Tuesday, October 29, 2019

QUÂN ĐỘI MỸ CÓ THỂ SỤP ĐỔ TRONG 20 NĂM TIẾP THEO DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Nguoi Viet Phone)




NỘI DUNG TRANG NÀY :





                              ====================

Nguoi Viet Phone
29 Tháng Mười 2019 

Khoảng cuối tháng 10/2019, chiếc máy bay không người lái tuyệt mật X37-B của không quân Mỹ đã hạ cánh xuống Trái Đất, kết thúc nhiệm vụ Orbital Test Vehicle 5 (OTV-5) kéo dài gần 2 năm liên tục ngoài vũ trụ.

Sở dĩ nói X37-B tuyệt mật là vì không một ai ngoại trừ không quân và chính phủ Mỹ biết nhiệm vụ OTV-5 cụ thể là gì mà nó được thực hiện lâu đến như thế. Ngày 07/09/2017, chiếc máy bay bí mật được tên lửa SpaceX của Elon Musk mang ra ngoài vũ trụ. Trước đó, nhiệm vụ OTV-4 đã được thực hiện, kéo dài 718 ngày.

Hiện không quân Mỹ đang sở hữu ít nhất 2 chiếc X-37B, và cả hai đều đã thực hiện một số nhiệm vụ ngoài vũ trụ. Chiếc máy bay được Boeing sản xuất, dùng năng lượng Mặt Trời để hoạt động, và có thể chuyên chở khối lượng nhỏ như vệ tinh nhân tạo hoặc các thiết bị thực hiện thí nghiệm ngoài không gian. Nó được NASA phát triển từ năm 1999 với mục đích tạo ra nền tảng thử nghiệm cho những tàu vũ trụ trong tương lai, thiết kế giống một phiên bản tàu con thoi thu nhỏ.

X-37B dài 8.8 mét, cao chỉ 2.9 mét và chiều dài sải cánh 4.6 mét. Nó chuyên chở được những món đồ có kích thước tối đa 2.1 x 1.2 mét. Ban đầu, thiết kế của X-37B cho phép nó chỉ hoạt động liên tục được 240 ngày, nhưng có vẻ kỷ lục đã bị phá.

Bộ trưởng không quân Barbara Barrett cho biết: “Chiếc X-37B liên tục chứng minh khả năng của những chiếc máy bay không gian có thể sử dụng nhiều lần. Mỗi nhiệm vụ thành công lại tăng khả năng khám phá vũ trụ của Mỹ.”

------------------------------

Nguoi Viet Phone
27 Tháng Mười 2019 

Khoảng cuối tháng 10/2019, Bộ quốc phòng Mỹ đã chính thức chọn Microsoft để trao gói thầu công nghệ trị giá 10 tỷ USD. Như vậy, Microsoft đã đánh bại Amazon vào giờ chót trong cuộc đấu thầu JEDI (viết tắt Joint Enterprise Defense Infrastructure - Hạ tầng phòng thủ hợp tác với doanh nghiệp).

Tuy nhiên, Amazon được cho là đã bị tổng thống Trump "hất cẳng" sau khi lên tiếng chỉ trích Jeff Bezos về hoạt động vận động hành lang cũng như hiềm khích trước đó với trang The Washington Post cũng thuộc sở hữu bởi nhà sáng lập Amazon.

Tham gia đấu thầu JEDI ngoài Microsoft và Amazon còn có IBM, Oracle và Google. Mục tiêu của JEDI là thay đổi hệ thống điện toán đám mây của quân đội Mỹ trong thời hạn 10 năm. Đây là một cuộc đua rất khắc nghiệt liên quan đến các nỗ lực vận động hành lang và thách thức pháp lý giữa các công ty. Tổng thống Trump cũng nhận định hợp đồng là rất lớn, có thể là một trong những hợp đồng lớn nhất từ trước đến nay.

JEDI cũng là hợp đồng trọng điểm của Lầu Năm Góc trong nỗ lực hiện đại hóa công nghệ quân sự vì quân đội Mỹ vẫn đang sử dụng những hệ thống máy tính có từ thập niên 80, 90 của thế kỷ trước và Bộ quốc phòng đã đầu tư nhiều tỷ USD để khiến chúng hoạt động phối hợp với nhau.

Quyết định chọn Microsoft gây ngạc nhiên, vì Amazon trước đó được xem là ứng cử viên sáng giá nhất khi hãng đang cung cấp giải pháp điện toán đám mây cho CIA. Nhưng tình thế thay đổi sau khi ông Trump công khai thái độ thù địch đối với Jeff Bezos, bởi ông chủ của Amazon cũng là người sở hữu trang báo The Washington Post. Tổng thống Trump thường gọi mỉa mai tờ báo là "Amazon Washington Post" và từng nhiều lần cáo buộc phát tán tin giả.

Trước công chúng, tổng thống Trump từng nói những "công ty lớn" khác sẽ có cơ hội được trao hợp đồng quan trọng. Tuy nhiên người viết bài phát biểu cho cựu bộ trưởng Bộ quốc phòng Jim Mattis nói trong một cuốn sách xuất bản vào tháng 11-2019 rằng ông Trump muốn loại Amazon và trao hợp đồng cho một công ty khác. Thông tin lập tức tác động đến những cá nhân trong nội bộ Lầu Năm Góc. Bằng chứng là bộ trưởng Bộ quốc phòng mới - Mark T. Esper trước đó từng nói muốn xem xét lại các vấn đề về Amazon rốt cuộc phải tự cứu lấy mình trong cuộc đấu thầu khi chia sẻ ông không muốn tham gia vì con trai ông đang làm việc cho IBM.

Nhiều ý kiến cho rằng Microsoft nếu được trao hợp đồng cũng chỉ là một phần và Lầu Năm Góc sẽ sử dụng nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây như cách mà nhiều công ty tư nhân khác đang làm. Microsoft cũng đang dẫn đầu các chương trình điện toán đám mây khác thuộc chính phủ, bao gồm cả một hợp đồng tình báo nhưng phải đến thời gian gần đây, Microsoft mới có đủ cơ sở vật chất như máy chủ đạt tiêu chuẩn để xử lý dữ liệu ở quy mô mà Lầu năm góc mong muốn theo hợp đồng.

Trong thông báo trúng thầu, Bộ quốc phòng Mỹ cho biết: “Cuộc đấu thầu đã được thực hiện theo luật pháp và quy định hiện hành. Tất cả các nhà cung cấp đều được đối xử công bằng và được đánh giá nhất quán với các tiêu chí đã nêu”

Hiển nhiên Amazon đã phản ứng trước quyết định trao gói thầu cho Microsoft. Drew Herdener - người phát ngôn của Amazon cho biết: “Amazon Web Services (AWS) rõ ràng là nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thị trường và nếu được đem ra so sánh và đánh giá chi tiết, hẳn Lầu Năm Góc sẽ đưa ra một quyết định khác. Chúng tôi cam kết liên tục đổi mới trong lĩnh vực chiến trường điện tử nơi yếu tố an ninh, hiệu quả, khả năng phục hồi và mở rộng của các tài nguyên là thứ tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại”

Việc trao hợp đồng cho Microsoft sẽ làm dấy lên những nghi ngờ rằng ông Trump đã có những cân nhắc và tác động riêng cũng như công khai chống lại Amazon. Hành động can thiệp của tổng thống trong một cuộc đấu thầu rất không phù hợp, theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực ký kết hợp đồng liên bang. Price Floyd - cựu lãnh đạo bộ phận quản lý các vấn đề công cộng tại Lầu Năm Góc nói rằng những lời chỉ trích của ông Trump về Amazon là cơ sở để phản đối việc trao gói thầu cho Microsoft. Floyd nói: “Ông ấy là tổng tư lệnh nhưng ông ấy lại không tinh tế khi bày tỏ sự thù địch trước Amazon”

Microsoft và canh bạc lớn phía trước:

Chiến thắng của Microsoft cũng thể hiện diện mạo của ngành công nghiệp điện toán đám mây khi ngày một nhiều các doanh nghiệp thuê không gian máy chủ để có thể truy xuất nhanh hơn và tiết kiệm hơn vào dữ liệu cũng như khai thác năng lực tính toán của nền tảng. Amazon đã thống trị thị trường điện toán đám mây từ lâu với 45% thị phần trong khi Microsoft bám theo sau với 25% thị phần.

Việc có được hợp đồng JEDI đã mang lại cho Microsoft lợi thế khi hãng đang đứng trước khoản đầu tư lên đến 40 tỷ USD mà chính phủ dự kiến sẽ bỏ ra cho dịch vụ điện toán đám mây trong vài năm tiếp theo. Ngược lại, việc để thua đấu thầu sẽ tác động đến danh tiếng của Amazon, nhất là trong tình thế công ty vừa mở một cơ sở mới quy mô lớn ở Bắc Virginia nơi sẽ có ít nhất 25,000 nhân viên làm việc.

Lầu Năm góc sẽ có lợi khi quyết định hợp nhất thông tin, dữ liệu lưu trữ trên đám mây bởi quân đội Mỹ đang chuyển sang sử dụng các loại cảm biến từ xa, vũ khí bán tự động và AI. Điều đặc biệt quan trọng hiện nay là Bộ chỉ huy Không gian mạng Mỹ đã được nâng lên ngang tầm với Bộ chỉ huy trung tâm (điều hành các hoạt động tại Trung Đông) hay Bộ chỉ huy phương bắc (bảo vệ lục địa Hoa Kỳ).

Trong quá trình đấu thầu, có 2 luồng tranh cãi trong đó một bên cho rằng hợp đồng lớn không nên trao cho một công ty duy nhất trong khi bên còn lại cho rằng việc sử dụng một nhà cung cấp sẽ loại bỏ các trục trặc trong hệ thống quân sự và liên lạc. Trước công bố kết quả đấu thầu, giới làm luật Mỹ đa phần phản ứng tích cực chủ yếu là do hợp đồng vốn bị trì hoãn lâu nay rốt cuộc đã có kết quả.

"Quân đội Mỹ sau cùng đã có thể hợp tác với công ty tư nhân" - Đây là nhận định của Jim Langevin - chủ tịch Tiểu ủy ban dịch vụ vũ trang về tính báo và các môi đe dọa tiềm ẩn. Ông cho biết: "Điện toán đám mây tiên tiến là tiêu chuẩn công nghiệp và Bộ quốc phòng Mỹ hiện đã có thể khai thác năng lực của nền tảng. Tôi mong muốn tiếp tục phát huy vị trí của mình trong quốc hội để tăng khả năng tiếp cận các công nghệ thế hệ mới nhằm hỗ trợ cho các chiến binh trên chiến trường."

Tuy nhiên, thượng nghị sĩ Mark Warner đến từ đảng dân chủ thuộc tiểu bang Virginia cho rằng: “Điều quan trọng là chúng tôi phải duy trì một quy trình đấu thầu công bằng và cạnh tranh, và việc tổng thống sử dụng quyền lực tại vị để trừng phạt các chỉ trích trên truyền thông là hành vi lạm dụng quyền lực rõ ràng”

Amazon, Microsoft, IBM, Oracle và Google bắt đầu tham gia đấu thầu JEDI từ hơn một năm trước. Đến tháng 10/2018, Google rút lui do việc làm ăn với quân đội gây mẫu thuẫn với các nguyên tắc của tập đoàn, nhất là việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên vũ khí.

Sau đó vào tháng 04/2019, Lầu Năm Góc công bố chỉ có Microsoft và Amazon đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cho hợp đồng JEDI. Riêng Oracle sau khi đấu tranh pháp lý không thành công với Amazon đã quay sang cáo buộc công ty tác động ngầm vào cuộc đấu thầu. Bằng chứng được Oracle đưa ra là Amazon đã thuê các nhân viên của Bộ quốc phòng làm việc trong hoạt động đấu thầu.

Microsoft trúng thầu ngoài dự kiến trong khi Amazon thua đau dù chưa rõ nguyên do, nhưng thử nhìn vào thị trường điện toán đám mây hiện tại, Amazon đang thành công vang dội và giữ vị thế dẫn đầu. Doanh thu mà Amazon thu về từ các hợp đồng chính phủ liên bang vào năm 2014 là 200 triệu USD nhưng đến nay đã là 2 tỷ USD, chủ yếu đến từ CIA và các tổ chức tính báo khác.

----------------------------------

Nguoi Viet Phone
28 Tháng Mười 2019

Khoảng cuối tháng 10/2019, theo một báo cáo mới của quân đội Mỹ, biến đổi khí hậu có thể dẫn đến một kịch bản khủng khiếp cho người dân, bao gồm sự cố mất điện kéo dài, bệnh tật, thiếu nước, nạn đói và cả chiến tranh.

Nghiên cứu cho thấy, chính quân đội Mỹ khi đó cũng đối mặt với nguy cơ tan rã. Báo cáo cho biết kịch bản có thể xảy ra trong vòng hai thập niên tiếp theo. Các quan chức cao cấp của chính phủ Mỹ tham gia viết bản báo cáo hiện đều đang công tác tại các cơ quan trọng yếu bao gồm Quân đội Mỹ, Cơ quan Tình báo Quốc phòng và NASA.

Nghiên cứu kêu gọi Lầu Năm Góc khuẩn trương chuẩn bị cho các kịch bản tồi tệ có thể xảy ra vào giữa thể kỷ. Trong đó, hệ thống điện, nước và nguồn cung cấp thực phẩm tại Mỹ có thể sụp đổ do tác động của biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu và an ninh lương thực

Báo cáo có tựa đề "Hệ quả của biến đổi khí hậu đối với quân đội Mỹ" được phát hành dưới sự hợp tác của Đại học Quân đội Chiến tranh Mỹ Hoa Kỳ và NASA hồi tháng 05/2019. Nó được ủy quyền thực hiện bởi tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, người mới được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm hồi đầu năm. Một điểm thú vị là tổng thống Trump thể hiện ông ấy không bận tâm đến biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, báo cáo cho thấy biến đổi khí hậu là có thật, và nó đang đi đúng hướng để tạo ra một thảm họa chưa từng có cho xã hội Mỹ. Tác động của biến đổi khí hậu tới các hệ thống tự nhiên như đại dương, sông, hồ, nước ngầm, đá ngầm và rừng... vẽ ra một kịch bản sụp đổ đáng sợ của nước Mỹ trong vòng 20 năm tiếp theo.

Các tác giả báo cáo lưu ý nước Mỹ hiện chưa được chuẩn bị kỹ để đối phó với kịch bản đó. Một ví dụ là hầu hết các cơ sở hạ tầng trọng điểm nằm trong danh sách của Bộ An ninh Nội địa Mỹ không được xây dựng để chống chịu với các điều kiện biến đổi khí hậu.

Khoảng 80% nông sản xuất khẩu và 78% nông sản nhập khẩu của Mỹ được vận chuyển bằng đường thủy. Điều này có nghĩa là lũ lụt do biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại lâu dài cho cơ sở hạ tầng phục vụ giao thương, tạo ra mối đe dọa lớn tới cuộc sống của người dân Mỹ và an ninh lương thực toàn cầu.

Kịch bản sụp đổ lưới điện quốc gia

Có một nguy cơ đặc biệt, trong đó lưới điện quốc gia Mỹ phải ngừng hoạt động dưới các sự kiện căng thẳng do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là lượng mưa đang biến đổi. Các mạng lưới điện phục vụ nước Mỹ hiện nay đang ngày một xuống cấp mà không được đầu tư nâng cấp, sửa chữa toàn diện. Các nhà máy điện, cơ sở hạ tầng truyền tải và hệ thống phân phối điện đều tồn tại những lỗ hổng.

Đối mặt với nhu cầu năng lượng gia tăng gây ra bởi nhiều kiểu thời tiết mới như các đợt lạnh và nắng nóng kéo dài đi cùng hạn hán, mạng lưới điện Mỹ ngày càng trở nên mong manh hơn. Một ví dụ rõ ràng nhất cho điều đó là việc Công ty Điện lực và Khí đốt Thái Bình Dương (PG&E) từng phải cắt điện của nửa triệu hộ dân California do lo ngại đường dây gây cháy rừng. Đối mặt với biển đổi khí hậu với mùa khô ở Mỹ kéo dài hơn làm gia tăng rủi ro hỏa hoạn, PG&E đã không thể làm gì với mạng lưới điện mong manh ở California.

Báo cáo cho thấy nếu hạ tầng lưới điện bị sụp đổ hoàn toàn, nước Mỹ sẽ phải đối mặt với nguy cơ:

- Mất các loại thực phẩm và thuốc dễ hỏng

- Mất hệ thống phân phối nước sạch và thoát nước thải

- Mất hệ thống sưởi/điều hòa không khí và điện chiếu sáng

- Mất các hệ thống máy tính, điện thoại và liên lạc (bao gồm cả mạng vệ tinh, GPS và các chuyến bay)

- Mất hệ thống giao thông công cộng

- Mất hệ thống phân phối nhiên liệu và các đường ống nhiên liệu

- Mất các hệ thống điện không được trang bị hệ thống dự phòng

Đối với quân đội Mỹ, sự cố trên lưới điện quốc gia sẽ dẫn đến tình trạng khẩn cấp, làm suy yếu quân đội, thách thức sự hoạt động hay nói cách khác có thể khiến quân đội tan rã. Các cơ sở hạt nhân khi đó có thể phải đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn. Hiện nước Mỹ có 99 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, cung cấp gần 20% năng lượng cho quốc gia. Nhưng phần lớn trong số đó, khoảng 60% lò phản ứng nằm ở những khu vực dễ bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, phải đối mặt với những rủi ro lớn như nước biển dâng, bão lũ hoặc thiếu nước.

Dịch bệnh

Các tác giả báo cáo cho biết biến đổi khí hậu có thể khiến dịch bệnh lây lan đến mức cần triển khai quân đội bên trong nước Mỹ. Không có mốc thời gian rõ ràng, nhưng báo cáo nói: Biến đổi khí hậu đang làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm trong dân chúng. Một đại dịch không còn là vấn đề "nếu" mà đã là "khi nào" thì nó xảy ra.





No comments: