08-12-2011
DCVOnline: Trung Quốc đã tự thiết kế và sản xuất chiến đấu cơ cho mình, điển hình là hai loại chiến đấu cơ mới và tối tân nhất FC-1 và J-10. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn phải nhập máy động cơ phản lực cho chiến đấu cơ của mình từ Nga. (2)
Những máy động cơ này được sản xuất theo đơn đặt hàng của Trung Quốc, và được bàn giao như một sản phẩm đã hoàn chỉnh. Nga không bàn giao công nghệ sản xuất máy động cơ phản lực cho Trung Quốc.
Theo giới chuyên môn ước tính, phải đến năm 2016 may ra Trung Quốc mới tự sản xuất động cơ phản lực cho chính mình được.
Giờ DCVOnline mời bạn đọc đọc bản tin về chuyện hàng không mẫu hạm của Trung Quốc… chưa có hệ thống hãm (arresting gears) để giữ phi cơ khi đáp xuống boong tàu.
Theo bản tin trên của Hải quân Nga được đăng lại trên trang mạng Navy Recognition cho hay, thì chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc đang gặp trở ngại mới và bất ngờ, vì chiếc HKMH Varyag được đóng từ thời Xô-viết đã không được gắn hệ thống hãm để giữ phi cơ lại khi đáp xuống boong tàu, và hiện không rõ là Trung Quốc có mua được hệ thống hãm này không.
Năm 2007, hãng thông tấn Kanwa tường thuật từ thành phố St. Petersburg, Nga là Trung Quốc sẽ mua bốn hệ thống hãm do Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Hàng hải (Marine Engineering Research Institute) chế tạo và do nhà máy Proletarsky Zavod sản xuất, nhà máy này xưa nay vốn sản xuất tất cả hệ thống hãm và các móc cho hệ thống hãm phi cơ cho nước Nga.
Kanwa cũng tường thuật là theo một nguồn tin ở nhà máy Proletarsky Zavod, viên chức Trung Quốc đã viếng thăm nhà máy này nhiều lần trước đây và tuyên bố không dấu diếm là họ muốn mua tối thiểu 4 hệ thống hãm phi cơ này. Cuộc thương thảo của họ xảy ra ở văn phòng hãng Rosoboronexport; bao gồm người đàm phán đại diện cho nhà máy Proletarsky Zavod, và viên chức Trung Quốc đã yêu cầu nhà máy cung cấp những thông tin kỹ thuật.
Năm 2011, một nguồn tin có thẩm quyền nói với phóng viên của hãng thông tấn Kanwa là cuộc thương thảo của họ đang gặp phải trở ngại bất ngờ -- đó là giới chức đặc trách cho kỹ nghệ quốc phòng Nga đã quyết định không bán hệ thống hãm phi cơ này cho Trung Quốc.
Năm 2007, hãng thông tấn Kanwa tường thuật từ thành phố St. Petersburg, Nga là Trung Quốc sẽ mua bốn hệ thống hãm do Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Hàng hải (Marine Engineering Research Institute) chế tạo và do nhà máy Proletarsky Zavod sản xuất, nhà máy này xưa nay vốn sản xuất tất cả hệ thống hãm và các móc cho hệ thống hãm phi cơ cho nước Nga.
Kanwa cũng tường thuật là theo một nguồn tin ở nhà máy Proletarsky Zavod, viên chức Trung Quốc đã viếng thăm nhà máy này nhiều lần trước đây và tuyên bố không dấu diếm là họ muốn mua tối thiểu 4 hệ thống hãm phi cơ này. Cuộc thương thảo của họ xảy ra ở văn phòng hãng Rosoboronexport; bao gồm người đàm phán đại diện cho nhà máy Proletarsky Zavod, và viên chức Trung Quốc đã yêu cầu nhà máy cung cấp những thông tin kỹ thuật.
Năm 2011, một nguồn tin có thẩm quyền nói với phóng viên của hãng thông tấn Kanwa là cuộc thương thảo của họ đang gặp phải trở ngại bất ngờ -- đó là giới chức đặc trách cho kỹ nghệ quốc phòng Nga đã quyết định không bán hệ thống hãm phi cơ này cho Trung Quốc.
Theo nguồn tin này, Trung Quốc tìm cách mua những móc hãm phi cơ từ Ukraine thay vì mua trực tiếp từ Viện NCKTHH và hãng Proletarsky Zavod, và những móc hãm trên chỉ thích hợp cho loại máy bay huấn luyện JL-9 và loại "nhái mẫu" J-15.
Điều gì đã làm Nga đổi ý và từ chối bán hệ thống hãm phi cơ trên hành không mẫu hạm này cho Trung Quốc ở phút cuối như thế? Hãng thông tấn Kanwa đã hỏi bộ ngoại giao và bộ quốc phòng Nga nhiều lần về việc mua kỹ thuật đóng hàng không mẫu hạm của Nga. Sự trả lời chính thức từ phía Nga như nhau: "Ngăn cấm xuất cảng hệ thống vũ khí chiến lược cho Trung Quốc. Hàng không mẫu hạm, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, kỹ thuật sản xuất vũ khí nguyên tử -- tất cả những thứ này là vũ khí chiến lược."
Tuy nhiên, khi Kanwa điều tra thêm về việc này, thì họ tìm thấy lý do chính cho vấn đề không phải ở chỗ "cấm xuất cảng vũ khí chiến lược cho Trung Quốc" nhưng vì Nga bất mãn với Trung Quốc khi Trung Quốc ăn cắp mẫu của chiến đấu cơ Su-33 loại đáp trên hàng không mẫu hạm của Nga để tự xào nấu, rồi chế biến cho chính mình.
Trước đó, trong năm 2007, nguồn tin cho Kanwa hay là chế tạo và sản xuất hệ thống hãm phi cơ trên hàng không mẫu hạm là một tiến trình phức tạp mà chỉ có Nga và Hoa Kỳ là có kỹ thuật thích hợp vào thời điểm đó. Chính Ấn Độ cũng phải mua hệ thống hãm này của Nga. Theo Kanwa, "trong qúa khứ, hàng không mẫu hạm được gắn với bốn hệ thống hãm phi cơ, nhưng chiếc HKMH mới của Ấn Độ lại được trang bị với ba hệ thống hãm mà thôi, điều đó cho thấy hệ thống hãm do Nga chế tạo và sản xuất có độ tin cậy rất cao."
Theo bản tin của hải quân Nga cho hay thì một đại diện cho hãng Rosoboronextport ông A. Plotnikov vừa mới đây nói với hãng thông tấn Kanwa là "Trung Quốc rất muốn mua hệ thống hãm phi cơ này nhưng chúng tôi đã không bán."
Năm 2006, giám đốc Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Hàng hải và hãng sản xuất Proletarsky Zavod cho phóng viên Kanwa hay là Trung Quốc sẵn sàng mua bốn hệ thống hãm cho phi cơ sau nhiều vòng đàm phán. Tuy nhiên, vào năm 2011 này ông nói là "chúng tôi nhận được lệnh bất ngờ từ Mạc Tư Khoa bảo cắt hết liên lạc với đối tác Trung Hoa. Nói khác đi, chúng tôi đã không thể bán cho Trung Quốc những hệ thống hãm này cũng như các dụng cụ khác cho hàng không mẫu hạm của họ."
Bộ ngoại giao Nga ngay sau đó tuyên bố "kỹ thuật và vũ khí chiến lược không được bán cho Trung Quốc."
Những dữ kiện nói trên cho thấy lý do tại sao những hệ thống hãm phi cơ trên đã không được giao cho trung tâm huấn luyện phi hành Yanliang vào tháng Tám năm 2010 rồi và tại sao những hệ thống này đã chưa được gắn trên hàng không mẫu hạm Varyag trước đây cho chuyến thử đầu tiên.
Theo ông A. Plotnikov, hiện đang có một số hệ thống hãm cũ ở Ukraine, và Trung Quốc có thể mua lại. Tuy nhiên, những hệ thống hãm cũ này chỉ được dùng như hàng mẫu để trình diễn mà thôi. Nhưng người ta tin rằng sau khi Trung Quốc mua lại những hệ thống này từ Ukraine, họ có thể nghiên cứu sự cấu tạo và rồi Trung Quốc sẽ cần thời gian để phát triển cho mình một hệ thống tương tự trong tương lai.
© DCVOnline
Nguồn:
(1) Russia refuses to sell arresters for Chinese aircraft carrier. Navy Recognition, 25 November 2011
(2) 1. Reputation of Chinese military aircraft engines are highly dependent on Russian technology. Wareye.com, 11 April 20
.
.
.
No comments:
Post a Comment