Động đất Mandalay:
Nơi sự hoang tàn lấn át cứu trợ ít ỏi
Yogita Limaye
Mandalay,
Myanmar
3
tháng 4 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cr4nlk4dx9yo
Cảnh
báo: Bài viết chứa những chi tiết và hình ảnh có thể gây ám ảnh cho một số độc
giả
Khi
lái xe vào Mandalay, quy mô tàn phá khổng lồ của trận động đất hôm 28/3 dần hiện
ra trước mắt chúng tôi.
Gần
như trên mọi con phố mà chúng tôi đi qua, đặc biệt là ở các khu vực phía bắc và
trung tâm thành phố, ít nhất một tòa nhà đã sụp đổ hoàn toàn, để lại chỉ còn là
một đống đổ nát. Một số con đường có nhiều công trình bị sập.
Hầu
như tòa nhà nào chúng tôi nhìn thấy cũng có những vết nứt chạy dọc ít nhất một
bức tường, khiến việc bước vào trong trở nên nguy hiểm. Tại bệnh viện chính của
thành phố, các bác sĩ phải điều trị cho bệnh nhân ở ngoài trời.
Chính
quyền quân sự Myanmar tuyên bố sẽ không cho phép các nhà báo nước ngoài vào
Myanmar sau trận động đất, vì vậy chúng tôi buộc phải nhập cảnh một cách bí mật.
Chúng
tôi phải hoạt động thận trọng, do Myanmar đầy rẫy mật báo viên và cảnh sát chìm
theo dõi chính đồng bào của mình để phục vụ chính quyền quân sự cầm quyền.
Chúng tôi
chứng kiến thấy một cộng đồng gần như không nhận được bất kỳ sự trợ giúp đáng kể
nào trong thảm họa khủng khiếp này.
"Tôi
vẫn hy vọng rằng con tôi còn sống, dù hy vọng thực sự mong manh," bà Nan
Sin Hein, 41 tuổi, chia sẻ khi đứng trên con phố đối diện một tòa nhà năm tầng
bị sập. Bà đã chờ ở đây suốt năm ngày qua, cả ngày lẫn đêm.
Con
trai của bà, Sai Han Pha (21 tuổi), là một công nhân xây dựng. Anh đang cải tạo
nội thất bên trong tòa nhà vào thời điểm xảy ra động đất. Tòa nhà này từng là một
khách sạn và đang được cải tạo thành văn phòng.
Con
trai 21 tuổi của bà Nan Sin Hein vẫn mắc kẹt dưới tòa nhà năm tầng bị sụp
"Nếu
họ giải cứu được nó vào hôm nay, vẫn còn khả năng nó sống sót," bà nói.
Khi
trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra, phần móng của tòa nhà này lún xuống lòng đất,
khiến phần trên nghiêng hẳn ra phía đường, dường như nó có thể đổ sập bất cứ
lúc nào.
Sai
Han Pha và bốn công nhân khác đã bị mắc kẹt bên trong.
Khi
chúng tôi đến, vẫn chưa có bất kỳ hoạt động cứu hộ nào được triển khai tại tòa
nhà này, và cũng không có dấu hiệu nào cho thấy việc đó sẽ sớm diễn ra.
Không
có đủ lực lượng cứu hộ thực địa – và nguyên nhân sâu xa chính là tình hình
chính trị của Myanmar.
Ngay
cả trước khi trận động đất xảy ra, Myanmar đã chìm trong hỗn loạn – mắc kẹt
trong cuộc nội chiến khiến khoảng 3,5 triệu người phải rời khỏi nơi ở. Quân đội
nước này vẫn tiếp tục các chiến dịch chống lại các nhóm nổi dậy có vũ trang bất
chấp tình hình thảm họa.
Điều
này khiến lực lượng an ninh bị dàn trải và không thể tập trung toàn lực vào các
hoạt động cứu trợ, cứu hộ. Ngoại trừ một số khu vực trọng yếu, chúng tôi không
thấy quân đội xuất hiện nhiều ở Mandalay.
Chính
quyền quân sự đã đưa ra lời kêu gọi hiếm hoi về viện trợ quốc tế, nhưng do quan
hệ căng thẳng với nhiều nước phương Tây, bao gồm Anh và Mỹ, nên dù các nước này
đã cam kết hỗ trợ, lực lượng cứu hộ thực tế trên thực địa chủ yếu đến từ Ấn Độ,
Trung Quốc, Nga và một số ít quốc gia khác, bao gồm Việt Nam.
Cho
đến nay, các nỗ lực cứu hộ dường như tập trung vào những địa điểm có đông người
bị mắc kẹt – như khu chung cư cao tầng Sky Villa từng là nhà của hàng trăm người,
và học viện Phật giáo U Hla Thein, nơi hàng chục nhà sư đang có một kỳ thi vào
lúc động đất xảy ra.
Neeraj
Singh, chỉ huy đội cứu hộ Ấn Độ đang làm việc tại học viện Phật giáo, cho biết
tòa nhà đã sập như thể "bánh kếp" – với việc các tầng đổ chồng lên
nhau.
"Đây
là dạng sụp đổ khó xử lý nhất, và cơ hội tìm thấy người sống sót là rất thấp.
Nhưng chúng tôi vẫn giữ hy vọng và đang cố gắng hết sức," ông nói với BBC.
==================================================
VIDEO: ‘Chúng tôi bị
mắc kẹt ở đây!’ Cảnh cứu hộ trong trận động đất ở Myanmar
RFA
2025.04.02
https://www.rfa.org/vietnamese/the-gioi/2025/04/02/myanmar-dong-dat-so-nguoi/
Những
người sống sót, gồm người bà và 2 đứa cháu thiếu niên ở Mandalay, đã ghi lại cảnh
tượng kinh hoàng bằng điện thoại di động.
Một
người phụ nữ và hai đứa cháu gái, bên trái và ở giữa, cùng một bé gái 13 tuổi,
bên phải, bị mắc kẹt trong trận động đất ở Myanmar và được giải cứu. (Video
của người dân qua RFA Miến Điện)
Các
video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy lực lượng cứu hộ ở Myanmar đã giải cứu
được nhiều người bị mắc kẹt bằng tay không trong những ngày sau trận động đất
kinh hoàng có cường độ 7,7 độ richter.
Trong
một video được quay bằng điện thoại di động do hai cô gái, 13 và 16 tuổi, quay,
cho thấy cảnh họ bị mắc kẹt cùng bà ngoại 75 tuổi của mình trong bóng tối chật
chội của một tòa nhà chung cư bị sập ở Mandalay, một thành phố gần tâm chấn của
trận động đất hôm thứ sáu.
“Chúng
tôi ở đây! Chúng tôi ở đây!” một trong số họ kêu lên tuyệt vọng. Một bé gái gõ
một vật gì đó bằng kim loại lên một tấm bê tông để báo hiệu cho những người cứu
hộ biết họ đang ở đâu.
Ánh
đèn phát ra từ chiếc điện thoại di động chiếu sáng cảnh tượng ngột ngạt bên dưới
đống đổ nát. Trong chốc lát, chúng ta thoáng thấy khuôn mặt đầy máu của người
bà.
Những
người dân tham gia cứu hộ đã bắt được tín hiệu điện thoại di động của họ, và đã
đào bới điên cuồng để đưa họ ra. Các cảnh video quay riêng biệt cho thấy một
nhóm đàn ông đang nhấc những khối xi măng bằng tay không. “Chúng tôi đã sẵn
sàng để đưa họ ra!” một người hét lên.
Những
giây cuối cùng của đoạn phim cho thấy ba người được đưa ra khỏi đống đổ nát
trên cáng vào ngày Chủ Nhật -- một cái kết có hậu giữa bầu không khí u ám của
trận động đất tồi tệ nhất ở Myanmar trong nhiều thập kỷ.
Đất
nước họ đang sa lầy trong cuộc nội chiến kéo dài bốn năm, khiến 3 triệu người
phải di tản. Chế độ quân quản đã không được trang bị tốt để ứng phó với thảm họa.
Theo
chính quyền quân sự lên nắm quyền trong cuộc đảo chính năm 2021, cho đến nay trận
động đất đã giết chết hơn 3.000 người ở Myanmar.
Trong
một video khác, một bé gái 13 tuổi tên là Pan Aye Chon được tìm thấy trong đống
đổ nát của một tu viện bị sập ở Mandalay sau ba giờ đào bới.
Mặc
dù sống sót sau trận động đất, các thành viên gia đình cho biết cô bé rất đau
buồn khi nhiều người bạn đi cùng đã thiệt mạng.
Khi
cơn rung lắc bắt đầu vào giữa trưa thứ sáu, ban đầu cô bé chạy ra khỏi tu viện,
nhưng quay lại để cứu bạn bè của mình. Sau đó, một phần của tòa nhà đổ xuống và
chôn vùi bé, người nhà cho biết.
Tại
thủ đô Naypyidaw, một phụ nữ 63 tuổi đã được giải cứu khỏi đống đổ nát sau khi
bị mắc kẹt trong 91 giờ, tương đương gần bốn ngày, theo tin tức của Reuters.
Đoạn
video cho thấy trước khi người phụ nữ được đưa đi bằng cáng, những người cứu hộ
mặc đồng phục màu cam, đội mũ bảo hiểm màu trắng đang cố gắng tìm kiếm tại đống
đổ nát của tòa nhà bị sập một phần.
Hãng
tin Reuters xác nhận vị trí quay video là ở Naypyitaw dựa trên các tòa nhà, bố
cục đường sá và lối vào bệnh viện, trùng khớp với hình ảnh vệ tinh của khu vực
này.
Reuters
cho biết họ không thể xác nhận video trên được quay ngày nào. Tuy nhiên, một
tuyên bố của Sở Cứu hỏa Myanmar cho biết cuộc giải cứu diễn ra vào sáng ngày 1
tháng 4.
Biên
tập bởi Mat Pennington và Malcolm Foster
No comments:
Post a Comment