Ngôi sao sáng và những trang báo cáo “đầy khoảng cách”
Đăng ngày: 12:02 23-09-2010
http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk/article?mid=4233
Chỉ đúng 1 tuần sau khi Việt Nam được ca ngợi, cùng với Ghana- là “ngôi sao sáng” trên bầu trời xóa đói giảm nghèo phạm vi toàn thế giới thì Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiến hành tổng điều tra các hộ nghèo trên toàn quốc. Các “hộ nghèo” được xác định trên tiêu chí thu nhập 400 ngàn/người/tháng ở nông thôn và 500 ngàn ở Thành phố. Mức xác định này tương đương với tiêu chí chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015 và có lẽ, tới 99% khả năng chuẩn nghèo mới sẽ ở mức 400-500.
.
Thật ngạc nhiên khi báo chí trong nước tưng bừng đưa tin “Việt Nam- ngôi sao sáng” sau một báo cáo được lập nên bởi “một nhóm chuyên gia cố vấn Anh thuộc Viện phát triển hải ngoại (ODI)”, nhất là khi báo cáo đó đánh giá “những tiến bộ chưa từng có trong việc cải thiện đời sống của người nghèo” trong vòng 14 năm từ 1990-2004, tức là cách thời điểm công bố những 6 năm. Nếu ODI đánh giá chuẩn nghèo Việt Nam thấp nhất trên thế giới và quá trình thay đổi chuẩn nghèo chậm, lạc hậu, mang tính tước đoạt quyền của người nghèo dựa trên bệnh thành tích, sĩ diện dởm của một số quan chức lãnh đạo, thì theo nguyên tắc khách quan, báo chí trong nước có sướng khoái để đưa tin này?
.
Bản thân mức chuẩn mới, với con số “400-500”, vẫn chỉ chứng tỏ quy luật muôn thủa là chuẩn nghèo ở Việt Nam luôn luôn đuổi theo và không bao giờ đuổi kịp mức độ nghèo khổ của dân chúng. Chưa nói tới việc một chuẩn nghèo thấp hơn nhiều so với mức chung của thế giới, có thể tiếp tục duy trì những câu ngợi khen “ngôi sao sáng” dành cho các vị lãnh đạo nhưng tạo ra sự bất bình đẳng của chính những người nghèo tuyệt đối với nhau.
.
Người nghèo ở Việt Nam , theo “chuẩn 400-500” sẽ ở đâu trong các mức độ nghèo? 400 ngàn, tương đương 20 USD, chỉ bằng 2/3 chuẩn nghèo tối thiểu trên thế giới. 400 ngàn, tương đương với 3 yến gạo xấu, tương đương với “sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại”, tương đương với việc “phải đấu tranh để sinh tồn trong các điều kiện thiếu thốn tồi tệ” đã được nêu ra trong khái niệm nghèo tuyệt đối. Và không thế không nói là tương đương với hoàn cảnh chưa đến mức chết đói nhưng là trong điều kiện bình thường. Bởi một trong những đặc điểm của người nghèo là sự nhạy cảm với các biến động. Chỉ cần “một trận ốm có dùng thuốc kháng sinh”, ngay lập tức họ đối mặt sát sườn với câu chuyện đói-no.
.
Có lẽ không khó lắm để đưa ra dự báo về con số hộ nghèo theo chuẩn mới. Đến năm 2009, cả nước có khoảng 2 triệu hộ nghèo, tương đương 11% dân số. Và cũng ngần đó hộ cận nghèo. Sẽ 22% chăng? 22% có lẽ cũng đã là con số khó chấp nhận đối với một “ngôi sao sáng”. Huống chỉ nếu áp dụng đúng chuẩn nghèo chung của thế giới thì con số đó sẽ còn là 33%, hay 44%, thì hóa ra mọi thành tích đều coi như đồ giả, đều ném xuống sông xuống bể cả hay sao?!.
.
Hãy thử xem lại con số đo lường mức độ nghèo hiện tại “200-260”. Con số này thoạt nghe thật vô lý. Chẳng lẽ thời đại này vẫn còn có người kiếm không nổi 7 ngàn đồng mỗi ngày? Càng vô lý hơn khi chuẩn nghèo mới, dù đã tăng gần gấp đôi cũng chỉ ở mức độ 13-14 ngàn, rất xa so với chuẩn về sự nghèo tuyệt đối chung. Diễn giải một cách dễ hiểu Chuẩn nghèo hiện tại, và tương lai qua câu chuyện những người luôn tự nhận là nghèo sẽ được một kết quả như sau: Với 260 ngàn vnd (khu vực thành thị), tức là một cậu bé đánh giày mỗi ngày đánh 1 đôi giày, thu được 5 ngàn đồng, thì ở mức nghèo, đánh 2 đôi có thể vượt lên cận nghèo. Nhưng ngay cả khi chuyển sang chuẩn nghèo mới, mỗi cậu bé đánh giày, cô bé bán đĩa dạo, bà chè chén vỉa hè cũng không có cơ hội làm người nghèo, bởi họ phải kiếm được ít hơn 19 ngàn đồng mỗi ngày thì mới được coi là nghèo. Vì sao ngày hôm trước 7 ngàn được coi là nghèo, ngày hôm sau 14 ngàn vẫn là nghèo. Lý do và trượt giá, lạm phát và sự phá giá của đồng tiền- căn cứ để xác định chuẩn nghèo.
.
Thời điểm tháng 7-2005, khi chuẩn nghèo mới được áp dụng. Giá gạo tẻ ở mức 3.200 đồng/kg. Giá cao nhất 3.700 đồng. Với 200 ngàn đồng thu nhập mỗi tháng, một người nghèo có thể đong được gần 7 yến gạo xấu. Còn tại thời điểm hiện nay giá gạo tẻ xấu nhất loại “chỉ dành cho heo” vào khoảng 10-11.000 đồng/kg. Người dân không thể giải thích, không thể hiểu thế nào là “tác động của lạm phát 40%”, thế nào là “CPI tăng suýt soát 2 con số mỗi năm”, thế nào là “đồng nội tệ mất giá thêm 2,1%”…Những cái đó dành cho các nhà quản lý, các quan chức. Người dân chỉ hiểu là mức thu nhập trước chuẩn mới đủ mua một yến gạo xấu thì được coi là nghèo. Và sau chuẩn, mức đó không được coi là nghèo nữa. Bởi nghèo là những người chỉ đủ tiền đong 3-4 yến gạo mỗi tháng thôi. Bởi vậy, tăng chuẩn nghèo về mặt con số nhưng thực chất lại là giảm giá trị chuẩn nghèo.
.
Chứng kiến niềm hân hoan trước danh hiệu “ngôi sao sáng” hôm nay, chứng kiến những con số chuẩn bị áp dụng đối với người nghèo hôm nay, có lẽ không thể không nhắc lại phát biểu của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ngày 12-4-2008, trên VietNamNet, cố Thủ tướng viết: “Một số viên chức quốc tế đã đánh giá cao những nỗ lực của Việt
.
Nếu như một chuẩn nghèo chưa ban hành đã lạc hậu, đã thiếu bền vững, đã không theo kịp với sự tồi tệ của tình trạng nghèo thì việc xóa đói giảm nghèo có bền vững và liệu người nghèo còn có hy vọng gì ngoài việc ngắm nghĩa chiếc huy chương có được nhờ sự che đậy cái nghèo của chính họ?
.
.
.
No comments:
Post a Comment