Friday, September 10, 2010

THử THÁCH CHO CHủ NGHĨA CộNG SảN ĐƯợC TÂY HÓA CủA TRUNG QUốC

Thử thách cho Ch nghĩa Cng sn được Tây hóa ca Trung Quốc

Nguồn: Eleanor Clift, Newsweek

Cymbidium, X-Cafe chuyển ngữ

03.09.2010

http://www.x-cafevn.org/node/938

Càng giàu có thì họ phải học các lỗi lầm của Hoa Kỳ

Lần cuối cùng khi tôi thăm Trung Quốc cách đây 16 năm, thủ đô Bắc Kinh có nhiều xe đạp hơn xe ô tô, và bạn không phải lo lắng về nạn nghẽn xe khi viếng thăm Vạn Lý Trường Thành. Ngày nay, du lịch trong thành phố này là một kinh nghiệm khác xa. Hiện có 4.500.000 xe ô tô ở Bắc Kinh, so với dưới 500 chiếc vào năm 1990, và con số đó sẽ nhảy đến 7.000.000 vào năm 2015. Một giai cấp người Trung Quốc siêu giàu có đang được thành hình, và họ đắm chìm trong sự tiêu thụ trông xốn mắt. Thực đơn của một nhà hàng trong khu tài chính có ghi giá 30.800 nhân dân tệ cho một chai rượu Lafite Rothschild đóng chai năm 2000, tương đương với gần 5.000 đô la. Khi một nhà hàng gặp khó khăn trong việc tiêu thụ rượu vang, họ tăng giá nó lên vì dân chúng muốn chi tiêu nhiều hơn.

.

Lối sống này có những hậu quả của nó, và người Trung Quốc không phải nhìn đâu xa hơn ngoài Hoa Kỳ để xem những gì sẽ xảy ra nếu họ không kiềm chế sự thèm thuồng về năng lượng của họ và giải quyết khoảng cách ngày càng tăng giữa người giàu và người nghèo. Giống như người Mỹ đang bị Trung Quốc lôi cuốn, một niềm đam mê tương tự cũng có ở người Trung Quốc về lối sống, xe hơi, nhà cửa, văn hóa phổ thông, và máy điều hòa không khí của người Mỹ, nhưng trong đó không có hệ thống chính trị.

Một người phụ nữ cùng với cô con gái 16 tuổi đi dạo trong buổi chiều quanh hồ Hậu Hải tại Bắc Kinh tươi cười mô tả hệ thống của Trung Quốc là "chủ nghĩa cộng sản được Tây hoá", và điều đó có vẻ phù hợp với dân Trung Quốc. Tiêu chuẩn sống của họ đang gia tăng, các thành phố của họ đều an toàn, và họ có thể tự lực cánh sinh, chính đó là một thành tựu khi nói về một quốc gia có 1,4 tỷ người.

.

Trung Quốc cho thấy một hình ảnh có tính đồng nhất được đại diện bởi tất cả các tay trống trong buổi lễ khai mạc Thế vận hội. Tuy nhiên, lý tưởng cộng sản không phải là điều thực tế cho hàng triệu công nhân nhập cư và con cái của họ. Chỉ trong năm ngoái, 200.000.000 người dân dời nông thôn lên thành thị để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn, và dự kiến trên 700.000.000 người trong những năm tới. Họ sống trong một vùng xám của quy phạm pháp luật nhưng chưa chắc con em của họ đã nhận được các dịch vụ xã hội và giáo dục.

Tình trạng của họ khác với những gì người nhập cư bất hợp pháp phải đối diện ở Hoa Kỳ, và tôi đặc biệt muốn thăm viếng một trường học mô hình, cách thành phố khoảng một giờ rưỡi lái xe; trường được thiết lập bởi công nhân nhập cư để phục vụ con cái của họ. Là một phần trong nhóm được tài trợ bởi Viện Giáo dục, một tổ chức bất vụ lợi ở Washington, tôi giả định là sẽ không có vấn đề gì, nhưng vào sáng hôm đi thăm, bà hiệu trưởng gọi điện thoại để hủy vì có một trường hợp khẩn cấp. Bà ta không nói rõ khẩn cấp gì, và cũng không thế vào đó một chọn lựa nào khác. Đó là lời nhắn nhủ rằng, trên phương diện cởi mở, Trung Quốc vẫn còn phải cải thiện nhiều, hoặc có lẽ chỉ về quan hệ công chúng.

Rồi sau đó, các cuộc thăm viếng được vội vàng dàn xếp để đến một trường tiểu học ở Bắc Kinh và một trường trung học công lập giỏi nhất. Cả hai đều gây ấn tượng với các học sinh tiểu học đọc các câu bằng tiếng Anh và các học sinh lớn tuổi hăm hở trò chuyện với nhau về các môn khoa học và hóa học qua tiếng Anh. Tôi không thấy bóng dáng con cái của di dân trong trường trung học, và rất ít trong những lớp tiểu học. Tôi được biết sau đó là các con em di dân phải đi học trường tỉnh, nơi cha mẹ của họ có hộ khẩu, một loại giấy phép cư trú ở địa phương cho phép gia đình được hưởng các dịch vụ xã hội.

.

Chính sách Hộ khẩu từng được sử dụng để hạn chế dân chúng di chuyển trong nước, nhưng luật lệ đã được nới lỏng để cho phép giới lao động đang cần, chủ yếu là công nhân xây dựng, dời lên các thành phố. Hiện nay có một hệ thống đăng ký, nhưng trẻ em nông thôn vẫn còn gặp khó khăn trong việc tìm trường học ở các thành phố chen chúc. Họ bị xem là người bên ngoài, và có ngay cả một chữ Trung Hoa gọi họ là ngoại kiều, nghĩa đen là người từ bên ngoài.

.

Nhìn thoáng qua hệ thống giáo dục Trung Quốc, tôi nhận thấy cả hai ưu và khuyết điểm của nó. Có 45 học sinh trong một lớp cấp thứ hai dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của giáo viên. Các học sinh dường như quen với việc học như con vẹt, điều này có nghĩa là có điểm tốt, nhưng nó không khuyến khích sự sáng tạo. Từ những cuộc phỏng vấn với quan chức trong nhiều lĩnh vực khác nhau, lòi ra một tư tưởng là Trung Quốc ghen tị với của sự thống trị của Hoa Kỳ trong công nghệ, và một ước mơ là Trung Quốc có thể cải cách hệ thống giáo dục của họ để đào tạo các tư tưởng sáng tạo ngang hàng với Hoa Kỳ.

.

Trong các cuộc hội thoại với giới kinh doanh, học giả, và nhà ngoại giao, sự tự tin ở Bắc Kinh vào giới lãnh đạo Hoa Kỳ và khả năng lấy lại thăng bằng kinh tế của chúng ta có nhiều hơn là ở Washington. Một phần lý do là Trung Quốc, dù gần đây là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, vượt qua Nhật Bản, vẫn còn tự cho mình là một quốc gia đang phát triển. Thành phố Bắc Kinh tân tiến có thể làm du khách lóa mắt, nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn chúng ta biết là họ lẽo đẽo theo sau ra sao về công nghệ, và 30.000.000 công dân của họ không có điện. Trung Quốc quá bao la đến độ mà bất cứ điều gì bạn tường thuật đều là một hình ảnh không đầy đủ.

.

Bốn ngày ở Bắc Kinh không làm cho tôi trở thành một chuyên gia, nhưng tôi chắc chắn một điều: không thiếu những dấu hiệu hâm nóng toàn cầu ở Bắc Kinh. Khi người ta di chuyển từ nông thôn đến thành phố, họ sử dụng gấp đôi, gấp ba năng lượng. Nhân số đó bởi hàng triệu người, bạn sẽ thấy cái tầm vóc của thách thức mà Trung Quốc phải đối diện. Với 23 nhà máy điện hạt nhân sắp sửa hoạt động và mỗi tuần lại có thêm một nhà máy phát điện chạy bằng than mới, Trung Quốc phải suy nghĩ lại một cách trực diện một tương lai mà nó rút tỉa bài học từ những sai lầm của Hoa Kỳ, thay vì lặp lại.

.

.

.

No comments: