Trọng Thành – RFI
Đăng ngày 14-02-2017
Những
quyết định đầu tiên của tân tổng thống Hoa Kỳ về chính sách đối ngoại được báo
chí Pháp theo dõi sát. « Ủng hộ 100% » Nhật Bản, tái khẳng định chính sách « một
nước Trung Hoa », không xét lại thỏa thuận hạt nhân với Iran, hay phê phán
chính sách lấn đất của Israel… Bài « Trump liên tiếp nhân nhượng về ngoại giao
» của Le Monde hôm nay, 14/02/2017, chỉ ra những hành xử trong tuần lễ cầm quyền
thứ ba của Donald Trump, được coi là ngược lại hoàn toàn với các tuyên bố trước
khi nhậm chức.
Theo Le Monde, sau những ngày cầm quyền đầu tiên ồn
ã, bị rất nhiều chỉ trích (đặc biệt với sắc lệnh cấm công dân bảy nước Hồi
Giáo), « tân tổng thống Mỹ dường như từng bước một trở lại với một số nền
tảng của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, mà trong suốt quá trình tranh cử thường
bị chính ứng cử viên Donald Trump phê phán ». Ngày 11/02, bên cạnh thủ
tướng Nhật Shinzo Abe tại Florida, ông Donald Trump đã có một phản ứng « hoàn
toàn thể theo quy ước » sau khi biết tin Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa.
Tuyên bố 100% đứng sau Nhật Bản của tân tổng thống Mỹ
cho phép « tái khẳng định liên minh song phương », khác hẳn với
những lời lẽ lên án dữ dội của ông Trump nhắm vào Tokyo, bị tố là gây thiệt hại
nặng cho Hoa Kỳ về thương mại, cũng như dựa dẫm về quân sự.
Về Trung Quốc, ngay trước chuyến công du của thủ tướng Nhật, tổng thống Mỹ một lần nữa gây ngạc nhiên khi tuyên bố nối lại với chính sách « một nước Trung Hoa » của Washington từ thập niên 1970, mà gần hai tháng trước đó, Donald Trump từng tuyên bố có thể sẽ xem xét lại.
Theo Le Monde, vào thời điểm đó, khi chấp nhận cú điện thoại chúc mừng của tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, phá lệ của nhiều đời tổng thống Mỹ, tổng thống tân cử, nhà tài phiệt Donald Trump có ý sử dụng Đài Loan như một « lá bài » trong cuộc mặc cả chung với Bắc Kinh, bị lên án là « làm ăn bất chính » gây hại cho Mỹ. Tuy nhiên, do « tính chất vô cùng nhạy cảm của vấn đề Đài Loan với Trung Quốc », rốt cục ông Trump đã phải chấp nhận thoái lui trong cuộc điện đàm với chủ tịch Trung Quốc.
Tương tự, với việc Iran thử tên lửa, mặc dù Nhà Trắng có phản ứng mạnh, với các loạt trừng phạt mới, nhưng « các cố vấn của tổng thống cũng đồng thời nhấn mạnh là thỏa thuận hạt nhân với Teheran, thành quả ngoại giao thời Obama, sẽ không bị xem xét lại ».
Về Israel, trong một phỏng vấn dành cho nhật báo Israel Hayom, ngày 10/02, ông Trump cũng buộc phải tỏ rõ thái độ, khi khẳng định việc người Do Thái lấy thêm đất của Palestine không phải là « điều tốt cho hòa bình ».
Le Monde cũng lưu ý có hai chuyện mà ông Trump chưa hề tỏ ra có một nhân nhượng nào. Đó là bức tường biên giới với Mêhicô, và các bất đồng với Canada, hai quốc gia láng giềng Bắc Mỹ.
Mỹ - Canada tạm giấu bất đồng
Riêng với Canada, báo kinh tế Les Echos có bài « Trump và Trudeau giữ bất đồng trong im lặng». Trong cuộc hội kiến đầu tiên tại Nhà Trắng hôm qua, tổng thống Mỹ Donald Trump và thủ tướng Canada Justin Trudeau đã « tỏ ra nồng ấm » trong tiếp xúc, cho dù đó là hai con người hoàn toàn trái ngược nhau về quan điểm, đặc biệt về vấn đề môi trường, bình đẳng giới hay người tị nạn… Một hội nghị bàn tròn về vấn đề phụ nữ thậm chí được tổ chức ngay hôm qua, với sự hiện diện của hai nguyên thủ (theo truyền thống quan hệ ngoại giao hai nước, tân tổng thống Mỹ sẽ tới Canada trước để gặp lãnh đạo nước láng giềng anh em, nhưng Donald Trump đã phá lệ lần này, do sợ bị mất mặt vì biểu tình phản đối dữ dội).
Tuy nhiên, quan hệ Mỹ - Canada hứa hẹn sẽ rất căng thẳng, đặc biệt với thỏa thuận tự do thương mại Bắc Mỹ NAFTA, mà ông Trump muốn xét lại. Canada lo ngại hàng triệu việc làm bị ảnh hưởng.
Theo Les Echos, nền kinh tế Canada « phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ », với khoảng ba phần tư hàng xuất khẩu của nước này là sang Mỹ, và ngược lại Canada thu hút đến 20% hàng xuất khẩu Hoa Kỳ. Nạn nhân đầu tiên, nếu hiệp định NAFTA bị xét lại, là ngành sản xuất xe hơi của Canada với khoảng 100.000 lao động.
« Trump đe dọa toàn bộ trật tự quốc tế »
Một số nhân nhượng về ngoại giao nói trên của tân tổng thống Mỹ trong những tuần đầu tiên cầm quyền, có ý nghĩa như thế nào trong chiến lược quốc tế nói chung của chính quyền Trump ?
Vào thời điểm này có lẽ còn còn sớm để có câu trả lời dứt khoát. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, nhiều chuyên gia chia sẻ một nỗi lo chung, đó là chính sách quốc tế của Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump đe dọa toàn bộ trật tự quốc tế, được xây dựng từ sau Thế chiến Hai. Đây là quan điểm của ông Charles Philippe David, chuyên gia về chính trị Mỹ, đại học Quebec, trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Le Monde (xem bài « Trump đe dọa trật tự quốc tế do Hoa Kỳ lập nền móng từ 1945»).
Genève bị Trump đe dọa
Trước mắt, theo Les Echos, dự án cắt giảm 40% đóng góp của Mỹ cho Liên Hiệp Quốc – đang được chuẩn bị - đe dọa Genève, « thành phố quốc tế » của Thụy Sĩ, và cũng là cơ sở thứ hai của Liên Hiệp Quốc, sau New York. Một nhà ngoại giao cho biết, dân Thụy Sĩ theo sát diễn biến ở Washington như « canh sữa trên lửa », bởi chỉ cần sẩy mắt là hỏng việc.
Khu vực đóng đô của nhiều tổ chức quốc tế tại Genève vừa mang lại cho Thụy Sĩ một uy tín quốc tế, vừa là nguồn thu tài chính rất lớn. Khu quốc tế tại Genève là nơi làm việc của hơn 31.000 nhân viên các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, đại diện các quốc gia… Đó là chưa kể gần 1.000 công ty đa quốc gia tư nhân.
Liên Hiệp Châu Âu dọn sang nhà mới
Vẫn tại châu Âu, La Croix chú ý đến tòa nhà mới của Liên Hiệp Châu Âu tại Bruxelle vừa khánh thành. Tòa nhà mang tên giản dị « Europa » (châu Âu) nổi bật với một kiến trúc táo bạo, tân kỳ, mang hình quả trứng. Kể từ tháng Giêng, các viên chức Liên Hiệp Châu Âu chuyển khỏi tòa nhà chật hẹp mang tên « Justus Lipsius » (nhà ngữ văn học người Flamand, nhà tư tưởng nhân văn thế kỷ 16), để chuyển sang tòa nhà mới.
Theo một số chuyên gia, trụ sở mới của Liên Âu Europa đánh dấu « một kỷ nguyên mới trong lịch sử các định chế châu Âu tại Bruxelles ».
Vào lúc Liên Hiệp Châu Âu khánh thành nhà mới, chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean Claude Juncker tuyên bố sẽ không ra ứng cử thêm nhiệm kỳ nữa, trong đợt bầu cử 2019. Xã luận Le Monde bình luận : việc chủ tịch Juncker ở tuổi 62, đưa ra một tuyên bố như vậy vào lúc mới chỉ ở giữa nhiệm kỳ, là một dấu hiệu « thú nhận bất lực ». Thế hệ của ông Juncker, tham gia từ cuối những năm 1980 vào các thương lượng Maastricht đang kết thúc. Một thế hệ mới sẽ phải kế tục, và đây sẽ một thế hệ không cần biết đến « hàng nghìn thỏa hiệp đã được tạo ra từ một phần tư thế kỷ nay ở Bruxelles », từng làm nên Liên Hiệp Châu Âu.
Châu Âu : Thách thức với thế hệ hậu Juncker
Dù vậy, Le Monde cũng muốn nhấn mạnh là : điều đó không có nghĩa là chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Juncker, người Lucxembourg, là một lãnh đạo tồi. Kể từ khi nhậm chức tại Bruxelles, ông đã làm được nhiều việc bất ngờ. Cụ thể là đẩy được các thiên đường thuế ra khỏi châu Âu, trong khi Luxembourg thời ông còn làm thủ tướng chính là một thiên đường thuế. Ủy Ban Châu Âu mà Juncker lãnh đạo từ năm 2014 « mang tính chính trị nhiều hơn, ít bảo thủ hơn, ít kỹ trị hơn, ít phụ thuộc vào Đức hơn… ».
Tuy nhiên, thách thức với Liên Hiệp Châu Âu giờ đây là rất lớn và trên rất nhiều mặt trận, từ khu vực đồng euro trên bờ vực, Donald Trump lên nắm quyền tại Mỹ và các làn sóng dân túy đang nở rộ khắp nơi… và đặc biệt là cuộc ly dị của nước Anh, mà thủ tục vừa chuẩn bị khởi sự, nhưng hứa hẹn sẽ kéo dài trong nhiều năm. Theo La Croix, trả lời một đài Đức hôm Chủ nhật, chủ tịch Juncker chua xót dự báo : « Anh Quốc sẽ thành công – mà không gặp quá nhiều khó khăn – để chia rẽ 27 nước châu Âu còn lại… họ sẽ hứa hẹn riêng với từng nước … và cuối cùng sẽ không còn một mặt trận chung châu Âu ».
Vẫn về trụ sở mới mà Liên Hiệp Châu Âu vừa khánh thành, mang nhiều dấu hiệu báo trước tương lai, nhật báo La Croix chú ý đến ý kiến của một hiệp hội địa phương : « Europa chắc chắn là một tòa nhà hấp dẫn, ngộ nghĩnh hơn là nhiều kiến trúc đã có, nhưng nó cũng có cùng các nhược điểm của các định chế châu Âu : Đó là tính khép kín với không gian công cộng. Điều này cho thấy khoảng cách giữa Liên Hiệp Châu Âu và các công dân châu Âu ».
Thổ Nhĩ Kỳ của Erdogan đã là nước độc tài
Thổ Nhĩ Kỳ - Quốc gia nằm ở ngưỡng cửa đông nam của Liên Hiệp Châu Âu, và là một ứng cử viên vào Liên Âu - đang trên đường trở thành một nền độc tài. Báo Libération chạy tựa trang nhất : « Tổng thống Erdogan, kẻ làm chủ cuộc chơi », với thông tin : « dự án cải cách Hiến pháp, mà cử tri sẽ cho ý kiến trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/04 tới, sẽ mang lại cho tổng thống các quyền lực rất lớn. Đây là một bước hướng đến chế độ độc tài ».
Tuy nhiên, cũng chính bài xã luận của Libération nhận xét : « cho dù có một số người phản đối, Thổ Nhĩ Kỳ ngay trong hiện tại cũng không còn là một démocrature (tức một nền dân chủ độc đoán) nữa, mà đã trở thành một chế độ độc tài. Làm thế nào có thể gọi khác được một quốc gia mà tư pháp không còn xét xử công bằng, một chính quyền bịt miệng các nhà báo và các nhà văn, cầm tù hàng ngàn công chức ? Làm thế nào gọi khác được một đất nước mà tổng thống tự cho mình rất nhiều quyền lực, và giới quân nhân bị áp lực đến mức nhiều người phải tìm cách tị nạn chính trị ? ».
Theo Libération, khó khăn của Liên Hiệp Châu Âu là bị kẹt trong thỏa thuận về người nhập cư với Thổ Nhĩ Kỳ của Erdogan. Tìm ra được cách giải quyết, vừa bảo đảm được các lợi ích thực tế, vừa bảo đảm được nguyên tắc dân chủ là vô cùng khó.
Pháp : Ngoại ô lại thành điểm nóng
Trở lại với nước Pháp, vấn đề « các vùng ngoại ô » đột ngột trở thành tiêu điểm thời sự hàng đầu. Báo Le Figaro chạy tựa trang nhất « Các vùng ngoại ô sôi sục trước kỳ bầu cử tổng thống». Tờ báo ghi nhận vụ việc bốn cảnh sát tiến hành cuộc bắt bớ đầy bạo lực nhắm vào thanh niên Théo, đã « châm lửa vào thùng thuốc súng », khiến biểu tình và nhiều bạo động xảy ra trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, Le Figaro nhắm vào gốc rễ sâu xa hơn của vấn đề, đó là « từ 40 năm nay, tại nhiều vùng ngoại ô của nước Pháp, đã ngự trị một không khí luật rừng... (với các băng đảng)... hàng tỉ đô la tài trợ để giải quyết vấn đề nhưng không có gì thay đổi».
Trong khi đó, theo tờ báo phổ thông Le Parisien, để giải quyết vấn đề ngoại ô, cần đến « một kế hoạch dài hạn, ổn định và không dựa trên ý thức hệ chính trị nào », bởi tất cả các can thiệp từ hơn 30 năm nay, theo đường lối riêng của mỗi đảng phái lên nắm quyền, đều đã thất bại. Các diễn biến kể từ vụ bắt giữ bạo lực nhắm vào người thanh niên Théo « một lần nữa cho thấy điều đó ».
Báo Công Giáo La Croix thì nhấn mạnh là bất cứ giải pháp nào cũng « phải dựa nhiều hơn nữa vào các đại biểu dân cử, các hiệp hội và công dân », và không được bỏ mặc khu vực này cho sự độc quyền của « những kẻ thích chơi với lửa ».
Về Trung Quốc, ngay trước chuyến công du của thủ tướng Nhật, tổng thống Mỹ một lần nữa gây ngạc nhiên khi tuyên bố nối lại với chính sách « một nước Trung Hoa » của Washington từ thập niên 1970, mà gần hai tháng trước đó, Donald Trump từng tuyên bố có thể sẽ xem xét lại.
Theo Le Monde, vào thời điểm đó, khi chấp nhận cú điện thoại chúc mừng của tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, phá lệ của nhiều đời tổng thống Mỹ, tổng thống tân cử, nhà tài phiệt Donald Trump có ý sử dụng Đài Loan như một « lá bài » trong cuộc mặc cả chung với Bắc Kinh, bị lên án là « làm ăn bất chính » gây hại cho Mỹ. Tuy nhiên, do « tính chất vô cùng nhạy cảm của vấn đề Đài Loan với Trung Quốc », rốt cục ông Trump đã phải chấp nhận thoái lui trong cuộc điện đàm với chủ tịch Trung Quốc.
Tương tự, với việc Iran thử tên lửa, mặc dù Nhà Trắng có phản ứng mạnh, với các loạt trừng phạt mới, nhưng « các cố vấn của tổng thống cũng đồng thời nhấn mạnh là thỏa thuận hạt nhân với Teheran, thành quả ngoại giao thời Obama, sẽ không bị xem xét lại ».
Về Israel, trong một phỏng vấn dành cho nhật báo Israel Hayom, ngày 10/02, ông Trump cũng buộc phải tỏ rõ thái độ, khi khẳng định việc người Do Thái lấy thêm đất của Palestine không phải là « điều tốt cho hòa bình ».
Le Monde cũng lưu ý có hai chuyện mà ông Trump chưa hề tỏ ra có một nhân nhượng nào. Đó là bức tường biên giới với Mêhicô, và các bất đồng với Canada, hai quốc gia láng giềng Bắc Mỹ.
Mỹ - Canada tạm giấu bất đồng
Riêng với Canada, báo kinh tế Les Echos có bài « Trump và Trudeau giữ bất đồng trong im lặng». Trong cuộc hội kiến đầu tiên tại Nhà Trắng hôm qua, tổng thống Mỹ Donald Trump và thủ tướng Canada Justin Trudeau đã « tỏ ra nồng ấm » trong tiếp xúc, cho dù đó là hai con người hoàn toàn trái ngược nhau về quan điểm, đặc biệt về vấn đề môi trường, bình đẳng giới hay người tị nạn… Một hội nghị bàn tròn về vấn đề phụ nữ thậm chí được tổ chức ngay hôm qua, với sự hiện diện của hai nguyên thủ (theo truyền thống quan hệ ngoại giao hai nước, tân tổng thống Mỹ sẽ tới Canada trước để gặp lãnh đạo nước láng giềng anh em, nhưng Donald Trump đã phá lệ lần này, do sợ bị mất mặt vì biểu tình phản đối dữ dội).
Tuy nhiên, quan hệ Mỹ - Canada hứa hẹn sẽ rất căng thẳng, đặc biệt với thỏa thuận tự do thương mại Bắc Mỹ NAFTA, mà ông Trump muốn xét lại. Canada lo ngại hàng triệu việc làm bị ảnh hưởng.
Theo Les Echos, nền kinh tế Canada « phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ », với khoảng ba phần tư hàng xuất khẩu của nước này là sang Mỹ, và ngược lại Canada thu hút đến 20% hàng xuất khẩu Hoa Kỳ. Nạn nhân đầu tiên, nếu hiệp định NAFTA bị xét lại, là ngành sản xuất xe hơi của Canada với khoảng 100.000 lao động.
« Trump đe dọa toàn bộ trật tự quốc tế »
Một số nhân nhượng về ngoại giao nói trên của tân tổng thống Mỹ trong những tuần đầu tiên cầm quyền, có ý nghĩa như thế nào trong chiến lược quốc tế nói chung của chính quyền Trump ?
Vào thời điểm này có lẽ còn còn sớm để có câu trả lời dứt khoát. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, nhiều chuyên gia chia sẻ một nỗi lo chung, đó là chính sách quốc tế của Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump đe dọa toàn bộ trật tự quốc tế, được xây dựng từ sau Thế chiến Hai. Đây là quan điểm của ông Charles Philippe David, chuyên gia về chính trị Mỹ, đại học Quebec, trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Le Monde (xem bài « Trump đe dọa trật tự quốc tế do Hoa Kỳ lập nền móng từ 1945»).
Genève bị Trump đe dọa
Trước mắt, theo Les Echos, dự án cắt giảm 40% đóng góp của Mỹ cho Liên Hiệp Quốc – đang được chuẩn bị - đe dọa Genève, « thành phố quốc tế » của Thụy Sĩ, và cũng là cơ sở thứ hai của Liên Hiệp Quốc, sau New York. Một nhà ngoại giao cho biết, dân Thụy Sĩ theo sát diễn biến ở Washington như « canh sữa trên lửa », bởi chỉ cần sẩy mắt là hỏng việc.
Khu vực đóng đô của nhiều tổ chức quốc tế tại Genève vừa mang lại cho Thụy Sĩ một uy tín quốc tế, vừa là nguồn thu tài chính rất lớn. Khu quốc tế tại Genève là nơi làm việc của hơn 31.000 nhân viên các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, đại diện các quốc gia… Đó là chưa kể gần 1.000 công ty đa quốc gia tư nhân.
Liên Hiệp Châu Âu dọn sang nhà mới
Vẫn tại châu Âu, La Croix chú ý đến tòa nhà mới của Liên Hiệp Châu Âu tại Bruxelle vừa khánh thành. Tòa nhà mang tên giản dị « Europa » (châu Âu) nổi bật với một kiến trúc táo bạo, tân kỳ, mang hình quả trứng. Kể từ tháng Giêng, các viên chức Liên Hiệp Châu Âu chuyển khỏi tòa nhà chật hẹp mang tên « Justus Lipsius » (nhà ngữ văn học người Flamand, nhà tư tưởng nhân văn thế kỷ 16), để chuyển sang tòa nhà mới.
Theo một số chuyên gia, trụ sở mới của Liên Âu Europa đánh dấu « một kỷ nguyên mới trong lịch sử các định chế châu Âu tại Bruxelles ».
Vào lúc Liên Hiệp Châu Âu khánh thành nhà mới, chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean Claude Juncker tuyên bố sẽ không ra ứng cử thêm nhiệm kỳ nữa, trong đợt bầu cử 2019. Xã luận Le Monde bình luận : việc chủ tịch Juncker ở tuổi 62, đưa ra một tuyên bố như vậy vào lúc mới chỉ ở giữa nhiệm kỳ, là một dấu hiệu « thú nhận bất lực ». Thế hệ của ông Juncker, tham gia từ cuối những năm 1980 vào các thương lượng Maastricht đang kết thúc. Một thế hệ mới sẽ phải kế tục, và đây sẽ một thế hệ không cần biết đến « hàng nghìn thỏa hiệp đã được tạo ra từ một phần tư thế kỷ nay ở Bruxelles », từng làm nên Liên Hiệp Châu Âu.
Châu Âu : Thách thức với thế hệ hậu Juncker
Dù vậy, Le Monde cũng muốn nhấn mạnh là : điều đó không có nghĩa là chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Juncker, người Lucxembourg, là một lãnh đạo tồi. Kể từ khi nhậm chức tại Bruxelles, ông đã làm được nhiều việc bất ngờ. Cụ thể là đẩy được các thiên đường thuế ra khỏi châu Âu, trong khi Luxembourg thời ông còn làm thủ tướng chính là một thiên đường thuế. Ủy Ban Châu Âu mà Juncker lãnh đạo từ năm 2014 « mang tính chính trị nhiều hơn, ít bảo thủ hơn, ít kỹ trị hơn, ít phụ thuộc vào Đức hơn… ».
Tuy nhiên, thách thức với Liên Hiệp Châu Âu giờ đây là rất lớn và trên rất nhiều mặt trận, từ khu vực đồng euro trên bờ vực, Donald Trump lên nắm quyền tại Mỹ và các làn sóng dân túy đang nở rộ khắp nơi… và đặc biệt là cuộc ly dị của nước Anh, mà thủ tục vừa chuẩn bị khởi sự, nhưng hứa hẹn sẽ kéo dài trong nhiều năm. Theo La Croix, trả lời một đài Đức hôm Chủ nhật, chủ tịch Juncker chua xót dự báo : « Anh Quốc sẽ thành công – mà không gặp quá nhiều khó khăn – để chia rẽ 27 nước châu Âu còn lại… họ sẽ hứa hẹn riêng với từng nước … và cuối cùng sẽ không còn một mặt trận chung châu Âu ».
Vẫn về trụ sở mới mà Liên Hiệp Châu Âu vừa khánh thành, mang nhiều dấu hiệu báo trước tương lai, nhật báo La Croix chú ý đến ý kiến của một hiệp hội địa phương : « Europa chắc chắn là một tòa nhà hấp dẫn, ngộ nghĩnh hơn là nhiều kiến trúc đã có, nhưng nó cũng có cùng các nhược điểm của các định chế châu Âu : Đó là tính khép kín với không gian công cộng. Điều này cho thấy khoảng cách giữa Liên Hiệp Châu Âu và các công dân châu Âu ».
Thổ Nhĩ Kỳ của Erdogan đã là nước độc tài
Thổ Nhĩ Kỳ - Quốc gia nằm ở ngưỡng cửa đông nam của Liên Hiệp Châu Âu, và là một ứng cử viên vào Liên Âu - đang trên đường trở thành một nền độc tài. Báo Libération chạy tựa trang nhất : « Tổng thống Erdogan, kẻ làm chủ cuộc chơi », với thông tin : « dự án cải cách Hiến pháp, mà cử tri sẽ cho ý kiến trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/04 tới, sẽ mang lại cho tổng thống các quyền lực rất lớn. Đây là một bước hướng đến chế độ độc tài ».
Tuy nhiên, cũng chính bài xã luận của Libération nhận xét : « cho dù có một số người phản đối, Thổ Nhĩ Kỳ ngay trong hiện tại cũng không còn là một démocrature (tức một nền dân chủ độc đoán) nữa, mà đã trở thành một chế độ độc tài. Làm thế nào có thể gọi khác được một quốc gia mà tư pháp không còn xét xử công bằng, một chính quyền bịt miệng các nhà báo và các nhà văn, cầm tù hàng ngàn công chức ? Làm thế nào gọi khác được một đất nước mà tổng thống tự cho mình rất nhiều quyền lực, và giới quân nhân bị áp lực đến mức nhiều người phải tìm cách tị nạn chính trị ? ».
Theo Libération, khó khăn của Liên Hiệp Châu Âu là bị kẹt trong thỏa thuận về người nhập cư với Thổ Nhĩ Kỳ của Erdogan. Tìm ra được cách giải quyết, vừa bảo đảm được các lợi ích thực tế, vừa bảo đảm được nguyên tắc dân chủ là vô cùng khó.
Pháp : Ngoại ô lại thành điểm nóng
Trở lại với nước Pháp, vấn đề « các vùng ngoại ô » đột ngột trở thành tiêu điểm thời sự hàng đầu. Báo Le Figaro chạy tựa trang nhất « Các vùng ngoại ô sôi sục trước kỳ bầu cử tổng thống». Tờ báo ghi nhận vụ việc bốn cảnh sát tiến hành cuộc bắt bớ đầy bạo lực nhắm vào thanh niên Théo, đã « châm lửa vào thùng thuốc súng », khiến biểu tình và nhiều bạo động xảy ra trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, Le Figaro nhắm vào gốc rễ sâu xa hơn của vấn đề, đó là « từ 40 năm nay, tại nhiều vùng ngoại ô của nước Pháp, đã ngự trị một không khí luật rừng... (với các băng đảng)... hàng tỉ đô la tài trợ để giải quyết vấn đề nhưng không có gì thay đổi».
Trong khi đó, theo tờ báo phổ thông Le Parisien, để giải quyết vấn đề ngoại ô, cần đến « một kế hoạch dài hạn, ổn định và không dựa trên ý thức hệ chính trị nào », bởi tất cả các can thiệp từ hơn 30 năm nay, theo đường lối riêng của mỗi đảng phái lên nắm quyền, đều đã thất bại. Các diễn biến kể từ vụ bắt giữ bạo lực nhắm vào người thanh niên Théo « một lần nữa cho thấy điều đó ».
Báo Công Giáo La Croix thì nhấn mạnh là bất cứ giải pháp nào cũng « phải dựa nhiều hơn nữa vào các đại biểu dân cử, các hiệp hội và công dân », và không được bỏ mặc khu vực này cho sự độc quyền của « những kẻ thích chơi với lửa ».
No comments:
Post a Comment