Siobhan Gorman
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Wed, 12/14/2011 - 05:04
WASHINGTON- Theo những người được tường trình về cuộc điều tra này cho biết, các cơ quan tình báo đã xác định chính xác được nhiều nhóm người Trung Quốc chịu trách nhiệm về việc do thám mạng ở Mỹ, hầu hết đều được tài trợ bởi quân đội Trung Quốc.
Được trang bị với những thông tin này, Mỹ đã bắt đầu hình thành cơ sở để đối đầu trực tiếp hơn với Trung Quốc về vấn đề dò thám mạng. Theo một nhân vật hiểu biết về cuộc họp cho biết, hai tuần trước, các quan chức Mỹ đã gặp các đối tác Trung Quốc và cảnh cáo Trung Quốc về những hậu quả ngoại giao của các vụ gián điệp về kinh tế.
Những người được thông báo về cuộc điều tra cho biết, chiến dịch do thám mạng ảo của Trung Quốc chủ yếu bắt nguồn từ một hàng chục nhóm có kết nối với Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và một nửa chục nhóm không thuộc quân đội có kết nối với các tổ chức như trường đại học. Hai nhóm khác cũng đóng một vai trò quan trọng, mặc dù các nhà điều tra không xác định được họ có kết nối với quân đội hay không.
Trong nhiều trường hợp, Cơ quan An ninh Quốc gia đã xác định được danh tính của những cá nhân hoạt động trong các nhóm này, vốn là một phát triển quan trọng có thể cho phép Hoa Kỳ lựa chọn việc đối mặt với chính phủ Trung Quốc trực tiếp hơn về các hoạt động do thám hoặc có thể đáp ứng bằng một cuộc phản công, theo vị quan chức đã thông báo về nỗ lực trên cho biết.
"Đấy thực sự là một số lượng nhỏ các nhóm từng thực hiện hầu hết những công việc bẩn thỉu của Quân Đội TQ" ông James Lewis, một chuyên gia về an ninh mạng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, người thường xuyên tư vấn cho chính quyền Obama nói. "Cơ quan An Ninh Quốc gia khá tự tin về khả năng của mình để quy gán [hành động gián điệp mạng] vào tập hợp các tay kịch sĩ này"
Trong đầu tháng Mười một, chỉ huy cơ quan phản gián Mỹ đã ban hành một báo cáo bất thường thẳng thừng cáo buộc Trung Quốc là thủ phạm tích cực và dai dẳng nhất của cả thế giới về gian điệp kinh tế. Các nhà lập pháp cũng đã lên tiếng nhiều hơn đến Trung Quốc về chiến dịch gián điệp mạng lan rộng của họ.
Tuy nhiên, những cân nhắc về ngoại giao có thể giới hạn quan tâm của Hoa Kỳ trong việc xử dụng một cách tiếp cận đối đầu hơn bởi vì một số quan chức Mỹ thận trọng với việc chọc giận Trung Quốc, người chủ nợ lớn nhất của Mỹ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Liu Weimin cho biết rằng luật pháp Trung Quốc "rõ ràng cấm đoán hành vi tin tặc" và rằng chính phủ Trung Quốc " tích cực tham gia vào các hợp tác quốc tế và trừng trị thẳng tay các hành vi như vậy".
"Những cáo buộc rằng Trung Quốc từng dự phần hoặc chính phủ Trung Quốc yểm trợ các loại tấn công như vậy là hoàn toàn vô căn cứ" ông nói.
Các quan chức Trung Quốc thường xuyên tranh cãi về những cáo buộc của Hoa Kỳ về gián điệp mạng, nói rằng họ là nạn nhân cứ không phải thủ phạm của tội phạm mạng và do thám mạng. Một phát ngôn viên của Cơ qian An Ninh Quốc gia đã từ chối bình luận về những điều này.
Việc xác định kẻ thù từng là khó khăn bởi vì rất dễ dàng giả mạo danh tính và địa điểm trong không gian mạng. Trong quá khứ, sự thiếu khả năng liên kết chính xác các hoạt động gián điệp mạng với một diễn viên nào đó đã hạn chế khả năng đáp trả của Mỹ bởi vì khó có thể trả đũa hoặc đối đầu với một kẻ thù không xác định.
Chính phủ Mỹ, dẫn đầu bởi Cơ quan An ninh Quốc gia, đã theo dõi chiến dịch do thám mạng lan rộng của Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ qua. Các nỗ lực của chính phủ trước đây từng mang những cái tên cầu kỳ như "Rain Titan" và "Hades Byzantine".
Gần đây hơn, Cơ quan An Ninh Quốc gia và các cơ quan tình báo khác đã thực hiện được tiến bộ đáng kể trong việc quy kết những cuộc tấn công đến một số nguồn gốc - chủ yếu là trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc - bằng cách kết hợp kỹ thuật giám định mạng với bộ tập hợp tin tức tình báo liên tục thông qua điện tử và gián điệp nhân sự, ông Lewis nói.
Cuộc điều tra về các hoạt động của Trung Quốc là đợt chiến đấu mới nhất của cuộc phản gián trong không gian mạng.
Người được tham dự tường trình về cuộc điều tra cho biết, hoạt động gián điệp được chia thành các nỗ lực do thám mạng của 20 nhóm với những cách tấn công khác nhau vốn chịu trách nhiệm hầu hết việc đánh cắp bí mật của Mỹ trong không gian mạng. Các viên chức tình báo Mỹ đã đặt các mã danh khác nhau cho mỗi nhóm.
Các viên chức tình báo Mỹ có thể xác định được các nhóm khác nhau dựa trên một loạt các chỉ hướng. Những đặc điểm này bao gồm các loại phần mềm tấn công mạng mà họ sử dụng, các địa chỉ Internet khác nhau được sử dụng khi ăn cắp dữ liệu và các cuộc tấn công được thực hiện để chống lại các mục tiêu khác nhau như thế nào. Theo lời viên chức trên cho biết, ngoài các cơ quan chính phủ Mỹ, mục tiêu chính của các nhóm này bao gồm các nhà thầu về quốc phòng của Mỹ.
Nói chung, những nhóm này sử dụng đến hàng trăm người. Con số này được cho là nhỏ so với các ước tính khoảng 30.000 đến 40.000 người kiểm duyệt viên, được cho là do chính phủ Trung Quốc sử dụng để tuần tra trên Internet.
Chính phủ Trung Quốc được cho là đã đứng đằng sau một số vụ đột nhập không gian mạng lớn gần đây, bao gồm cả các vụ tin tặc nhiều lần vào Google Inc và đơn vị RSC của tập đoàn EMC, nơi chế tạo các thẻ số được sử dụng để truy cập mạng bởi hàng triệu nhân viên của công ty.
Một vụ tấn công mạng vào công ty Lockheed Martin Corp được tiết lộ trong năm nay cũng đã được tin là có nguồn từ Trung Quốc, và Trung Quốc cũng được cho là chịu trách nhiệm cho cuộc xâm nhập một vài năm trước đây vào chương trình vũ khí Joint Strike Fighter của Ngũ Giác Đài, cũng từng do Lockheed quản lý.
Báo cáo về phản gián được phát hành vào tháng trước đã dự đoán rằng những nỗ lực hoạt động gián điệp của Trung Quốc sẽ còn tiếp tục phát triển.
Nguồn: Wall Street Journal
.
.
.
No comments:
Post a Comment