Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Thu, 12/01/2011 - 12:50
Xu Limin làm hết sức mình để bảo đảm rằng loại gạo cô mua không phải từ miền nam Trung Quốc.
“Tôi không quá kén chọn mọi món ăn, nhưng gạo là thứ quan trọng nhất, vì thế tôi muốn có loại gạo sạch nhất,” Xu, một nhân viên văn phòng 28 tuổi ở Bắc Kinh trò chuyện trong khi cô đang mua sắm thức ăn tại một siêu thị thực phẩm tự nhiên.
“Mọi người đều biết gạo từ miền nam có thể bị nhiễm độc vì thế tôi muốn tìm gạo từ miền bắc, hoặc thậm chí gạo nhập.”
Trên cán cân về an toàn lương thực tại Trung Quốc, gạo bị ô nhiễm có thể là vấn đề lớn nhất từ trước đến nay. Gạo là mặt hàng chủ lực của quốc gia, gắn sâu với lịch sử, văn hoá và mọi thứ ở Trung Quốc.
Mặc dù ngành trồng lúa đang giảm đi khi đất nước này trở nên đô thị hoá và giàu có hơn, Trung Quốc vẫn sản xuất gần một phần ba lượng gạo trên thế giới. Nước này cũng là quốc gia tiêu thụ gạo lớn nhất.
Vì thế khi có những báo cáo được đưa ra vào đầu năm nay cho thấy có đến 10% lượng gạo trồng trong nước với tổng cộng 12 triệu tấn các loại gạo, có thể bị nhiễm độc vì những chất kim loại có trong đất bị ô nhiễm, rất dễ hiểu khi người tiêu dùng trở nên lo lắng.
Nhiều người như cô Xu nói rằng họ nghe tin đồn về gạo bị nhiễn độc đã nhiều năm nay. Xu nói rằng cô không thấy sốc vì những báo cáo trên, nhưng chúng cũng đã củng cố mối nghi ngờ của mình và khiến cô càng sẵn sàng tìm kiếm loại gạo đặc biệt và có khả năng là đắt hơn.
Đương nhiên, cũng như hầu hết những thực phẩm khác tại Trung Quốc, hầu như khó có thể nói một cách chắc chắn là chúng được trồng từ đâu và liệu chúng có bị nhiễm vài loại chất độc nào không.
“Hạt gạo từ miền bắc ngắn hơn, cứng hơn và có mùi đất hơn,” Xu nói, giải thích thêm về phương pháp lựa chọn gạo của mình.
“Hạt gạo từ miền bắc ngắn hơn, cứng hơn và có mùi đất hơn,” Xu nói, giải thích thêm về phương pháp lựa chọn gạo của mình.
Những báo cáo về gạo độc đã bắt đầu được lưu tâm từ tháng Hai, khi truyền thông Trung Quốc đưa ra những nghiên cứu khoa học cho thấy có đến 10% gạo trồng ở Trung Quốc bị nhiễm chất Cadmium. Thứ kim loại nặng độc hại này được cho là đã được đổ vào phân bón ruộng qua nhiều năm đổ bỏ chất thải công nghiệp và cống rãnh.
Những tạp chí điều tra Trung Quốc đã đưa ra vài trường hợp trong đó toàn bộ những ngôi làng bị ảnh hưởng bởi gạo nhiễm độc. Tại một ngôi làng ở tỉnh Quảng Tây, các nông dân đã kể lại những chi tiết đầy đau đớn của triệu chứng nhiễm độc Cadmium, bao gồm chứng đau khớp và xương trầm trọng. Nhiễm Cadmium có thể dẫn đến chứng suy thận.
Tuy nhiên sự giận dữ của công chúng trước những tin tức về gạo nhiễm độc đã nhanh chóng lắng dịu sau khi chính quyền hứa hẹn sẽ đưa ra những biện pháp lâu dài nhằm giải quyết vấn đề. Nhưng tầm ảnh hưởng rộng lớn hơn về sức khoẻ vẫn không được rõ.
Trong những ngày nay, các khoa học gia tại Đại học Nông nghiệp Nam Kinh từng tiến hành việc nghiên cứu mốc về gạo năm 2008 lại từ chối đề cập sâu hơn về vấn đề này, nói rằng thông tin đã được công bố và không còn gì để bổ xung.
Các chuyên gia về an toàn thực phẩm Trung Quốc nói rằng gạo nhiễm độc chỉ là phần nổi của tảng băng và chỉ ra những vấn đề rộng lớn hơn trong lĩnh vực cung cấp thực phẩm ở Trung Quốc.
Guo Hongwei, một nhà nghiên cứu về thực phẩm và dinh dưỡng tại Đại học Phục Đán ở Thượng Hải nói rằng gạo nhiễm độc là một chủ đề tế nhị để đề cập vì mức độ ô nhiễm cao tại nguồn gốc là những cánh đồng, và khó để nói rằng gạo sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người tiêu dùng nằm phía cuối của công đoạn thức ăn.
Fan Zhihong, một nhà hoạt động an toàn thực phẩm có tiếng nói rằng gạo nhiễm độc là một dấu hiệu cảnh báo đầy nguy hiểm.
“Bạn không thể nhìn thấy và bạn cũng không thể nếm được,” Fan nói. “Các cơ quan an toàn thực phẩm phải có nhiệm vụ giải quyết nó. Nhưng những chất như Cadmium lại thường không được kiểm tra trong quá trình kiểm tra bình thường, khiến nó càng trở nên nguy hiểm hơn vì chẳng ai theo dõi cả.”
Vị trí của gạo như là nguồn lương thực chủ lực của gần hai phần ba dân số Trung Quốc có nghĩa là người tiêu dùng không thể dễ dàng chuyển sang món khác nếu họ sợ có vấn đề.
“Khó mà thay thế được gạo,” Fan nói thêm. “Bạn có thể chuyển sang một loại trái cây hoặc loại cá khác nếu loại này được cho là bị ô nhiễm. Nhưng bạn không làm được gì nếu không ăn cơm.”
Fan nói rằng giải pháp nằm trong việc người dân được hiểu biết hơn và biện pháp bảo vệ môi trường. Nếu người tiêu dùng hiểu được mối liên hệ giữa ô nhiễm và những vấn đề thực phẩm, họ sẽ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề môi trường căn bản.
.
.
.
No comments:
Post a Comment