Anh tổ chức hội nghị
với Việt Nam và các nước khác về di cư bất hợp pháp
Mark Easton; Harrison Jones
Biên
tập viên về Nội vụ Anh
31
tháng 3 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn7xl4z2m2go
Vương
quốc Anh đang tổ chức một hội nghị quốc tế kéo dài hai ngày để giải quyết vấn đề
mà họ gọi là mối đe dọa toàn cầu từ di cư bất hợp pháp.
Thủ
tướng Keir Starmer dự kiến sẽ thúc giục trong hội nghị thượng đỉnh, nơi đón tiếp
đại diện từ hơn 40 quốc gia, chung tay phá vỡ "tội ác ghê tởm" của
các băng nhóm buôn người và tránh việc "các quốc gia đối đầu lẫn
nhau".
Các
cuộc thảo luận, bắt đầu vào hôm 31/3 giờ Anh và được xem là sự kiện đầu tiên
thuộc loại này, sẽ hướng tới việc đưa ra những "kết quả cụ thể" và
tăng cường hợp tác quốc tế.
Vấn
đề nhập cư được chính phủ coi là một yếu tố chính trị quan trọng, với cả Đảng Bảo
thủ và Đảng Cải cách Vương quốc Anh đều cho rằng Công đảng cầm quyền không kiểm
soát được tình hình.
Người
di cư Nigeria phải đối mặt với việc trục xuất khỏi Libya trong tháng 3/2025
Ông
Keir mong muốn Vương quốc Anh được xem là quốc gia đi đầu trong nỗ lực toàn cầu
đối với vấn đề di cư bất hợp pháp.
Các
quan chức từ Việt Nam, Albania và Iraq -
những quốc gia có nhiều người di cư đến Anh - sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh tại
tòa nhà văn phòng chính phủ Lancaster House ở thủ đô London, cùng với đại diện
của Pháp, Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Các
phái đoàn từ Chính phủ Khu vực Kurd, Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế Interpol
và các ''ông lớn'' công nghệ bao gồm Meta, X và TikTok cũng tham gia vào các cuộc
thảo luận về cách phá vỡ một đường dây tội phạm trị giá ước tính 10 tỷ đô la Mỹ
mỗi năm.
Ông
Keir phát biểu với những người tham dự: "Chưa bao giờ có cuộc họp đông đảo
hơn về vấn đề này, xây dựng một nỗ lực thực sự mang tính quốc tế nhằm đánh bại
tội phạm nhập cư có tổ chức."
Hơn
6.000 người đã vượt eo biển Manche kể từ đầu năm 2025, đánh dấu một khởi đầu
năm kỷ lục về số lượng người đến bằng thuyền nhỏ.
Kể
từ cuộc bầu cử tại nước này vào tháng 7/2024, chính phủ đã công bố một loạt các
thỏa thuận với các quốc gia khác trong nỗ lực giải quyết số lượng người nhập cư
bằng cách trên.
Công
đảng đã vận động tranh cử với lời hứa sẽ hủy bỏ chương trình Rwanda của chính
phủ trước, lập luận rằng chỉ có sự hợp tác quốc tế dọc theo các tuyến đường
buôn lậu người mới có thể giải quyết được vấn đề này.
Chính
phủ cho biết họ đã hồi hương hơn 24.000 cá nhân không có quyền ở lại Vương quốc
Anh kể từ tháng 7/2024.
Thủ
tướng Keir cho biết ông đã giám sát các âm mưu xuyên biên giới tương tự khi còn
là giám đốc cơ quan công tố để "phá vỡ nhiều âm mưu", bao gồm cả việc
ngăn chặn các máy bay "bị đánh bom trên Đại Tây Dương".
Ông
nói thêm: "Tôi tin rằng chúng ta nên hành xử với tội phạm có tổ chức về nhập
cư theo cách tương tự."
Ông
cũng nói: "Loại thương mại bẩn thỉu này nảy sinh từ những rạn nứt trong hệ
thống của chúng ta, đẩy các quốc gia vào thế đối địch và hưởng lợi trên sự chia
rẽ chính trị của chúng ta."
Trước
thềm hội nghị thượng đỉnh, Bộ Nội vụ Anh thông báo sẽ chi 33 triệu bảng Anh (gần
1.100 tỷ đồng) để triệt phá các mạng lưới buôn người và tăng cường truy tố.
Bộ
trưởng An ninh Biên giới Angela Eagle trả lời BBC Breakfast rằng các biện pháp
mà chính phủ đưa ra sẽ giúp "tạo nên sự khác biệt" trong việc cắt giảm
tình trạng vượt eo biển Manche bằng thuyền, nhưng sẽ mất thời gian để các chính
sách này "được triển khai".
Hội
nghị thượng đỉnh sẽ mang lại "kết quả cụ thể" cho các quốc gia ở châu
Âu, châu Á, Trung Đông, châu Phi và Bắc Mỹ, theo Bộ Nội vụ Anh.
Trong
số các động thái nhằm giải quyết tình trạng di cư bất hợp pháp trước thềm hội
nghị:
·
Khoản
tài trợ 30 triệu bảng Anh (khoảng 990 tỷ đồng) cho Bộ Tư lệnh An ninh Biên giới
sẽ được sử dụng để giải quyết các chuỗi cung ứng, tài chính và các tuyến đường
buôn người trên khắp châu Âu, Balkan, châu Á và châu Phi. Chính phủ cho biết
thêm 3 triệu bảng Anh (khoảng 99 tỷ đồng) sẽ giúp Cơ quan Công tố Hoàng gia
tăng cường khả năng xử lý các vụ buôn người.
·
Chính
phủ đang mở rộng phạm vi kiểm tra quyền làm việc để bao gồm cả những người làm
việc trong nền kinh tế thời vụ (làm việc dịch vụ tạm thời, bán thời gian) bằng
cách sửa đổi Dự luật An ninh Biên giới, Tị nạn và Nhập cư. Các doanh nghiệp
không thực hiện kiểm tra có thể bị phạt tới 60.000 bảng Anh (gần 2 tỷ đồng), hoặc
đối mặt với việc đóng cửa, truất quyền điều hành và phạt tù tới 5 năm.
·
Bộ
trưởng Nội vụ Yvette Cooper cho biết bà muốn trấn áp số lượng người đến Anh bằng
thị thực sinh viên hoặc làm việc rồi sau đó xin tị nạn.
·
Bà
Cooper cho hay Chính phủ đang xem xét cách Điều 8 của Công ước châu Âu về Nhân
quyền (ECHR), quyền có đời sống gia đình, được áp dụng cho các trường hợp di
cư. Một số nỗ lực trục xuất đã bị dừng lại do cách điều khoản ECHR được giải
thích trong luật pháp Anh.
·
Khoảng
1 triệu bảng Anh (hơn 33 tỷ đồng) từ nguồn tài trợ của Anh sẽ được dành cho các
nỗ lực tăng cường nhằm triệt phá các trùm buôn người ở khu vực Kurd của Iraq, Bộ
Nội vụ Anh thông báo.
·
Anh
đã triển khai một chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội
Việt Nam và ứng dụng nhắn tin Zalo, cảnh báo người dân về việc tin tưởng các
băng nhóm buôn người.
Hôm
Chủ nhật, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đối lập của Đảng Bảo thủ Alex Burghart nói với
chương trình Chủ nhật với Laura Kuenssberg của BBC rằng
Công đảng lẽ ra không nên hủy bỏ kế hoạch trục xuất người di cư sang Rwanda.
Trước
đó, bà Cooper nói với chương trình rằng các kế hoạch kiểm tra mới đối với việc
làm không phép sẽ giúp giảm mức độ di cư bất hợp pháp.
Năm
2024, 3.602 người di cư Việt
Nam đến
Vương quốc Anh bằng thuyền nhỏ. Gần một phần ba trong số đó được xác định có thể
là nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại, và con số này có thể tăng lên khi nhiều
nạn nhân khác được phát hiện.
Do
thiếu các tổ chức cho vay uy tín, người dân ở Việt Nam thường tìm đến các
"tín dụng đen" với lãi suất cắt cổ. Những kẻ cho vay nặng lãi này làm
việc với các băng nhóm buôn người, ép buộc nạn nhân làm việc nếu không trả được
nợ.
BBC
News Tiếng Việt tường thuật bổ sung
------------------
Tin
liên quan
·
Người đàn ông Việt 'bị
dọa giết và ép tới Anh để trả nợ'
17
tháng 3 năm 2025
·
Di cư tới Anh qua eo
biển Manche: Lý do nhiều người tháo chạy khỏi Việt Nam
7
tháng 1 năm 2025
·
Bất chấp cấm đoán,
người Việt di cư lậu vẫn bám trụ các tiệm nail ở Anh
20
tháng 12 năm 2024
No comments:
Post a Comment