Hồ Chí Minh-Ngô Đình Diệm và cuộc chiến Quốc-Cộng (III)
Minh Võ
09-09-2010
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7757
Hàng loạt biến cố xảy ra từ sau ngày Song Thất 1954 đã được ghi vào sử xanh và đã chứng tỏ ông Diệm là người tạo nên thời thế. Không chỉ Tổng Thống Mỹ Dwight D. Eisenhower ca ngợi ông là “con người của phép lạ ”. Nhiều nhà báo tả phái cũng nhìn nhận đã có một phép màu về chính trị tại Miền Nam Việt
Chỉ ba năm sau, ông Diệm đã nhận lời mời của Tổng Thống Mỹ tới thăm chính thức Hoa Kỳ, đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ. Thảm đỏ đã được trải ra tới chân cầu thang máy bay và chính Tổng Thống Eisenhower đã đích thân đến đó để đón ông. Đây là một vinh dự ít khi dành cho một quốc khách.
Tổng Thống Lyndon B. Johnson khi còn là phó tổng thống đã coi ông là vị cứu tinh của nhân dân Việt
Và còn nhiều lời ca ngợi nữa của yếu nhân Mỹ, như thị trưởng Nữu Ước, như đại tướng Maxwell Taylor v.v… đã được nhắc đến nơi phần III của cuốn “Ngô Đình Diệm và Chính nghĩa Dân tộc”.
Ở đây chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh đến lời ví von rất đặc biệt của Tổng Thống Richard M. Nixon. Ông viết trong tác phẩm “No More Vietnams” (Đừng thêm những Việt
“Tổng thống Ngô Ðình Diệm ổn định Miền Nam Việt Nam, ví như TẢNG ÐÁ ÐỈNH VÒM giữ vòm nhà đứng vững. Các thế lực chính trị từ mọi phía quy vào ông mà chống, nhưng bằng cách thăng bằng các thế lực, cho cái nọ chống cái kia, ông đã đóng chốt tất cả lại. Chỉ khi nào đá đỉnh vòm được lấy đi, người ta mới thấy là nó quan trọng. Thì cũng y hệt như vậy, chỉ khi nào ông Diệm chết rồi, toàn thể hệ thống chính trị Miền Nam Việt Nam sụp đổ tan tành, người ta mới nhận rõ vai trò sinh tử của ông ta”
“Ðiều mà những kẻ chủ trương ủng hộ cuộc đảo chính thuộc chính quyền Kennedy lúc đó đáng lẽ đã phải biết thì nay đã hiện rõ một cách đau đớn: Sự lựa chọn ở Nam Việt Nam lúc ấy không phải là lựa chọn giữa ông Diệm và một kẻ nào đó tốt hơn, mà là giữa ông ta và một kẻ nào đó tệ hơn.”
“Dù ông Diệm có lỗi gì chăng nữa thì ông ấy cũng có một căn bản pháp lý đáng kể. Ông Diệm là một lãnh tụ kiên cường của một dân tộc đang vô cùng cần một nhà lãnh đạo cương quyết. Ông ta mất rồi, chính quyền ở
Nixon viết rất nhiều về ông Diệm. Cả trong những tác phẩm khác của ông. Nhưng thiết tưởng chỉ mấy hàng trên đã đủ để thấy ông đánh giá Tổng Thống Ngô Đình Diệm cao đến mức độ nào. Không cần bình luận hay chú thích thêm.
Nixon viết cuốn “No More Vietnams” năm 1988 nghĩa là 23 năm sau khi ông Diệm đã chết rồi. So với cụ Phan Bội Châu nói tiên tri (năm 1933) trước khi ông Diệm khôi phục quê hương và thành lập Cộng Hoà Việt
(Thế mà cho đến nay nhận định của hai vĩ nhân trên ít được nhắc đến. Người ta chỉ thích nghe những lời phê bình chỉ trích thoá mạ của những Đỗ Mậu, Nguyễn Chánh Thi, Nguyễn Cao Kỳ, v.v... hay những Neil Sheehan, David Hamberstam, Trần Chung Ngọc, v.v… Chúng tôi xếp 3 tay này cùng vói nhau, vì cả ba đều là những kẻ vừa thoá mạ ông Diệm, vừa chỉ trích chính phủ Hoa Kỳ, và nhất là vừa ca tụng Hồ Chí Minh như nhau.)
Cái tội lớn nhất thường được gán cho ông Diệm là kỳ thị tôn giáo, thì chẳng những Nixon mà cả Bảo Đại cũng bác bỏ hoàn toàn. Vả lại phái đoàn Liên Hiệp Quốc đã phúc trình rằng không có kỳ thị tôn giáo. Tiếc rằng phúc trình này thảo xong thì ông Diệm đã bị giết rồi. Còn vấn đề gia đình trị và độc tài hay đàn áp các đảng phái thì chúng tôi đã bàn kỹ trong hai cuốn sách về ông Diệm, với đầy đủ bằng chứng. Nhưng dầu sao chúng tôi cũng nhìn nhận, Đệ Nhất CHVN đã phạm phải một số khuyết điểm đáng chú ý. Chính quyền nào lại không có khuyết điểm. Trong hai cuốn sách về ông Diệm chúng tôi đã nêu lên khuyết điểm quan trọng là dùng những kẻ có tâm địa phản bội. Chúng tôi cũng đã viết rằng ngay việc thất bại và bị giết trong cuộc đảo chính cũng là một cái tội đối vói Tổ Quốc đang rất cần ông. Nhưng vin vào những khuyết điểm tương đối nhỏ để phá hủy một nền tảng kiên cố mà ông Diệm đã có công tạo nên cho phía Quốc Gia là chính đáng hay đắc tội? Một số ký giả hay văn nghệ sĩ bị cảnh sát hay mật vụ thời ông Diệm hành hung hay bỏ tù oan uổng có phải là lý do để phá hủy cả một nền tảng pháp lý của một chế độ đã tốn bao công sức để tạo nên chăng? Ngày nay ngay chính những cá nhân ấy trong cảnh tù tội của CS hay trong cảnh lưu vong, nghĩ lại chắc cũng chẳng mấy ai còn oán trách ông Diệm nữa. Thế thì những nhà báo và sử gia không liên can có nên cứ mãi mãi nói xấu và kết tội một người có công với đất nước không?
Với ông Diệm, năm 1956 Việt Nam có Quốc Hội, có Hiến Pháp, và ông đã trở thành Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hoà. Như vậy ông đã tạo đựoc cái thế đứng vững vàng để có thể đương đầu vói Hồ Chí Minh chủ tịch Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đang thống trị 17 triệu dân ở miền Bắc.
Điều này trước ông, không ai làm được, kể cả ông Bảo Đại. Sau ông thì chỉ có ông Nguyễn Văn Thiệu. Nhưng con người ông Thiệu và vị thế của ông ấy không thể nào so sánh với ông Diệm được. Điều này ai cũng thấy rõ. Đệ nhị VNCH (của ông Thiệu) tồn tại đựoc 8 năm là nhờ có nửa triệu quân Mỹ hiện diện và khi quân Mỹ rút đi thì nó cũng chấm dứt. Nếu nó dựa vào dân và có thực lực thì đâu đến nỗi.
Tóm lại ông Ngô Đình Diệm là người yêu nước. Ông đã tranh đấu cho nền độc lập hoàn toàn, không bằng quân sự như ông Hồ, nhưng bằng đường lối ngoại giao và các phương lược chính trị. Khi chưa thành công thì ông kiên nhẫn chờ đợi. Với viến kiến chính trị ông biết trước thời cơ sẽ tới. Và khi nó tới thì ông nắm lấy để thực hiện lý tưởng dân tộc của ông. Trước hết là đuổi hết quân Pháp đang dùng hết cách để ở lỳ lại bất chấp Hiệp Định Geneva, sau đó dùng nửa nước không còn thực dân làm thế đứng nổi bật hơn hẳn thế của ông Hồ để thu phục những công dân sáng suốt và thực lòng yêu nước ở cả hai miền. Những người can đảm sẽ xa lánh ông Hồ mà theo ông Diệm, như lời ca dao “Một mai mưa rã tan Hồ, Lúa lên Ngô tốt ăn Ngô no lòng” mà nhà văn CS hồi chánh Xuân Vũ đã nghe được và viết lại trong tác phẩm “Mạng Người Lá Rụng”. Và cứ thế cuộc đọ sức sẽ tuần tự diễn ra theo chiến lược đấu tranh ý thức hệ.
Nói đến đây không thể nào bỏ qua hai vấn đề được coi như cái nhân của sự bí ẩn khó hiểu về lập trường và phương lược đấu tranh của ông Diệm. Đó là vấn đề chủ quyền quốc gia khó dung hoà với sự quân viện của Hoa Kỳ. Vấn đề thứ hai là vấn đề hiệp thương với miền Bắc. Ngay cả một số người bênh ông Diệm cũng không đồng ý về hai vấn đề này. Nhiều người trách ông Diệm thiếu khôn ngoan, quá cứng rắn khi không chấp nhận cho Mỹ đem đại quân vào giúp đánh CS. Họ bảo nếu không cho Mỹ vào, không thể nào đánh nổi Bắc Việt. Hoặc tại vì không đồng ý để Mỹ đưa quân vào nên Mỹ mới hạ ông.
Về vấn đề hiệp thương nhiều người không tin rằng ông Diệm chủ trương như vậy. Họ cho rằng với lập trường chống cộng kiên định của mình, ông Diệm không bao giờ toan tính hiệp thương với CS. Chính ông đã cương quyết không lãnh nhận một ghế bộ trưởng (Nội Vụ) trong chính phủ Liên Hiệp của Hồ Chí Minh hay một số ghế trong “Quốc Hội” 1946 cho phe nhóm của ông. Có người còn trưng ra bằng chứng Hoa Kỳ đã ngụy tạo chứng cớ về sự ông Diệm bắt tay với CS để làm cớ hạ ông và giết ông.
Vì vậy cần phải lý giải hai vấn đề này.
Trước hết là vấn đề chủ quyền và ngoại viện. Ông Diệm về nước trong tình trạng vô cùng bi đát. Cùng một lúc phải giải quyết nhiều vấn đề khó khăn. Cuộc di cư của gần một triệu đồng bào từ miền Bắc. Cuộc thống nhất các lực lượng võ trang, và chế ngự những chính kiến bất đồng của các phe phái thường rất khó thực hiện do tinh thần thập nhị sứ quân đang hoành hành trong bầu không khí chính trị chưa ổn định. Sự ngầm phá hoại của những tay sai của Pháp và nhất là của quân Pháp vẫn còn ở lại không muốn ra đi một cách êm thắm, trái lại còn ngấm ngầm giúp nhóm Bình Xuyên gây rối chống phá. Công cuộc lành mạnh hoá xã hội đòi phải giải tán các khu cờ bạc đĩ điếm từng được quốc trưởng Bảo Đại cho phép hoạt động công khai. Giải quyết vụ tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng có quốc tịch Pháp được Pháp đỡ đầu ngang nghiên đối đầu với chính phủ mới. Vân vân và vân vân. Tất cả những việc đó đều cần được sự giúp đỡ của nước bạn Hoa Kỳ về tài chính cũng như sự ủng hộ tinh thần. Vì ông Diệm về nước với hai bàn tay trắng. Ngân khố mà ông tiếp thu thì trống rỗng.
Nhưng ở đời kẻ chi tiền là kẻ chỉ huy. Ông Diệm biết rõ hơn ai hết quy luật đó. Cho nên ông rất thận trọng trong việc nhận viện trợ, nhất là quân viện của Mỹ. Các giới chức Mỹ, từ phó Tổng Thống đến Đại Sứ Mỹ, đến tướng lãnh Mỹ đã từng gặp ông, đề nghị cho Mỹ đem quân tác chiến vào Việt Nam giúp ông chống Cộng hữu hiệu hơn. Ông không bác bỏ hẳn đề nghị đó. Nhưng ông nói hiện chưa cần. Khi cần thì sẽ có một hiệp ước song phương đưa ra Quốc Hội duyệt y, để Mỹ được đóng quân ở vùng biên giới gần sông Bến Hải. Sở dĩ ông còn dè dặt thận trọng vì ông biết, dầu sao sự có mặt của đại quân Mỹ cũng trái với chiến lược phi quân sự của ông. Hơn nữa nó sẽ ảnh hưởng đến nếp sống của ngừoi dân khi bên cạnh họ có một số đông lính Mỹ sinh sống, hoạt động theo phong tục tập quán của Mỹ chẳng những không phù hợp mà còn trái với phong tục tập quán của dân tộc Việt
Và điều mà ông sợ nhất là đối phương sẽ viện cớ có đông quân Mỹ ở miền Nam để hô hào nhân dân miền Bắc “đánh đuổi quân xâm lược”, và nhân dân miền Bắc sẽ hăng hái hưởng ứng lời kêu gọi đó cũng giống như trong thời ông Bảo Đại họ đã nhiệt tình theo lệnh ông Hồ quyết chiến chống thực dân Pháp, chỉ vì sự hiện diện của hàng trăm ngàn lính Pháp và Lê Dương. (3bis)
Những đoàn quân ngoại quốc này chiến đấu (chống Việt Minh) dưới sự lãnh đạo của những tướng lãnh người Pháp. Không gì làm cho người dân miền Bắc tin ông Hồ chống ngoại xâm bằng sự hiện diện của những đoàn quân ngoại quốc. Và vì vậy mà chúng ta đã thua, phe quốc gia đã thua cũng là dân tộc Việt
Ông Diệm không muốn đi vào vết xe cũ của ông Bảo Đại. Đó là quyết định đúng đắn cả về mặt chủ quyền, chính nghĩa, lẫn về mặt chiến lược, sách lược.
Với những ai vẫn còn trách ông Diệm không để quân Mỹ vào đánh Bắc Việt giúp Việt Nam Cộng Hoà, chúng tôi xin quý vị đó hãy nhìn vào hai sự kiện lịch sử rõ như ban ngày: Một là với gần 20 vạn quân Liên Hiệp Pháp giúp tận tình, chính quyền Bảo Đại đã thua. Hai là với hơn hai triệu quân Mỹ dùng đủ mọi vũ khí tối tân cũng tận lực tấn công VC trên khắp các mặt trận, còn tấn công ra Bắc nữa, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cũng đã thua.
Ai còn dám nói Mỹ không thua, chỉ giả vờ thua, để bỏ rơi đồng minh bé nhỏ cho đỡ ngượng, theo chúng tôi nghĩ, chỉ là ngụy biện, hoặc đã không đọc kỹ những trang trên của bài này, hoặc chẳng hỉểu gì về chiến tranh ý thức hệ và công hiệu của thứ vũ khí “tuyệt chiêu” là chiêu bài dân tộc trong sách lược dân tộc chống thực dân của Lênin được HCM khéo léo áp dụng một cách triệt để..
Nếu không có chiêu bài dân tộc của HCM thì cựu hoàng Bảo Đại đã không phải nhờ tới quân đội Pháp. Nếu không có chiêu bài dân tộc của HCM, thì chính quyền Nguyễn Văn Thiệu có thể cũng khỏi cần tới đại quân Mỹ. Vì nếu không dùng chiêu bài dân tộc giả dối thì HCM sẽ hiện nguyên hình là tên Việt Gian tay sai Cộng sản Quốc Tế, mà cụ thể là Nga Cộng và Tầu Cộng.
Vì xem ra hãy còn có người chưa nhận ra cái “tuyệt chiêu” của HCM này, cho nên xin bạn đọc cho phép chúng tôi nhắc lại và nhấn mạnh thêm:
Ngày nay thì không còn mấy người trong chúng ta còn nghĩ HCM là anh hùng yêu nước. Vì những thành tích của ông ta đối với QTCS và Liên Xô, Trung Cộng đã được phơi bày trong sử xanh, chứng tỏ ông ta là tên Việt Gian bán nước. Những tội ác tầy trời của ông ta đối với dân tộc cũng đã rõ ràng qua Cải Cách Ruộng Đất đẫm máu, qua những biến động miền Trung do CS và tay sai gây ra trong vụ Mậu Thân làm khỏang 5,000 người bị giết và chôn sống, qua các chiến dịch hợp tác xã, các cuộc đánh phá tư sản v.v....theo đúng chính sách tiêu diệt các giai cấp của chủ nghĩa CS.
Nhưng xin hãy nhìn lại lịch sử VN trước 1945 và mấy năm sau đó thì sẽ thấy rất nhiều người Việt Nam kể cả những trí thức như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Phạm Huy Thông, Phan Anh, Nguyễn Khắc Viện, Dương Đức Hiền, Nguyễn Xiển, Trần Đại Nghĩa, Trương Như Tảng, Dương Quỳnh Hoa, Hoàng Văn Chí vân vân và vân vân... đều lầm HCM là người yêu nước nên mới theo ông ta về nước chống Pháp để giành độc lập. Đó là chưa kể cho đến ngày nay vẫn còn có những trí thức như cụ Hoàng Xuân Hãn, và tay Lữ Phương tự cho mình đã phản tỉnh, quay lại chống đảng CS, mà hãy còn nói đến “công lao to lớn” của Hồ Chí Minh đối với dân tộc.
Và giải thích làm sao đây, việc những bức tượng HCM chễm chệ ngồi trong chùa Đại Nam Quốc Tự, ở Miền Nam (Bình Dương) trước tượng Phật, và tượng bán thân HCM ngồi trước tượng đức Thánh Trần ở ngoài Bắc (thị xã Hưng Yên), mà chẳng có giới chức nào của Phật Giáo, dù là ông Thích Trí Quang, hay mấy sư thuộc “giáo hội Phật giáo Quốc doanh” hay ngay cả giáo Hội Việt Nam Thống Nhất của hoà thượng Thích Huyền Quang, rồi Hoà Thượng Thích Quảng Độ... chẳng một ai dám hó hé lên tiếng phản đối để chứng tỏ HCM không phải là Bồ Tát, hay có công cứu nứoc như Đức Trần Hưng Đạo. Thực tế vừa quái đản, vừa mỉa mai chua xót đó có nghĩa gì? Xin quý vị thử trả lời xem sao. Đó là chưa kể cũng vừa mới đây thôi, trong một đám rước Công Giáo tại Giáo phận Hưng Hoá, cũng chỉ thấy cờ đỏ sao vàng, không có cờ của Giáo Hội, và đặc biệt còn có tượng HCM bên cạnh tượng Chúa và Đức Mẹ Maria.
Có phải là HCM đã đi vào văn hoà và tôn giáo tại Việt
Không những thế, ký giả, sử gia, học giả ngoại quốc phần lớn đều thán phục, ca tụng HCM là nhà giải phóng dân tộc. Xin đọc hai phần I và II cuốn HCM ndth để thấy đầy rẫy bằng chứng,
Vì thế ngay từ những ngày đầu HCM đã có cái thế vũng vàng để xử dụng chiêu bài dân tộc của mình một cách hữu hiệu.
Trong tình hình đó Pháp hay Mỹ đem quân vào đánh Việt Minh của HCM, đèu bi dư luận trong và ngoài nước lên án là quân xâm lăng chống lại nhân dân VN “dưới sự lãnh đạo của một nhà ái quôc”. Một số cây bút sắc bén của Mỹ đã vô tình trở thành những sư đoàn của đoàn quân thú năm (cinqième colonne) nằm sẵn tại tổng hành dinh của Mỹ là quốc hội, chính phủ và dư luận Mỹ, hoặc tại các thành phố lớn của Mỹ như New York, San Francisco, Los Angeles v.v....
Nếu phe quốc gia đã phá được ngay từ đầu cái huyền thoại đó, thì tình thế đã khác. Nhưng nói gì ngày đó. Ngay cho đến nay chúng ta vẫn chưa phá vỡ được kia mà, mặc dù đã có những cố gắng đáng kể.
Xin lỗi đã làm mất thì giờ của qúy vị vì đã phải trở lại những vấn đề đã được trình bày tóm tắt ở những trang trên.
Nguyên lý chỉ đạo lập trường và thái độ chính trị của ông Diệm là tự lực cánh sinh theo châm ngôn, “Hãy tự giúp mình, rồi Trời sẽ giúp” (Aide-toi, le ciel t’aidera.) Muốn cho dân giầu nước mạnh trước hết phải làm cho người dân biết tự đứng trên chân của mình, không sống như cây tầm gửi, không ý lại vào ngoại viện, quân viện. Ông và ông Nhu đã thể hiện tinh thần này bằng khẩu hiệu “Tam Túc” (tự túc về tư tưởng, tự túc về tổ chức và tự túc về kỹ thuật) trong quốc sách Ấp Chiến Lược.
Nước nhà còn yếu, dân ta còn nghèo, ông thấy rõ cần sự viện trợ của ngoại quốc, nhất là Hoa Kỳ, để tạm đứng vững trong giai đoạn đầu, đang phải giải quyết nhiều vấn đề khó khăn. Ví dụ vấn đề lương thực, thuốc men, nhà ở, công ăn việc làm cho gần triệu đồng bào di cư. Nhưng trước hết ông kêu gọi người dân và cán bộ, hãy tiết kiệm và tự túc để càng ít lệ thuộc vào ngoại viện chừng nào hay chừng đó. Điều này không phải ai cũng thông cảm và đồng ý với ông. Vì người ta nghĩ “dại gì không nhờ nước Mỹ giầu có nhất thế giới giúp, càng nhiều chừng nào dân càng đỡ khổ chừng nầy”. Sự bất đồng chính kiến và thiếu thông cảm này cũng là một cái mầm bất mãn sau này.
Nguyên lý chỉ đạo chiến lược lâu dài của ông Diệm là phải giữ chủ quyền quốc gia trên hết. Vì chỉ có thế mới đối đầu được với Hồ Chí Minh đã được dư luận trong và ngoài nước coi như “một nhà giải phóng dân tộc”. Nhiều lần các giới chức cao cấp Mỹ từ phó tổng thống đến đại sứ… đã cố thuyết phục ông hãy cho phép Mỹ đưa quân tác chiến vào để sớm đánh thắng Việt Cộng. Ông không bác bỏ hẳn. Ông chỉ nói chưa cần, và hứa khi cần thì sẽ trình Quốc Hội duyệt y một hiệp ước song phương cho phép quân Mỹ đóng gần Sông Bến Hải để ngăn chặn sự tấn công ồ ạt bằng quân bắc việt có đại quân trung Quốc yểm trợ công khai như trường hợp Nam Hàn đầu thập niên 50 thế kỷ trước.
Như vậy ông Diệm đã không tuyệt đối chống việc Mỹ đem quân tác chiến vào, như có người không nghiên cứu kỹ lịch sử đã chê ông “thiếu khôn ngoan”, làm phật lòng Đồng Minh nên mới bị hại. Những người này còn đưa sự kiện lịch sử của Nam Hàn để lý luận rằng, nếu để đại quân vào giúp thì đã nhanh chóng giải quyết hoạ xâm lăng. Nhưng hoàn cảnh Nam Hàn đầu thập niên 50 thế kỷ trước hoàn toàn khác hoàn cảnh Việt
Thứ nhất Nam Hàn không có huyền thoại Hồ Chí Minh anh hùng cứu quốc, vừa đánh thắng Thực Dân Đế Quốc.
Thứ hai, Nam Hàn bị CS Bắc Hàn công khai xâm lăng, với quân viện ồ ạt của Trung Cộng. Nam Hàn vì lý do tự vệ, có quyền cầu cứu Liên Hiệp Quốc.
Thứ ba, Việc Mỹ đem quân vào Nam Hàn để chống Hàn Cộng và Trung Cộng xâm lăng đã được Liên Hiệp Quốc đồng ý, nên không bị dư luận lên án hay chỉ trích.
Thực tế lịch sử những năm đầu thập niên 70 đã chứng tỏ: Vì Mỹ đưa đại quân vào mà thiếu những yếu tố cần thiết như Nam Hàn trước đó, nên chiến tranh đã kéo dài 8 năm và Mỹ đã sa lầy. Việc sa lầy này có thực. Không chỉ có ký giả Mỹ David Halberstam (đã chết vì tai nạn xe hơi năm 2007) viết cuốn “The Making of a Quagmire” để nói về sự sa lầy đó, mà tác giả Việt Nam Nguyễn Kỳ Phong cũng có một cuốn với nhan đề “Vũng Lầy của Bạch Ốc”.
Không phải là nhà nông từng có trâu bị sa lầy thì khó hình dung ra cảnh sa lầy nó điêu đứng, cùng quẫn đến thế nào. Rút chân ra được khỏi bãi lầy đã là may mắn lắm. Thiết tưởng không nên trách Tổng Thống Nixon của Hoa Kỳ đã bỏ rơi chúng ta. Như đã trình bày ở trên, chính Tổng Thống Lyndon B. Johnson và bộ trưởng Quốc Phòng McNamara đã có ý định rút quân trước Nixon rất lâu (1966 và 1968). Vả lại khi vận động tranh cử Tổng Thống Nixon đã hứa với quốc dân Mỹ là sẽ rút quân về (vì ông thấy trước, khi miền Nam không còn ông Diệm nữa thì không thể nào thắng CS miền Bắc được) cho nên ông mới thắng cử một cách vẻ vang. Như vậy cũng có thể nói, ý muốn rút quân là do toàn dân Mỹ. Vì vậy đừng bảo Nixon bỏ rơi Việt Nam vì đã ký được thông cáo chung Thuợng Hải với Trung Cộng ngày 27 tháng 2 năm 1972. (4)
Chẳng qua ông đã bất đắc dĩ phải bỏ một tiền đồn không thể giữ nổi, vì những sai lầm chiến lược (của chính quyền Kennedy), hầu áp dụng chiến lược mới: Quay mũi nhọn tấn công vào những mặt trận khác rộng lớn và quan trọng hơn là ngoại giao, thương thuyết, nghĩa là không dùng vũ khí vật chất nữa, mà chỉ dùng vũ khí vô hình để tấn công các quan thầy của Việt Cộng.
Về vấn đề này, xem ra Nixon đã áp dụng chiến lược sách lược đấu tranh phi vũ trang của Ngô Đình Diệm 9 năm về trước: Dùng chính nghĩa để thắng ngụy nghĩa, dùng đòn ly gián chia rẽ hàng ngũ đối phương, bằng vũ khí phi quân sự, chứ không dùng chiến tranh nóng. Và dĩ nhiên cái vị thế một siêu cường đã giúp Nixon dễ thành công hơn Ngô Đình Diệm. Trong tác phẩm độc đáo hơn 300 trang “1999 Victory Without War”, Nixon đã thâu tóm chiến lược phi vũ trang của ông vào ba từ: deterrence, competition, negotiation (răn đe, thi đua và thương thuyết). Ông nhìn thấy trước chiến lược này thế nào cũng thành công, nên đã đưa ra một lời tiên đoán làm nhan đề cho cuốn sách tiên tri của mình: Năm 1999 sẽ có chiến thắng mà không cần chiến tranh. (4bis)
Ngô Đình Diệm đã không mở những trận đánh lớn, lại không muốn cho Mỹ đem quân tác chiến vào giúp đánh nhanh, đánh mạnh. Vậy chiến lược chống Việt Cộng của ông ta chủ yếu là gì?
Dùng chính nghĩa dân tộc để chống chiêu bài dân tộc
Tiếp xúc, thương thuyết, hiệp thương, liên hiệp. Đó là những bước đi có thể xảy ra. Nhưng thực sự mới chỉ có một vài cuộc tiếp xúc gián tiếp chưa đi đến kết quả cụ thể nào thì ông Diệm bị giết.
Nửa cuối của chương 27, cũng là chương tổng kết của cuốn “Ngô Đình Diệm - Lời khen tiếng chê”, và toàn bộ Phần II gồm 3 chương 2, 3, 4 của cuốn “Ngô Đình Diệm và Chính Nghĩa Dân Tộc” đã nói kỹ đến toan tính hiệp thương và những cuộc tiếp xúc của ông Ngô Đình Nhu với một vài nhân vật môi giới, qua lời tường thuật của những tác giả khác như luật sư Mieczyslaw Maneli, trưởng đoàn Ba Lan Cộng Sản trong Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến, và của tiến Sĩ Allen Hammer, vân vân. Nhưng những cuộc tiếp xúc đó chưa đưa đến kết quả cụ thể nào, và cũng không thấy có bằng chứng trên giấy trắng mực đen nào của cả hai phía, CS cũng như chính quyền Ngô Đình Diệm. Cho nên chúng tôi đã tự chế bằng hai từ “toan tính hiệp thưong”. Nhưng nhiều người đã cho rằng chính vì những toan tính đó mà ông Diệm bị nhân dân phản đối và các tướng lãnh giết.
Vì vậy chúng tôi xin trình bày quan điểm riêng về vấn đề này, dựa theo khái niệm chiến tranh ý thức hệ, là một cuộc chiến toàn bộ, toàn diện.
(Còn tiếp)
© DCVOnline
-------------------------------------
(3 ) SĐD trang 70 - Nguyên Văn:
“President Diem stabilized
“What the coup supporters in the Kennedy administration should have known all along now became painfully clear: The choice in South Vietnam had been not between Diem and somebody better but between Diem and somebody worse.”
“Whatever his faults, Diem possessed a significant measure of legitimacy. He was a strong leader of a nation that desperately needed strong leadership. With him gone, power in
Chúng tôi nhấn mạnh mấy từ “chaotic leadership crisis” (cuộc khủng hoảng lãnh đạo đến hỗn loạn) ở đây. Trong hồi ký của tướng Nguyễn Cao Kỳ tác giả đã nói đến 7 lần thay đổi chính phủ trong 12 tháng. Và Giáo Sư Phạm Kim Vinh, tức ký giả Trương Tử Phịng, trong "Cái chết của Nam Việt
(3bis ) theo Maurice Vaisse thì số quân Liên Hiệp Pháp hiện diện tại Việt Nam vào tháng 6 năm 1954 là 177,000)
(4 ) Xin đừng nhìn sự kiện lịch sử này một cách máy móc rồi lý luận rằng, vì đã thỏa thuận được với quan thầy của VC là Trung Cộng gần một năm trước rồi (27-2-1972) cho nên (ngày 27 tháng 1 năm 1973) Mỹ mới ký hiệp định Paris trao miền Nam cho Bắc Việt. Vì thực ra chính quyền Johnson đã bắt đầu hoà đàm với Bắc Việt vào năm 1968 để ra khỏi cuộc chiến. Và ngày 25-7-1969, trong một cuộc họp báo Tổng Thống Nixon, mới tuyên thệ nhận chức được nửa năm, đã phác hoạ Chủ Thuyết Nixon mà nội dung gồm có việc “Việt
Với Thông cáo chung Thượng Hải, Hoa Kỳ đã nắm được quan thầy của VC rồi. Nhưng vẫn còn phải có trận “Điên Biên Phủ trên không” dịp Giáng Sinh cuối năm 1972 và cuộc phong tỏa hải cảng Hải Phòng mới bắt buộc được Lê Dức Thọ chịu hội đàm nghiêm chỉnh để đi đến hiệp định Paris ngày 27-1-1973. Như vậy chứng tỏ bãi lầy không phải dễ thoát ra.
Trong trường hợp đó nếu có người cứ cố níu lấy Đồng Minh, không cho rút chân ra, thì thử hỏi có câu nói nảy lửa độc ác nào (“Sao chúng không chết đi cho rồi, cứ níu kéo hoài!” mà kẻ đang sa lầy chẳng thốt ra? Sa lầy phần nhỏ vì trận chiến ác liệt, nhưng phần lớn vì những nhà báo (mỗi ngòi bút là một sư đoàn), và phong trào phản chiến mà những nhà báo này đã phát động tại những thành phố lớn nhất của Mỹ chi phối thái độ và lập trường chống chiến tranh của các nhà lập pháp ở điện Capitol. Xin hãy nhớ lại những cuộc biểu tình phản chiến của hàng chục vạn người tham dự ở New York, Los Angeles, San Francisco, Washington DC... và khoảng ba chục thành phố khác vào những ngày tháng đó.
(4bis ) SĐD, NXB Simon and
.
.
.
No comments:
Post a Comment