BBC
Cập nhật: 23:22 GMT - thứ bảy, 10 tháng 12, 2011
Hàng ngàn người đã tham gia cuộc biểu tình phản đối chính phủ lớn nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ ở thủ đô Moscow của Nga.
Có tới 50.000 người xuống đường gần điện Kremlin để biểu tình phản đối kết quả bầu cử Hạ viện mà họ cho là gian dối và đòi bầu cử lại.
Một số người cũng kêu gọi Thủ tướng Vladimir Putin từ chức.
Các cuộc xuống đường nhỏ hơn cũng diễn ra ở St Petersburg và các thành phố khác.
Những người cộng sản, quốc gia và phe tự do thân phương Tây đều cùng nhau xuống đường bất chấp các khác biệt mà họ có.
Các nhóm này cáo buộc có gian lận rộng khắp trong cuộc bầu cử hôm 4/12 cho dù đảng Nước Nga Thống Nhất của Thủ tướng Vladimir Putin và Tổng thống Dmitry Medvedev bị giảm số phiếu ủng hộ xuống 49% từ con số 64% của kỳ bầu cử trước.
Các cuộc biểu tình diễn ra ngay sau bầu cử đã khiến 1.000 người bị bắt, chủ yếu ở Moscow, và một số nhà lãnh đạo biểu tình chính như nhà vận động chống tham nhũng Alexei Navalny đã bị tù.
Một thông điệp trên trang blog của ông Navalny nói: "Đã đến lúc quẳng hết xiềng xích. Chúng ta không phải là súc vật hay nô lệ. Chúng ta có tiếng nói và chúng ta có sức mạnh để bảo vệ nó."
Thủ tướng Vladimir Putin chưa bao giờ gặp phải các cuộc biểu tình như hiện nay, phóng viên BBC ở Moscow Steve Rosenberg cho biết.
Trong một thập niên cầm quyền, đầu tiên ở vị trí tổng thống, sau đó là thủ tướng ông đã quen với chuyện được coi là chính trị gia quyền lực và nổi tiếng nhất.
Nhưng như một trong những người biểu tình nói với phóng viên BBC, nước Nga đang thay đổi.
'Chúng tôi là nhân dân'
Cảnh sát nói số người tập trung ở Quảng trường Bolotnaya trong cuộc tụ họp vì "Bầu cử Công bằng" vào khoảng 25.000 trong khi những người tổ chức nói có tới 100.000 người tham gia.
Phóng viên BBC Daniel Sandford tường thuật tại chỗ nói số người tham gia có vẻ gần với con số 50.000 hơn.
Anh cũng nói: "Người ta thực sự cảm thấy cảm giác giận giữ - và cho dù số người không lớn tính theo tiêu chuẩn toàn cầu, nhưng theo tiêu chuẩn Moscow thì đây là cuộc biểu tình rất, rất quan trọng.
"Kể từ những năm 1990, chưa bao giờ có số người như thế này xuống đường."
Các nhóm tham gia biểu tình đã thông qua một nghị quyết kêu gọi hủy kết quả bầu cử hôm Chủ Nhật, tổ chức bầu cử mới, người đứng đầu ủy ban bầu cử Vladimir Churov phải từ chức và tổ chức điều tra cáo buộc gian lận bầu cử cũng như trả tự do ngay lập tức cho những người biểu tình bị bắt.
Konstantin Kosachyov, một dân biểu của đảng Nước Nga Thống Nhất phát biểu nhân danh điện Kremlin rằng chính quyền bác bỏ chuyện đàm phán về các đòi hỏi của người biểu tình.
"Với tất cả lòng kính trọng cho những người biểu tình, họ không phải là một đảng chính trị," ông được hãng tin Reuters trích lời nói.
Chính quyền đã đồng ý để cuộc biểu tình diễn ra với điều kiện địa điểm biểu tình chuyển từ Quảng trường Cách Mạng sang Quảng trường Bolotnaya, một đảo trên sông Moscow nằm ở phía nam điện Kremlin nhằm có thể kiểm soát được các điểm ra vào.
Những người tuần hành đã đổ tới đây qua cây cầu chạy dưới các bức tường bao quanh tường điện Kremlin và qua hàng rào cảnh sát dài.
Các nhân vật có tiếng tại biểu tình bao gồm cả nhà hoạt động đối lập trẻ tuổi hơn như Yevgenia Chirikova tới cựu Thủ tướng Mikhail Kasyanov và cựu phó thủ tướng dưới thời cố Tổng thống Boris Yeltsin, Boris Nemtsov.
Ít nhất 50.000 cảnh sát và lính chống bạo động được triển khai ở Moscow trước cuộc biểu tình hôm thứ Bẩy và phóng viên BBC nói thành phố trong giống một quốc gia cảnh sát hơn một nền dân chủ.
Không có các tin tức về tổng số vụ bắt bớ liên quan tới biểu tình ở Moscow nhưng bộ nội vụ nói họ đã bắt 130 người trên toàn quốc, đa số là ở vùng viễn đông Khabarovsk.
Trong các diễn biến khác:
Những người biểu tình ở cảng Thái Bình Dương Vladivostock mang biểu ngữ và khẩu hiệu như "Lũ chuột xéo đi" và "Hỡi những tên biển thủ và trộm cắp - hãy trả lại bầu cử cho chúng tôi!"
Tại Kurgan, giáp biên với Kazakhstan, cảnh sát giải tán một cuộc tụ tập không xin phép của khoảng 200-400 người.
Khoảng 3.000 người tụ họp trong hai giờ ở Novosibirsk bất chấp thời tiết -20 độ C.
Ít nhất 3.000 người tụ họp tại Yekaterinburg, hô vang "Tự do cho tù chính trị" và "Nước Nga không có Putin".
Khuyên Medvedev
Tại St Petersburg, thành phố lớn thứ hai của Nga, hàng ngàn người tập trung ở Quảng trường Pionerskaya để nghe các diễn văn kêu gọi bầu cử lại và đòi ông Putin ra đi, phóng viên BBC Richard Galpin cho hay.
Cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa và được tổ chức tốt cho dù một số người biểu tình bị cảnh sát kéo đi ở những nơi khác trong thành phố.
Daniil Klubov, một nhà lãnh đạo sinh viên tại cuộc tụ họp ở St Petersburg, nói với BBC rằng các sinh viên chịu sức ép không được tham gia biểu tình.
"Tôi không thuộc phong trào chính trị nào cả - Tôi chỉ là một sinh viên đã chán ngấy tất cả những lời dối trá," anh nói.
Anh cũng cho biết anh và các bạn sinh viên khác đã nhận được những lời đe dọa nặc danh trên vKontakte, một trang mạng xã hội ở Nga tương tự như Facebook, rằng họ đối mặt với án tù, bị đuổi khỏi trường hay bị gọi nhập ngũ.
Cảnh sát ước tính số người biểu tình ở St Petersburg ở mức 10.000 người.
Theo kết quả chính thức của cuộc bầu cử Hạ viện Nga, đảng Nước Nga Thống Nhất được 49% số phiếu, giảm so với mức 64% họ đạt được trong lần bỏ phiếu trước.
Tuy nhiên họ vẫn là đảng lớn nhất ở quốc hội, theo sau là Đảng Cộng sản.
Hôm thứ Sáu, Ủy ban Quyền Con người thuộc phủ tổng thống khuyên ông Medvedev rằng các tin tức về gian lận bầu cử gây lo ngại sâu sắc và cần phải bầu cử lại nếu các tin tức này chính xác.
Tuy nhiên ủy ban không có quyền ra lệnh bầu cử mới
Ông Putin, người là tổng thống trong giai đoạn 2000-2008 vẫn được cho là sẽ chiến thắng trong bầu cử tổng thống vào tháng Ba.
Hôm thứ Năm ông đổ lỗi cho Hoa Kỳ tiếp sức cho các cuộc biểu tình gần đây sau khi Ngoại trưởng Hillary Clinton bày tỏ lo ngại về bầu cử ở Nga.
Các bài liên quan
------------------------------------------
James Brooke | Moscow
Thứ Bảy, 10 tháng 12 2011
Bài “Nước Nga Không Putin” là bài hát được ưa chuộng của hàng vạn người đi biểu tình chỉ cách điện Kremli có mấy quãng đường, và chắc chắn là những người bên trong vẫn nghe được ca từ.
Các cuộc biểu tình lần này được xem là lớn nhất kể từ khi ông Putin lên nắm quyền năm 2000.
Từ Vladivostok ở vùng biển Thái Bình Dương cho đến Kaliningrad trong vùng Baltic, hàng vạn người Nga đã đi biểu tình để phản đối điều mà gọ gọi là gian lận trắng trợn trong cuộc bầu cử Quốc hội tuần trước.
Đứng tại quảng trường Cách Mạng ở Moscow, bà Evgenia Chirikova, một khuôn mặt đối lập nói chuyện với VOA trước khi cùng khoảng 20.000 khác đi biểu tình:
“Phong trào dân chủ đòi phải có bầu cử mới và thả tù chính trị. Tuần trước, cảnh sát phản ứng mạnh tay với người biểu tình, bắt giữ khoảng 1.600 người.”
Cuối ngày thứ Bảy, trên khắp nước Nga có chưa tới 100 người bị bắt.
Vào lúc giải tán cuộc biểu tình ở Moscow, người biểu tình đối mặt với hàng rào cảnh sát chống bạo loạn dày đặc.
Họ hát: “Cảnh sát cũng là nhân dân.”
Đài truyền hình nhà nước phá vỡ sự im lặng từ cả tuần qua bằng những bài tường trình về biểu tình, trong đó có cảnh đoàn biểu tình ở Moscow đứng đầy một công viên, tràn ra một cây cầu gần đấy.
Ông Alexei Venediktov, giám đốc đài phát thanh Ekho Moscow, đã từng chống lại chế độ Xô-viết trong thập niên 1980, nói:
“Người biểu tình thuộc thế hệ mới, thế hệ của Putin. Họ đã đi bầu, lá phiếu của họ bị đánh tráo nên bây giờ họ muốn có một cuộc bầu cử công bằng.”
Một số người thuộc thế hệ Putin bị xếp vào loại chống đối hung hăng nhất, không có dịp đi biểu tình, họ đã bị giam lại một chỗ, trong đó có Alexei Navalny, một thủ lĩnh phản kháng có sức thu hút quần chúng mạnh nhất.
Anh Roman Sytnikov, một tư chức 32 tuổi, đi biểu tình lần đầu tiên, nói:
“Tôi không thể ngồi yên được nữa. Sự thối nát đã quá lớn.”
Andrei, một nhân viên văn phòng 24 tuổi biết được có biểu tình là nhờ Internet.
Roman Protasevich, 31 tuổi, tư vấn tài chính, nói anh đã theo dõi nhiều thông tin trên mạng và thật là buồn cười khi ông Putin nói Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton xúi giục làm loạn tại Nga:
“Putin tiếp tục nói những gì y hệt ông ta đã nói trước đây. Thật là buồn cười. Chẳng ai tin như vậy.”
Đến ngày 4 tháng 3, ông Putin đối mặt với cử tri để tìm sự ủng hộ của họ cho một nhiệm kỳ 6 năm tổng thống.
Cách nay một tuần, ai cũng nghĩ thắng lợi của ông là đương nhiên.
Sau các cuộc biểu tình hôm thứ Bảy trên khắp nước Nga, những ai muốn đánh cược bắt đầu suy nghĩ lại.
Các cuộc biểu tình lần này được xem là lớn nhất kể từ khi ông Putin lên nắm quyền năm 2000.
Từ Vladivostok ở vùng biển Thái Bình Dương cho đến Kaliningrad trong vùng Baltic, hàng vạn người Nga đã đi biểu tình để phản đối điều mà gọ gọi là gian lận trắng trợn trong cuộc bầu cử Quốc hội tuần trước.
Đứng tại quảng trường Cách Mạng ở Moscow, bà Evgenia Chirikova, một khuôn mặt đối lập nói chuyện với VOA trước khi cùng khoảng 20.000 khác đi biểu tình:
“Phong trào dân chủ đòi phải có bầu cử mới và thả tù chính trị. Tuần trước, cảnh sát phản ứng mạnh tay với người biểu tình, bắt giữ khoảng 1.600 người.”
Cuối ngày thứ Bảy, trên khắp nước Nga có chưa tới 100 người bị bắt.
Vào lúc giải tán cuộc biểu tình ở Moscow, người biểu tình đối mặt với hàng rào cảnh sát chống bạo loạn dày đặc.
Họ hát: “Cảnh sát cũng là nhân dân.”
Đài truyền hình nhà nước phá vỡ sự im lặng từ cả tuần qua bằng những bài tường trình về biểu tình, trong đó có cảnh đoàn biểu tình ở Moscow đứng đầy một công viên, tràn ra một cây cầu gần đấy.
Ông Alexei Venediktov, giám đốc đài phát thanh Ekho Moscow, đã từng chống lại chế độ Xô-viết trong thập niên 1980, nói:
“Người biểu tình thuộc thế hệ mới, thế hệ của Putin. Họ đã đi bầu, lá phiếu của họ bị đánh tráo nên bây giờ họ muốn có một cuộc bầu cử công bằng.”
Một số người thuộc thế hệ Putin bị xếp vào loại chống đối hung hăng nhất, không có dịp đi biểu tình, họ đã bị giam lại một chỗ, trong đó có Alexei Navalny, một thủ lĩnh phản kháng có sức thu hút quần chúng mạnh nhất.
Anh Roman Sytnikov, một tư chức 32 tuổi, đi biểu tình lần đầu tiên, nói:
“Tôi không thể ngồi yên được nữa. Sự thối nát đã quá lớn.”
Andrei, một nhân viên văn phòng 24 tuổi biết được có biểu tình là nhờ Internet.
Roman Protasevich, 31 tuổi, tư vấn tài chính, nói anh đã theo dõi nhiều thông tin trên mạng và thật là buồn cười khi ông Putin nói Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton xúi giục làm loạn tại Nga:
“Putin tiếp tục nói những gì y hệt ông ta đã nói trước đây. Thật là buồn cười. Chẳng ai tin như vậy.”
Đến ngày 4 tháng 3, ông Putin đối mặt với cử tri để tìm sự ủng hộ của họ cho một nhiệm kỳ 6 năm tổng thống.
Cách nay một tuần, ai cũng nghĩ thắng lợi của ông là đương nhiên.
Sau các cuộc biểu tình hôm thứ Bảy trên khắp nước Nga, những ai muốn đánh cược bắt đầu suy nghĩ lại.
------------------------
Thanh Hà - RFI
Chủ nhật 11 Tháng Mười Hai 2011
Hàng chục ngàn người Nga đã biểu tình trên toàn quốc, tố cáo gian lận bầu cử và phản đối kết quả bầu cử Quốc hội ngày 04/12/11. Đây là một thách thức đối với chính quyền của ông Putin. Matxcơva không bình luận về cuộc biểu dương lực lượng của đường phố.
Hôm nay, 11/12/2011 các nhà lãnh đạo Nga vẫn chưa lên tiếng về cuộc biểu tình rầm rộ ngày hôm qua, quy tụ ít nhất 10 000 tại Saint Petersbourg và hàng ngàn người ở những thành phố khác, từ Vladivostok bên bờ Thái Bình Dương đến Kaliningrad sát biển Baltic. Riêng tại thủ đô Matxcơva, cảnh sát cho biết đã có 25 000 người hưởng ứng phong trào xuống đường, nhưng theo các nguồn tin độc lập thì số người tham dự đã lên tới từ 50 000 đến 80 000.
Các đoàn tuần hành ở khắp mọi nơi đòi chính quyền Nga tổ chức lại một cuộc bầu cử khác, công bằng hơn. Đoàn người biểu tình phản đối kết quả bầu cử mà theo đó đảng Nước Nga Thống Nhất của ông Putin chiếm đa số tuyệt đối ở viện Douma với 238 trên tổng số 450 đại biểu. Một số tiếng nói thậm chí còn đòi thủ tướng Putin từ chức.
Đây là một sự kiện hiếm có trên nước Nga kể từ khi ông Vladimir Putin lên cầm quyền vào năm 2000. Theo các tổ chức độc lập, cuộc biểu dương lực lượng ngày hôm qua trên toàn quốc là một hành động thách thức đối với chính quyền của ông Putin bốn tháng trước khi ông ra tranh cử tổng thống.
Trước làn sóng phản kháng nói trên, phát ngôn viên phủ thủ tướng, Dmitri Peskov trên mạng thông tin gazeta.ru tuyên bố là chính phủ không bình luận về đề tài này. Nhân vật duy nhất trong hàng ngũ lãnh đạo Nga lên tiếng là Andrei Issaiev, một cán bộ cao cấp của đảng Nước Nga Thống Nhất. Ông này cho rằng tại Matxcơva, « vài chục ngàn người biểu tình không thấm vào đâu so với dân số hàng triệu người ở thủ đô » Tuy nhiên, ông này nhìn nhận là Matxcơva sẽ « phân tích kỹ lưỡng những bất mãn » của người biểu tình.
Một điều đáng chú ý khác là các đài truyền hình Nga nằm trong tay nhà nước, tối hôm qua, đều đã mở đầu bản tin với sự kiện này. Theo một nguồn tin từ điện Kremlin được trang mạng gazeta.ru trích dẫn, chính tổng thống Dmitri Medvedev đã cho phép các đài truyền hình đưa tin về biểu tình và cũng chính ông đã ra chỉ thị cho cảnh sát Matxcơva phải giữ thái độ chừng mực. AFP cho biết tại khu vực thủ đô Matxcơva, đã không có một người biểu tình nào bị câu lưu trong cuộc tuần hành ngày hôm qua.
Các đảng phái đối lập ở Nga đang chuẩn bị cho các cuộc tuần hành kế tiếp được dự trù vào những ngày 17, 18 và 24/12/2011.
Phong trào phản kháng chống lại chính quyền Putin không chỉ dấy lên tại Nga. Hôm qua, ở New York, đã có khoảng 200 người Nga biểu tình trước tòa lãnh sự Nga trên đảo Manhattan để thể hiện tình đoàn kết với đồng hương của họ. Theo lời ban tổ chức tại New York, còn có nhiều cuộc tập hợp tương tự cũng đã diễn ra tại Luân Đôn, Hồng Kông Tokyo và Vancouver (Canada).
.
.
.
No comments:
Post a Comment