Giá giày Nike từ Việt
Nam qua Mỹ sẽ tăng?
BBC News Tiếng Việt
6
tháng 4 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c8075g71g7yo
Nike
Air Jordan 1 gần như là đôi giày thể thao biểu tượng của nước Mỹ. Đây là dòng
giày nổi tiếng của Nike - thương hiệu lớn của Mỹ. Nó được sản xuất bốn thập kỷ
trước và vốn dành riêng cho huyền thoại bóng rổ người Mỹ Michael Jordan.
Nhưng
dù Nike tiêu thụ phần lớn sản phẩm của mình ở Mỹ, gần như toàn bộ giày thể thao
của hãng này đều được sản xuất tại châu Á – một trong những mục tiêu của đòn áp
thuế mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra để nhắm vào các quốc gia mà ông cáo
buộc đang "bóc lột" người dân Mỹ.
Chỉ
một ngày sau khi Mỹ công bố mức thuế đối ứng, cổ phiếu Nike đã giảm 14%, do những
lo ngại về tác động tiềm tàng đến chuỗi cung ứng của hãng.
Điều
này sẽ ảnh hưởng đến giá của những đôi giày Nike như thế nào?
Điều
đó phụ thuộc vào việc Nike sẽ chuyển bao nhiêu phần chi phí tăng thêm sang cho
khách hàng, nếu họ làm vậy, và đánh giá của Nike về thời gian các mức thuế này
được duy trì.
'Ngành
hàng cạnh tranh'
Hàng
hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Indonesia và Trung Quốc đang phải đối mặt với mức
thuế cao nhất của Mỹ – từ 32% đến 54%.
Dù
vậy, vẫn còn hy vọng rằng ông Trump sẵn sàng đàm phán để hạ các mức thuế này.
Hôm 4/4, ông Trump thông báo mình đã có một cuộc điện đàm "rất hiệu quả"
với Tổng Bí thư Tô Lâm, giúp cổ phiếu Nike phần nào phục hồi sau cú giảm mạnh
hôm thứ 3/4.
Tuy
nhiên, phần lớn các nhà phân tích cho rằng giá các sản phẩm của Nike sẽ buộc phải
tăng.
Ngân
hàng Thụy Sĩ UBS ước tính mức giá hàng hóa tới từ Việt Nam – quốc gia sản xuất
một nửa số lượng giày của Nike – sẽ tăng khoảng 10% đến 12%.
Trong
khi đó, Indonesia và Trung Quốc chiếm gần như toàn bộ phần còn lại trong nguồn
sản xuất giày thể thao của hãng.
"Quan
điểm của chúng tôi là, với danh sách áp thuế dài như vậy, ngành này sẽ sớm nhận
ra rằng gần như không có cách nào giảm thiểu tác động trong trung hạn ngoài việc
tăng giá bán," nhà phân tích Jay Sole của UBS viết trong một báo cáo.
Ông
David Swartz, chuyên gia phân tích cổ phiếu cấp cao tại công ty dịch vụ tài
chính Morningstar ở Mỹ, cũng nhận định rằng giá sản phẩm có thể sẽ tăng, nhưng
cho rằng bất kỳ khoản tăng giá lớn nào cũng sẽ làm giảm lượng cầu.
"Đây
là một ngành có tính cạnh tranh rất cao. Theo tôi, sẽ rất khó để Nike tăng giá
nhiều hơn 10-15%. Tôi không nghĩ việc đó có thể [giúp Nike] bù đắp phần nhiều
thuế quan," ông nói.
Ước tính
giá bán giày Nike nhập khẩu từ Việt Nam qua Mỹ sau thuế quan 46%
Nhiều
thương hiệu phương Tây khác như H&M, Adidas, Gap và Lululemon cũng đang rơi
vào tình cảnh tương tự.
Nike
hiện đang đối mặt với áp lực kiếm lợi nhuận.
Trong
năm tài chính gần nhất, Nike ghi nhận doanh thu khoảng 51 tỷ USD. Chi phí sản
xuất sản phẩm – bao gồm vận chuyển, lợi nhuận cho các bên thứ ba và phí lưu kho
– chỉ ngốn mất khoảng 55% doanh thu, mang lại biên lợi nhuận gộp khá lớn, hơn
40%.
Tuy
nhiên, phần lợi nhuận đó nhanh chóng giảm xuống khi xét tới những chi phí cho
các hoạt động kinh doanh khác.
Chẳng
hạn, một phần ba doanh thu được dùng để chi trả cho chi phí bán hàng và quản lý
hành chính.
Khi
tính thêm lãi vay và thuế, biên lợi nhuận ròng của Nike chỉ còn khoảng 11%.
Con
số này được tính trên toàn bộ sản phẩm của hãng do Nike không công bố chi phí
riêng cho từng dòng sản phẩm cụ thể.
Ông
Rahul Cee, người sáng lập trang đánh giá giày thể thao Sole Review, cho rằng vẫn
còn một số cách để Nike giữ giá bán lẻ ở mức thấp.
Ông
Cee, trước đây từng được đào tạo thành một nhà thiết kế giày và làm việc cho
Nike và Vans tại Ấn Độ, cho biết một trong những cách là hạ bớt mức độ công nghệ
tích hợp trong các đôi giày.
"Thay
vì sử dụng các loại đệm giữa hiệu suất cao và có kết cấu phức tạp, họ có thể
chuyển sang dùng vật liệu EVA (ethylene-vinyl acetate) ép phun," ông nói.
Một
phương án khác là thay vì cứ mỗi một đến hai năm là tung ra mẫu thiết kế, Nike
có thể kéo dài chu kỳ thiết kế thành ba đến bốn năm.
Mọi
chuyện có thể thay đổi nhanh
Ông
Simeon Siegel, giám đốc điều hành của BMO Capital Markets, cho biết hầu hết các
doanh nghiệp đều cho rằng thông báo hôm 2/4 "vẫn còn cách xa hồi kết".
"Tôi
không nghĩ nhiều người tin rằng các con số đó không thể lay chuyển," ông
nói.
Về
lý thuyết, Nike là một thương hiệu lớn, lớn đến mức họ hoàn toàn có thể tăng
giá mà không ảnh hưởng đến doanh số, ông nhận định.
"Câu
hỏi giờ là liệu họ có làm được điều đó vào thời điểm này hay không, và liệu họ
có thể làm vậy với toàn bộ danh mục sản phẩm của mình hay không?"
Ngay
cả trước khi có thông báo về mức thuế mới, Nike đã phải đối mặt với tình trạng
doanh số suy giảm, khiến hãng khó giữ nguyên mức giá bán lẻ gốc cho các đôi
giày của mình.
Giám
đốc tài chính của Nike, ông Matthew Friend, cũng từng viện dẫn thuế quan là một
trong những yếu tố đang ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng.
Nike
phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Mỹ với khoảng 21,5 tỷ USD doanh thu. Đây gần
như toàn bộ số hàng mà Nike bán ra tại Bắc Mỹ - thị trường lớn nhất của hãng.
Đối
với Nike, tâm lý người tiêu dùng ở Mỹ là một "mối bận tâm lớn" vì nó ảnh
hưởng trực tiếp đến nhu cầu muagiày dép, theo ông Sheng Lu – giáo sư ngành thời
trang và dệt may tại Đại học Delaware.
Tuy
nhiên, ông cho rằng cuối cùng các công ty có thể buộc phải chuyển phần chi phí
gia tăng do thuế sang người tiêu dùng.
"Nếu
cuộc chiến thuế quan kéo dài, Nike rất có thể sẽ phải tăng giá bán. Không có
cách nào để các thương hiệu có thể tự hấp thụ mức tăng 30% đến 50% của chi phí
nguyên liệu."
Ông
nói thêm: "Phản ứng của các đối tác thương mại của Mỹ trước chính sách thuế
đối ứng cũng sẽ có ảnh hưởng lớn."
Trung
Quốc đã đáp trả bằng cách áp thuế 34% đối với hàng hóa Mỹ.
Một
phần lý do đằng sau chính sách thuế quan của ông Trump là vì ông muốn có thêm
nhiều công ty sản xuất hàng của mình tại Mỹ.
Tuy
nhiên, giáo sư Lu cho rằng không chỉ Nike mà các công ty khác cũng sẽ khó có thể
tái cấu trúc chuỗi cung ứng trong tương lai gần "do tính phức tạp trong
quy trình sản xuất giày dép".
Việc
đó đòi hỏi thời gian để "cân nhắc hàng loạt yếu tố trong quá trình quyết định
địa điểm đặt nguồn cung – bao gồm các yếu tố như chất lượng, chi phí, tốc độ
đưa sản phẩm ra thị trường, cũng như hàng loạt rủi ro về các tiêu chuẩn xã hội
và môi trường."
Ông
Matt Powers từ công ty tư vấn Powers Advisory Group nhận định việc thiếu hụt
các nhà máy dệt may tại Mỹ sẽ khiến "[Nike] gặp khó khăn và tốn kém nếu muốn
chuyển việc sản xuất về Mỹ".
"Việc
chuyển đổi này, nếu có làm, sẽ mất nhiều năm và yêu cầu những khoản đầu tư đáng
kể," ông Powers nói thêm.
Nike
không trả lời yêu cầu bình luận từ BBC về bài viết này.
Chúng
tôi cũng đã liên hệ với 30 nhà cung cấp tại châu Á nhưng không nhận được phản hồi.
Phóng
viên Natalie Sherman tại New York tường thuật bổ sung.
----------------
TIN
LIÊN QUAN
Ông Trump áp thuế
46%: dập tắt tham vọng tăng trưởng GDP 8% của Việt Nam?
5
tháng 4 năm 2025
.
Đòn thuế của ông
Trump gây thương tổn cho các ngành hàng nào của Việt Nam?
4
tháng 4 năm 2025
·
Ông Trump áp thuế
toàn cầu, Việt Nam chịu 46%, chứng khoán châu Á lao dốc
3
tháng 4 năm 2025
No comments:
Post a Comment