TRÒ CHUYỆN VỚI DỊCH GIẢ PHẠM VIÊM PHƯƠNG
Song Chi
Sunday, September 12, 2010
http://www.diendantheky.net/2010/09/tro-chuyen-voi-dich-gia-pham-viem.html
“Văn học dịch ở Việt
Trong cái thị trường sách dịch hỗn loạn như ở Việt Nam lâu nay, người đọc nghiêm túc không phải chỉ chọn lựa tên tác phẩm, tác giả mà cả tên của dịch giả để đảm bảo chất lượng của cuốn sách mình sẽ đọc. Và Phạm Viêm Phương là một trong số ít những cái tên dịch giả có thể đảm bảo chất lượng cuốn sách.
Từng đi dạy 10 năm trước khi chuyển sang dịch thuật, hiện tại Phạm Viêm Phương làm việc cho tờ Economic Development Review (do Đại học Kinh tế TP.HCM xuất bản) và dịch sách. Có thể kể tên một số tác phẩm anh đã dịch trong những năm qua: Rời nẻo đường quen (The Wayward Bus-John Steinbeck), tiểu thuyết; Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại (Great Ideas from the Great Books- Mortimer J. Adler), dịch chung với Mai Sơn; Hành trình nước Mỹ của tôi (My American Journey- Colin Powell), dịch chung với Phan Thanh Toàn; Tên tôi là Đỏ (My Name Is Red- Ohran Pamuk), tiểu thuyết, dịch chung với Huỳnh Kim Oanh; Giết con chim nhại (To Kill a Mocking Bird -Harper Lee) tiểu thuyết, dịch chung với Huỳnh Kim Oanh; Cộng hòa phi lý (Absurdistan -Gary Shteyngart), tiểu thuyết, dịch chung với Huỳnh Kim Oanh; Nghệ sĩ hình thể (Body Artist- Don DeLillo), tiểu thuyết, dịch chung với Huỳnh Kim Oanh…
Cuộc trao đổi hôm nay của chúng tôi xoay quanh công việc của anh, về môi trường dịch thuật nói chung và văn học dịch nói riêng ở Việt Nam…
1. Từ đâu anh trở thành một dịch giả? Nghe đồn rằng nhuận bút của anh thuộc loại cao? Anh có thể cho biết mức nhuận bút của anh như thế nào và với mức sống hiện nay ở VN, anh có thể sống được hoàn toàn bằng nghề dịch sách không?
- Tôi tốt nghiệp ngành sử địa (Đại học sư phạm) nhưng đi dạy sử vài năm thì tôi biết mọi chuyện của ngành này hỏng bét rồi, bèn xoay ra đọc sách giết thời gian. Tôi chọn văn học nước ngoài như chỗ trú ẩn an toàn vì biết nó tránh được nhiều đụng chạm, húy kị, mà bây giờ người ta gọi là ‘nhạy cảm.’ Tôi dịch những trang đầu tiên với ý định ‘cho bạn bè đọc’ (Chúng tôi dạy học ở một huyện hẻo lánh xa xôi ở miền Tây
Nhuận bút hiện tôi nhận được thì chẳng biết có cao hay không, vì chẳng có thống kê chính xác, nhưng hiện tôi sống hoàn toàn bằng dịch thuật (Anh sang Việt hoặc ngược lại). Nhưng nếu chỉ dịch văn học thôi thì cũng khó sống, vì món này tốn hơi nhiều công phu và thời gian hơn so với dịch sách phi hư cấu. Nên có khi gặp cuốn sách khó nuốt, tốn nhiều tháng mới xong, nhưng nhuận bút tính theo số chữ số trang thì không đủ cho mình sống mấy tháng đó.
2. Và những dịch giả khác, theo như anh biết, họ có sống được bằng công việc của mình không?
- Tôi cũng quen biết một số dịch giả và họ cũng tạm đủ sống tuy không đến nỗi chật vật, nhưng mua sắm lớn (nhà chẳng hạn) hay cho con đi học nước ngoài mãi mãi chỉ là giấc mơ. Phần lớn họ dịch theo yêu cầu của thị trường, thường là sách phi hư cấu (sống đẹp, học làm người, kinh doanh, chuyện danh nhân, v.v...) chứ chẳng mấy ai miệt mài với tác phẩm văn học (vì lý do đã nêu trên).
3. Anh thường làm việc cho những nhà xuất bản tư nhân hay nhà nước? Tại sao?
- Tôi thường làm việc với các công ty văn hóa tư nhân và họ sẽ liên kết với nhà xuất bản để đưa tác phẩm ra thị trường. Lý do: (1) Những công ty ấy có thể đầu tư dài hạn cho tác phẩm mà chỉ dựa vào niềm tin ở tôi chứ không đòi hỏi điều kiện gì khác, do đó họ giúp tôi theo đuổi những công trình quan trọng; (2) Khi làm việc với công ty tư nhân, tôi có cảm giác mình tiếp xúc với con người cụ thể, chứ không phải tiếp xúc với một bộ máy như ở công ty nhà nước.
4. Hiện nay anh dịch theo “đơn đặt hàng” của nhà xuất bản hay đã có thể dịch những tác phẩm mình thích?
- Vẫn tiếp tục dịch theo đơn đặt hàng, nhưng tôi có thể yêu cầu họ cho tôi dịch những tác phẩm trong lãnh vực yêu thích và sở trường của mình (đó là văn học Mỹ).
5. Vì sao anh chọn văn học Mỹ để dịch?
- Thứ nhất, tôi dịch Anh – Việt, và tôi cho rằng thật dại khi dịch các nền văn học khác thông qua bản trung gian tiếng Anh (tuy rằng nhiều bản Anh dịch cũng được cả thế giới đánh giá cao). Thứ nhì, sách Mỹ bỏ túi giá rẻ đã tràn lan lề đường Saigon từ trước 1975 nên sinh viên nghèo mạt rệp như tôi vẫn dư tiền mua vài cuốn mỗi tháng, chỉ sợ sức mình đọc không nổi. Thứ ba, tôi yêu mến thể loại truyện ngắn, và qua tự học, tôi biết truyện ngắn phát triển mạnh ở Mỹ hơn bất cứ nước nào khác. Thứ nữa, những đột phá sáng tạo thường xuất hiện ở truyện ngắn trước khi định hình trong tiểu thuyết, nên tôi dần thu hẹp việc đọc vào truyện ngắn Mỹ (độ hơn 15 năm nay). Lâu ngày, tôi cảm thấy văn học Mỹ là sở thích, và trong nghề nghiệp, nó thành sở trường của tôi.
6. Anh nhận xét thế nào về môi trường văn học dịch ở VN?
- Theo tôi, văn học dịch ở Việt
Bản thân người dịch và người xuất bản sách văn học cũng chưa chịu làm trọn vẹn công việc ‘giới thiệu tác phẩm’ của họ, nghĩa là, ngoài việc dịch và in tác phẩm, họ không viết thêm dòng nào về tác giả, tác phẩm, hay những thông điệp, ý nghĩa, giá trị... của tác phẩm cả. Có vẻ như họ chỉ cung cấp tác phẩm như một thứ để giải trí, kèm theo những lời quảng cáo cho cuốn sách đó.
7. Ở VN hình như cho đến nay hầu hết sách được chọn dịch vẫn chỉ là sách văn học, còn các mảng khác như triết học, tôn giáo, thần học, điện ảnh, hội họa, chính trị… thì thế nào thưa anh?
- Như đã trả lời ở câu trên, tôi thấy ‘sách văn học được chọn dịch’ chưa chắc đã là sách văn học đích thực. Các mảng khác còn thê thảm hơn vì chúng cũng đòi hỏi kiến thức chuyên ngành bên cạnh khả năng ngôn ngữ (các chuyên viên trong mỗi ngành chưa chắc giỏi ngôn ngữ đủ để làm dịch thuật, chưa kể họ quá bận rộn với đủ thứ công việc từ chính đáng tới không chính đáng). Nghĩa là, nhìn đâu cũng thấy rổ rá tràn lan.
8. Đối với mảng văn học dịch, khâu kiểm duyệt ở VN ra sao thưa anh?
- Cái này thì bạn khỏi cần lo, và cũng khỏi cần hỏi. Hệ thống kiểm duyệt (mà ở VN được gọi tránh đi thành ‘biên tập’) của các nhà xuất bản và các phòng ban văn hóa tư tưởng đã ‘di căn’ tới tận não bộ của người viết hay người dịch, và biến thành ‘chế độ tự kiểm duyệt.’ Nó hoạt động tốt đấy. Dịch phẩm của tôi bị nhà xuất bản cắt xén là chuyện chẳng còn gì để ngạc nhiên.
9. Từ trước đến nay, có tác giả nào, cuốn sách nào anh dịch mà sau đó bị cắt xén quá nhiều hay bị thu hồi chưa? Lý do?
- Trường hợp bị cắt xén đáng kể là chương viết về Việt
Một trường hợp bản dịch không thể ra đời là cuốn “Giap, The Victor in
Trường hợp bị thu hồi là bản dịch tiểu thuyết “Bản năng gốc” vì có ý kiến cho rằng truyện này khiêu dâm (sau đó, chuyên viên của Bộ văn hóa và cơ quan công an đọc thẩm định và kết luận rằng nó không hề khiêu dâm. Ý kiến phê phán có lẽ chỉ dựa vào bộ phim cùng tên có những cảnh nóng bỏng để kết luận). Theo chỗ tôi biết, bài báo đánh vào tiểu thuyết này chẳng qua cũng nằm trong chiến dịch cạnh tranh lẫn nhau giữa các nhà xuất bản. Gần đây, “Bản năng gốc” đã được tái bản.
10. Anh nhận xét thế nào về nền văn hóa đọc hiện nay ở VN?
- Sao bạn hỏi tôi chuyện lớn lao thế? Chuyện này thì bao diễn đàn và vô số bài báo đã rên rỉ, báo động, hay than thở rồi. Tôi thấy mình không cần lặp lại hay tổng hợp ý kiến của thiên hạ.
Riêng phần tôi, khi thấy thị trường chê không mua món hàng của mình, việc đầu tiên tôi làm là tự trách mình, cố tìm hiểu xem sản phẩm của mình chưa hoàn chỉnh ở chỗ nào, và tìm cách cải thiện chất lượng, thay vì gào la rằng ‘văn hóa đọc đang tiêu trầm.’ Có thể, một trong những lý do khiến bạn đọc quay lưng với sách là ‘chất lượng tác phẩm quá tồi.’ Nên tôi nghĩ, để tranh giành người đọc với các phương tiện truyền thông khác, người làm sách phải nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa. Và có lẽ đó là con đường duy nhất đúng.
11. Vậy thì, theo anh, khuynh hướng đọc của độc giả VN hiện nay ra sao?
- Tôi không có (mà chắc cũng chẳng ai có) thống kê về số lượng và thể loại sách xuất bản tại VN (có vẻ như đây là bí mật quốc gia) để trả lời câu hỏi này. Riêng sách văn học nước ngoài, phần lớn cũng chỉ in được một tới hai ngàn bản (truyện hình sự và tuổi teen thì khá hơn, có thể tới 5.000) và bán cả năm mới hết. Văn học nước ngoài hậu hiện đại, với những kỹ thuật viết phức tạp, đòi hỏi hiểu biết lý thuyết ít nhiều, thì lại càng thê thảm. Cá nhân tôi thì cho rằng, độc giả văn học ở VN chỉ đọc được những tác giả viết theo lối truyền thống, tuyến tính, và không hấp thụ nổi những kỹ thuật cách tân trong tiểu thuyết (vì có sách báo nào bàn rốt ráo về những lý thuyết hậu hiện đại đâu, dù người ta cứ nhắc tới cụm từ này suốt).
12. Trong nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực dịch thuật, anh có nhận xét gì về sự thay đổi/phát triển của văn học dịch ở VN? Cụ thể là trước thời kỳ đổi mới, những năm 90 của thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21?
- Cũng như mọi lãnh vực khác, hoạt động dịch thuật cũng có những bước phát triển theo đà mở cửa giao lưu với thế giới. Trước thời kỳ đổi mới, văn học dịch là bầu sữa độc quyền của nhà nước, muốn cho nhân dân bú hay không, bú lúc nào, bú cái gì là tùy ý họ. Văn học dịch lúc đó cũng phải góp phần vào giáo dục tư tưởng chính trị, đấu tranh chống đế quốc này chủ nghĩa nọ vân vân. Thời kinh tế thị trường, nhà nước tạm lui một bước, không bắt văn học phục vụ những mục tiêu chính trị nữa mà chỉ yêu cầu đừng chống phá và đừng khiêu dâm thôi. Sự thay đổi tư duy này cho phép ngành dịch thuật giới thiệu hầu như mọi xu hướng văn học, mọi nền văn học lớn nhỏ trên thế giới. Nhưng dĩ nhiên, lúc này nhu cầu thị trường có vai trò quyết định đối với người xuất bản sách dịch hơn. Người làm sách dịch văn học đích thực chỉ thu hút được một lượng độc giả nhỏ bé. Nhã
13. Anh có thể cho một so sánh giữa tình hình sách dịch ở miền
- Trước 1975, tôi chỉ là học sinh, rồi sinh viên, tức là một người đọc. Những điều tôi biết về sách dịch miền
14. Câu hỏi cuối cùng, theo anh làm thế nào để cho môi trường sách dịch nói chung và văn học dịch nói riêng ở VN có thể phát triển tốt hơn?
- Câu hỏi này lại quá tầm đối với một người dịch như tôi rồi. Nhưng tôi có thể trình bày ý kiến cá nhân của mình dựa theo quy luật thị trường (vì tôi làm cho một tờ báo chuyên ngành kinh tế, nên cũng hơi méo mó): Hãy để thị trường quyết định. Nó sẽ chấp nhận, rồi đào thải hay tưởng thưởng cho các sản phẩm và nhà sản xuất tùy chất lượng có thỏa mãn nhu cầu của họ hay không. Chứ đừng giao quyền quyết định này cho giới cầm quyền. Những người trong cuộc (nhà xuất bản, người dịch, người bán sách, người đọc... và cả nhà nước nữa) sẽ tự thân vận động, cạnh tranh nhau (bằng công sức và tiền túi riêng chứ không phải công quỹ), để phát triển, thu hút người đọc và thu lợi nhuận. Nói rộng hơn, bầu khí tự do, hay cởi trói, là điều kiện phát triển cho mọi hoạt động, trong đó có văn học và văn học dịch.
+ Cảm ơn anh về cuộc trao đổi này.
SONG CHI
.
.
.
No comments:
Post a Comment