Nam Lộc - Nhật Báo Calitoday
December
1, 2017
Cali
Today news – Vâng thưa quý vị, cuối cùng thì con thuyền bé nhỏ mang tên Tuyết
Nga, dù trong rách nát, tả tơi, nhưng cũng đã đến được bến bờ tự do sau 37 năm
sóng gió, trải qua bao cơn phong ba, bão tố cùng những vùi dập của “thế nhân”!
Hay nói một cách khác là tội ác của con người!
Welcome
to America
Nhưng
ngược lại, vào lúc 5 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm 30 tháng 11, 2017 vừa qua, cả
hai chị Nguyễn Thị Tuyết Nga và Trần Thị Thu Hương đã được hàng chục người tử tế
ra tận cửa phi trường quốc tế Houston đón tiếp trong tình thương, với những tấm
lòng bao dung, che chở.
Welcome
to America
Bởi
sự tế nhị của trường hợp cùng tình trạng định cư hai người tỵ nạn đặc biệt này
cho nến cơ quan trách nhiệm giúp đỡ họ là YMCA đã yêu cầu cộng đồng người Việt
tại Houston giữ kín tin tức và đừng đến đón hai chị quá đông tại phi trường.
Tôn trọng lời yêu cầu đó cho nên chỉ có đại diện của các tổ chức cộng đồng, một
số hội đoàn cùng nhân viên định cư và những thiện nguyện viên có trách nhiệm
liên quan đến cuộc sống tương lai của họ hiện diện trong buổi tiếp đón hai chị
Tuyết Nga và Thu Hương mà thôi.
Thank
you America
Có
những bó hoa nhỏ, nhưng thật tươi và rực rỡ tình yêu của mùa lễ tạ ơn. Có người
bảo, hoa đẹp đấy, nhưng Tuyết Nga bị mù thì làm sao mà nhìn thấy được? Người tặng
hoa là cô Minh Tâm trả lời: Dạ em biết, nhưng em tin rằng dù không ngắm được
nhưng chị Tuyết Nga chắc chắn sẽ ngửi được mùi thơm của tự do và nhân ái từ
trong những cánh hoa này. Có những lá cờ nhỏ, nhưng lại là những biểu tượng vĩ
đại của tình người, của tự do và dân chủ! Và đây chính là những giá trị tuyệt đối
mà Tuyết Nga đã phải đánh đổi bằng 37 năm đoạn trường đầy bi thương và khổ hạnh.
Những
cánh hoa nhân ái
Tôi
nghe chị Thu Hương nói nhỏ vào bên tai còn nghe được của Tuyết Nga: Em đang cầm
trong tay là cờ vàng ba sọc đỏ mà bố em đã hy sinh để bảo vệ đó em biết không?
Tuyết Nga chỉ biết nghẹn ngào trong nước mắt, nhưng vì những giọt lệ trào dâng
khiến cô đã phải gỡ cặp kính mát che đôi mắt mù lòa để lau mặt. Bất chợt nhìn
thấy đôi mắt thật “không có con ngươi” của Tuyết Nga, cả đám thiện nguyện viên
trẻ người Mỹ bỗng òa lên khóc, họ ôm Tuyết Nga vào lòng và nghẹn ngào an ủi chị.
Hình ảnh đó đã mang lại cho tôi cả một trời kỷ niệm mà cách đây gần 43 năm về
trước, khi những người tỵ nạn VN đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, họ cũng đã được
những vị bảo trợ người Mỹ đối xử y hệt như vậy. Ai bảo người Mỹ kỳ thị? Ai bảo
nước Mỹ đã ngoảnh mặt làm ngơ trước những khổ đau của nhân loại? Và đó cũng
chính là lý do tại sao những người Việt tỵ nạn chân chính vẫn thường nói câu
“Thanh You America” hay “Thanh You Australia, “Thanh You Canada” v..v…
Thank
you America
Những
thuyền nhân còn lại
Hai
tiếng đồng hồ chờ đợi để được hàn huyên với nhau trong 30 phút ngắn ngủi ở phi
trường! Tôi may mắn được xem như là “người thân” duy nhất có mặt tại buổi tiếp
đón hai cô ngày hôm nay, chả là vì hơn 1 tuần trước đây, anh em chúng tôi đã gặp
nhau trong buổi hội ngộ tại nhà giam di trú ở Bangkok, Thái Lan. Nhưng cũng có
thể vì vậy mà đêm nay tôi cứ trằn trọc mãi không ngủ được vì câu trả lời của
Tuyết Mai khi tôi hỏi thăm về hai người tỵ nạn cũng đang bị giam cùng trại, đó
là anh Bé và anh Sĩ. Một là cưu quân nhân QLVNCH, còn một là người tranh đấu
cho VN tự do. Hai cô bảo, tụi em âm thầm rời trại vào lúc nửa đêm để ra phi trường
mà không dám chào từ giã vì chỉ sợ các anh ấy tủi thân và buồn thêm cho số phận
hẩm hiu của mình. Nhất là anh Bé đang bệnh nặng, hầu như liệt cả nửa thân người,
không biết khi nghe tin tụi em được đi Mỹ rồi, anh ấy còn nghị lực để sống nữa
hay không?
Nghĩ
đến 2 anh, nghĩ đến số phận của gần 2000 người tỵ nạn vì chính trị, vì tôn
giáo, vì sự đàn áp nhân quyền ở trong nước hiện nay đang sống vất vưởng tại
Thai Lan. Nghĩ đến khuôn mặt méo xệch của linh mục Peter Namwong, vị “bồ tát” của
người tỵ nạn VN trên đất Thái từ 42 năm qua. Nhất là nghĩ đến những sắc lệnh
đán áp và trục xuất người Việt tỵ nạn tại Thái Lan sắp được chính phủ quân đội,
lãnh đạo Vương quốc này đem ra áp dụng, tôi không thể nào viết được nữa! Câu
hát của anh Trầm Tử Thiêng lại vang vọng bên tôi vào lúc nửa đêm về sáng: “Người
vì tự do cứ đi, đi hoài dù không hề tới…”!
Bao
giờ thì Việt Nam mới hết khổ hả anh Thiêng?
Nam Lộc
Tháng Chạp, 2017
Tháng Chạp, 2017
-----------------------------
XEM THÊM :
Nam
Lộc
November
22, 2017
No comments:
Post a Comment