượng phân tích về các vấn đề an ninh Nam Á.

.
.
.

No comments: